Dấn thân vào những nơi gian khó, đồng cam, cộng khổ cùng đồng bào các dân tộc… là những việc làm thường xuyên của người chiến sĩ CSCĐ Công an Yên Bái. Hình ảnh chiến sĩ CSCĐ dầm mình trong mưa lũ để cứu người và tài sản hay ngả lưng tạm trên phiến đá, dưới nền đất lạnh khi giúp dân khắc phục thiên tai được cộng đồng chia sẻ là những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND nói chung và CSCĐ nói riêng.
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh tích cực rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Đại tá Nguyễn Đức Vỹ - Trưởng phòng Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Công an tỉnh Yên Bái cho biết: "Cán bộ, chiến sĩ (CBCS) khoác lên mình bộ quân phục CSCĐ là mang trong mình sự tự hào về truyền thống lực lượng Công an nhân dân (CAND), là nghĩ tới trách nhiệm và bổn phận của mình là phải tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang ấy; đồng thời, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phong cách, phẩm chất đạo đức, lối sống; tăng cường rèn cán, luyện quân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu vươn lên sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao”.
Với chức năng được giao là tổ chức tuần tra, kiểm soát và cơ động chiến đấu để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, các cuộc biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang; phối hợp truy bắt các đối tượng hình sự nguy hiểm; vũ trang canh gác, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương và một số mục tiêu của trung ương đặt tại địa phương theo quy định của pháp luật, những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở, lãnh đạo Phòng CSCĐ Công an tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, Điều lệnh CAND, quản lý CBCS.
Tăng cường củng cố xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc”, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND.
Tập trung triển khai lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm, dự báo tình hình; chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức huấn luyện thành thục các dạng phương án tác chiến nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, trình độ quân sự, võ thuật, kỹ, chiến thuật cho CBCS; duy trì nghiêm túc công tác thường trực, ứng trực sẵn sàng chiến đấu.
Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu quan trọng; các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt; các đoàn khách quốc tế, các đoàn khách cấp cao của Đảng, Nhà nước lên thăm và làm việc tại tỉnh; các hội nghị, sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Thống kê cho thấy, 5 năm trở lại đây, cán bộ CSCĐ đã thực hiện 33.642 ca vũ trang tuần tra kiểm soát, 178.138 ca gác; 554 chuyến vận chuyển hàng đặc biệt; bảo vệ an toàn 70 đoàn khách trung ương đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh (trong đó, nhiều đồng chí là đối tượng cảnh vệ); hướng dẫn 123.272 lượt khách đến mục tiêu làm việc và liên hệ công tác; 289 lượt công dân đến mục tiêu, 784 lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân của tỉnh đảm bảo an toàn, đúng quy định. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn lượt CBCS vũ trang tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng CSCĐ đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật, thu giữ nhiều tang vật và bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý… Đặc biệt, phối hợp cùng với các lực lượng truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm như: vụ "Dũng Môn”, "Phong Cấn" sử dụng súng quân dụng phạm tội giết người; vụ "Dũng Lự" phạm tội "Cướp của giết người”, "Chống người thi hành công vụ”; vụ Ninh Văn Dĩnh bắt cóc trẻ em; vụ Đặng Văn Hùng phạm tội "Giết người”; tham gia phá Chuyên án 515C bắt 2 đối tượng, thu 14 bánh hêrôin, 4.000 viên ma túy đá tổng hợp…
Bên cạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, Phòng CSCĐ, Công an tỉnh còn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị các vật tư, trang thiết bị và cử hàng nghìn lượt CBCS tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão trên địa bàn toàn tỉnh.
Thượng tá Nhữ Văn Thanh - Phó Trưởng phòng Phòng CSCĐ, Công an tỉnh cho biết: "Mỗi khi thiên tai ập xuống, nhận lệnh từ Ban Giám đốc, anh em CSCĐ nhanh chóng đến vùng thiên tai, triển khai phương án cứu giúp người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm kiếm người mất tích, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân. Có những chuyến công tác cực kỳ gian khó và nguy hiểm như trận lũ quét xảy vào đầu tháng 8 năm 2017, tại huyện Mù Cang Chải. Nhận lệnh từ cấp trên, 23 anh em CBCS băng rừng, vượt núi, lội bùn để đến với đồng bào".
