CTTĐT - Nhằm khai thác diện tích mặt nước của hồ Thác Bà, thời gian gần đây, nhiều hộ dân xã Phan Thanh, huyện Lục Yên đã phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân vùng lòng hồ.
Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà ở Phan Thanh là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế
Là một trong những hộ tiên phong nuôi cá tại lòng hồ Thác Bà, anh Chu Văn Tình ở thôn Ro, xã Phan Thanh chia sẻ: “Nhận thấy lòng hồ nước trong xanh, lại chủ động được nguồn thức ăn, diện tích mặt nước rộng lớn, rất thuận lợi cho việc thả cá nên tôi cùng một số hộ gia đình đã cùng nhau nuôi thả cá để có nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống.”
Thời gian đầu triển khai, do chưa có kỹ thuật và kinh nghiệm nên đa phần các hộ dân nuôi cá đã gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2018 từ số vốn hỗ trợ của nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện với vốn tích lũy anh Tình đã đầu tư làm 1 bè nuôi cá với 3 ô lồng, mỗi ô lồng hình vuông có thể tích gần 90m3, thả nuôi chủ yếu cá trắm cỏ, rô phi. Theo anh Tình, nuôi cá lồng trong hồ không tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Mặt hồ thoáng rộng, lưu lượng nước thay đổi liên tục nên cá hầu như được “vô nhiễm” với dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp, chỉ khoảng 5%. Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, anh cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, không tan trong nước, có hàm lượng đạm từ 20 - 40%. Để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, mỗi ngày anh phải dùng xuồng đi kiểm tra “sức ăn” của cá, đồng thời làm vệ sinh lồng bè sạch sẽ, phòng bệnh bằng cách treo túi vôi và trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá.
Xã Phan Thanh có 2 thôn Ro và Hốc Xả tiếp giáp với vùng hồ Thác Bà. Đó là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn xã có có 3 hội viên được hỗ trợ với tổng số tiền là 60 triệu đồng, qua đánh giá các mô hình nuôi cá lồng đều sinh trưởng, phát triển tốt.
Qua tìm hiểu được biết, nghề nuôi cá lồng được người dân xã Phan Thanh nuôi từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được nguồn giống phù hợp, đầu ra không ổn định. Nhiều năm gần đây, nghề nuôi cá lồng mới được các hộ dân phát triển mạnh. Theo thống kê, toàn xã hiện có 6 hộ tham gia với 25 lồng cá, chủ yếu là cá trắm, nheo, chim trắng…Ước tính mỗi lồng cá thu về 25 - 30 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích các hộ mở rộng quy mô lồng cá; tích cực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Các hộ nuôi cá ở Phan Thanh mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ địa phương thành lập được tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để người dân hỗ trợ nhau trong sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định. Qua đó sớm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ông Hoàng Liên Hiệp, Bí thư Đảng ủy xã Phan Thanh khẳng định: “Nhờ có diện tích mặt hồ Thác Bà, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, sự chịu khó của người dân mà đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã khá giả từ mô hình này, chúng tôi đang khuyến khích các hộ dân mở rộng để từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững”.
Phát triển nuôi cá lồng tại xã Phan Thanh nhằm tận dụng diện tích mặt nước, phát huy tiềm năng lòng hồ Thác Bà, tạo thu nhập cho người dân ổn định cuộc sống. Hy vọng với những chính sách hỗ trợ hợp lý, việc nuôi cá lồng sẽ có động lực phát triển và nhân rộng trên địa bàn huyện Lục Yên.
1565 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm khai thác diện tích mặt nước của hồ Thác Bà, thời gian gần đây