"Gian nan lắm nhưng đồng bào đang chờ mình, đang cần mình nên ai ai cũng quyết tâm! Khi đến hiện trường, tận mắt chứng kiến cảnh tang thương sau lũ, chúng tôi không có thời gian để ăn và nghỉ, lập tức chia nhau ra giúp người bị thương, tìm kiếm người mất tích, cứu vớt tài sản và tham gia vận chuyển xăng dầu cho các trạm phát sóng để đảm bảo thông tin liên lạc. Làm việc cật lực mười mấy tiếng mỗi ngày trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lấm lem bùn đất, chỉ tranh thủ nhai gói mì, uống ngụm nước là lại làm việc, có những đồng chí gùi can xăng 20 lít đi gần 30 cây số, có những tốp sẵn sàng chia sẻ bữa cơm với đồng bào vùng lũ hay ngủ tạm dưới nền đất, trong mái lá tạm bợ… mà chẳng một ai kêu khó, kêu khổ bởi họ đã được rèn luyện thể lực và hơn cả là đều ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình”. Thượng tá Thanh nói thêm.
Các chiến sĩ cảnh sát cơ động giúp người dân phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái dọn dẹp sau lũ năm 2020.
Với Thượng sĩ Trần Trung Hải - chiến sĩ Đại đội CSCĐ thì sau mỗi lần đi cứu nạn, cứu hộ nhân dân, anh lại quyết tâm rèn luyện thể chất, kỹ năng chiến đấu cho bản thân mình. Anh hiểu rằng, phải có sức khỏe tốt, có kỹ năng và hơn cả là có tinh thần trách nhiệm cao thì việc cứu giúp nhân dân trong thiên tai mới đạt kết quả cao nhất. Trên thao trường huấn luyện, CBCS CSCĐ cần tôi luyện ở cường độ rất cao nhằm tạo ra "chất thép” mang "thương hiệu” CSCĐ CAND. Nhờ có "chất thép” ấy, lực lượng CSCĐ luôn là những người đầu tiên có mặt để ứng cứu nhân dân khi thiên tai xảy ra dù thời tiết có mưa gió, đường sá có khó khăn hoặc ngay cả khi nước sông Hồng lên cao, vượt mức báo động số 3, uy hiếp nhiều khu vực dân cư tại phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái giữa đêm tối hay vượt núi, bằng rừng đến với bản Mông ở Dế Xu Phình, Lao Chải, Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải...
Tranh thủ phút giải lao trên thao trường huấn luyện, chúng tôi đã trao đổi với Đại úy Đào Mạnh Cường - Phó Đại đội trưởng Đại đội CSCĐ.
Anh cho biết: "Toàn đơn vị thường xuyên duy trì rèn luyện thể lực và kỹ năng chiến đấu; phấn đấu huấn luyện giỏi; đồng thời, xây dựng đầy đủ các phương án sẵn sàng chiến đấu cũng như thực hiện nhiệm vụ ứng cứu nhân dân khi có tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, các cấp chỉ huy thường xuyên siết chặt kỷ cương, kỷ luật, giáo dục chính trị tư tưởng, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống, xây dựng bản lĩnh chính trị tư tưởng người chiến sĩ CAND; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, ngành công an giao phó. Nhờ vậy, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm như vây bắt tội phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí "nóng”, cứu giúp nhân dân trong mưa lũ, sạt lở đất… chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn, sức khỏe cho CBCS”.
Ghi nhận những công lao, thành tích trong suốt quá trình phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, CSCĐ Công an Yên Bái đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, UBND tỉnh và các cấp tặng nhiều những phần thưởng cao quý. 5 năm trở lại đây, tập thể đơn vị được tặng 15 bằng khen, 23 giấy khen; 41 lượt CBCS được tặng bằng khen, 110 lượt được tặng giấy khen của các cấp, các ngành; 37 lượt CBCS được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở, 568 lượt CBCS đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến.
Dấn thân vào những nơi gian khó, đồng cam, cộng khổ cùng đồng bào các dân tộc… là những việc làm thường xuyên của người chiến sĩ CSCĐ Công an Yên Bái. Hình ảnh chiến sĩ CSCĐ dầm mình trong mưa lũ để cứu người và tài sản hay ngả lưng tạm trên phiến đá, dưới nền đất lạnh khi giúp dân khắc phục thiên tai được cộng đồng chia sẻ là những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND nói chung và CSCĐ nói riêng.
8575 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Dấn thân vào những nơi gian khó, đồng cam, cộng khổ cùng đồng bào các dân tộc… là những việc làm thường xuyên của người chiến sĩ CSCĐ Công an Yên Bái. Hình ảnh chiến sĩ CSCĐ dầm mình trong mưa lũ để cứu người và tài sản hay ngả lưng tạm trên phiến đá, dưới nền đất lạnh khi giúp dân khắc phục thiên tai được cộng đồng chia sẻ là những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND nói chung và CSCĐ nói riêng.Đại tá Nguyễn Đức Vỹ - Trưởng phòng Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Công an tỉnh Yên Bái cho biết: "Cán bộ, chiến sĩ (CBCS) khoác lên mình bộ quân phục CSCĐ là mang trong mình sự tự hào về truyền thống lực lượng Công an nhân dân (CAND), là nghĩ tới trách nhiệm và bổn phận của mình là phải tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang ấy; đồng thời, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phong cách, phẩm chất đạo đức, lối sống; tăng cường rèn cán, luyện quân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu vươn lên sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao”.
Với chức năng được giao là tổ chức tuần tra, kiểm soát và cơ động chiến đấu để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, các cuộc biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang; phối hợp truy bắt các đối tượng hình sự nguy hiểm; vũ trang canh gác, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương và một số mục tiêu của trung ương đặt tại địa phương theo quy định của pháp luật, những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở, lãnh đạo Phòng CSCĐ Công an tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, Điều lệnh CAND, quản lý CBCS.
Tăng cường củng cố xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc”, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND.
Tập trung triển khai lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm, dự báo tình hình; chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức huấn luyện thành thục các dạng phương án tác chiến nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, trình độ quân sự, võ thuật, kỹ, chiến thuật cho CBCS; duy trì nghiêm túc công tác thường trực, ứng trực sẵn sàng chiến đấu.
Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu quan trọng; các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt; các đoàn khách quốc tế, các đoàn khách cấp cao của Đảng, Nhà nước lên thăm và làm việc tại tỉnh; các hội nghị, sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Thống kê cho thấy, 5 năm trở lại đây, cán bộ CSCĐ đã thực hiện 33.642 ca vũ trang tuần tra kiểm soát, 178.138 ca gác; 554 chuyến vận chuyển hàng đặc biệt; bảo vệ an toàn 70 đoàn khách trung ương đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh (trong đó, nhiều đồng chí là đối tượng cảnh vệ); hướng dẫn 123.272 lượt khách đến mục tiêu làm việc và liên hệ công tác; 289 lượt công dân đến mục tiêu, 784 lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân của tỉnh đảm bảo an toàn, đúng quy định. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn lượt CBCS vũ trang tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng CSCĐ đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật, thu giữ nhiều tang vật và bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý… Đặc biệt, phối hợp cùng với các lực lượng truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm như: vụ "Dũng Môn”, "Phong Cấn" sử dụng súng quân dụng phạm tội giết người; vụ "Dũng Lự" phạm tội "Cướp của giết người”, "Chống người thi hành công vụ”; vụ Ninh Văn Dĩnh bắt cóc trẻ em; vụ Đặng Văn Hùng phạm tội "Giết người”; tham gia phá Chuyên án 515C bắt 2 đối tượng, thu 14 bánh hêrôin, 4.000 viên ma túy đá tổng hợp…
Bên cạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, Phòng CSCĐ, Công an tỉnh còn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị các vật tư, trang thiết bị và cử hàng nghìn lượt CBCS tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão trên địa bàn toàn tỉnh.
Thượng tá Nhữ Văn Thanh - Phó Trưởng phòng Phòng CSCĐ, Công an tỉnh cho biết: "Mỗi khi thiên tai ập xuống, nhận lệnh từ Ban Giám đốc, anh em CSCĐ nhanh chóng đến vùng thiên tai, triển khai phương án cứu giúp người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm kiếm người mất tích, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân. Có những chuyến công tác cực kỳ gian khó và nguy hiểm như trận lũ quét xảy vào đầu tháng 8 năm 2017, tại huyện Mù Cang Chải. Nhận lệnh từ cấp trên, 23 anh em CBCS băng rừng, vượt núi, lội bùn để đến với đồng bào".
"Gian nan lắm nhưng đồng bào đang chờ mình, đang cần mình nên ai ai cũng quyết tâm! Khi đến hiện trường, tận mắt chứng kiến cảnh tang thương sau lũ, chúng tôi không có thời gian để ăn và nghỉ, lập tức chia nhau ra giúp người bị thương, tìm kiếm người mất tích, cứu vớt tài sản và tham gia vận chuyển xăng dầu cho các trạm phát sóng để đảm bảo thông tin liên lạc. Làm việc cật lực mười mấy tiếng mỗi ngày trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lấm lem bùn đất, chỉ tranh thủ nhai gói mì, uống ngụm nước là lại làm việc, có những đồng chí gùi can xăng 20 lít đi gần 30 cây số, có những tốp sẵn sàng chia sẻ bữa cơm với đồng bào vùng lũ hay ngủ tạm dưới nền đất, trong mái lá tạm bợ… mà chẳng một ai kêu khó, kêu khổ bởi họ đã được rèn luyện thể lực và hơn cả là đều ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình”. Thượng tá Thanh nói thêm.
Các chiến sĩ cảnh sát cơ động giúp người dân phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái dọn dẹp sau lũ năm 2020.
Với Thượng sĩ Trần Trung Hải - chiến sĩ Đại đội CSCĐ thì sau mỗi lần đi cứu nạn, cứu hộ nhân dân, anh lại quyết tâm rèn luyện thể chất, kỹ năng chiến đấu cho bản thân mình. Anh hiểu rằng, phải có sức khỏe tốt, có kỹ năng và hơn cả là có tinh thần trách nhiệm cao thì việc cứu giúp nhân dân trong thiên tai mới đạt kết quả cao nhất. Trên thao trường huấn luyện, CBCS CSCĐ cần tôi luyện ở cường độ rất cao nhằm tạo ra "chất thép” mang "thương hiệu” CSCĐ CAND. Nhờ có "chất thép” ấy, lực lượng CSCĐ luôn là những người đầu tiên có mặt để ứng cứu nhân dân khi thiên tai xảy ra dù thời tiết có mưa gió, đường sá có khó khăn hoặc ngay cả khi nước sông Hồng lên cao, vượt mức báo động số 3, uy hiếp nhiều khu vực dân cư tại phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái giữa đêm tối hay vượt núi, bằng rừng đến với bản Mông ở Dế Xu Phình, Lao Chải, Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải...
Tranh thủ phút giải lao trên thao trường huấn luyện, chúng tôi đã trao đổi với Đại úy Đào Mạnh Cường - Phó Đại đội trưởng Đại đội CSCĐ.
Anh cho biết: "Toàn đơn vị thường xuyên duy trì rèn luyện thể lực và kỹ năng chiến đấu; phấn đấu huấn luyện giỏi; đồng thời, xây dựng đầy đủ các phương án sẵn sàng chiến đấu cũng như thực hiện nhiệm vụ ứng cứu nhân dân khi có tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, các cấp chỉ huy thường xuyên siết chặt kỷ cương, kỷ luật, giáo dục chính trị tư tưởng, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống, xây dựng bản lĩnh chính trị tư tưởng người chiến sĩ CAND; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, ngành công an giao phó. Nhờ vậy, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm như vây bắt tội phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí "nóng”, cứu giúp nhân dân trong mưa lũ, sạt lở đất… chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn, sức khỏe cho CBCS”.
Ghi nhận những công lao, thành tích trong suốt quá trình phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, CSCĐ Công an Yên Bái đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, UBND tỉnh và các cấp tặng nhiều những phần thưởng cao quý. 5 năm trở lại đây, tập thể đơn vị được tặng 15 bằng khen, 23 giấy khen; 41 lượt CBCS được tặng bằng khen, 110 lượt được tặng giấy khen của các cấp, các ngành; 37 lượt CBCS được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở, 568 lượt CBCS đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến.
Dấn thân vào những nơi gian khó, đồng cam, cộng khổ cùng đồng bào các dân tộc… là những việc làm thường xuyên của người chiến sĩ CSCĐ Công an Yên Bái. Hình ảnh chiến sĩ CSCĐ dầm mình trong mưa lũ để cứu người và tài sản hay ngả lưng tạm trên phiến đá, dưới nền đất lạnh khi giúp dân khắc phục thiên tai được cộng đồng chia sẻ là những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND nói chung và CSCĐ nói riêng.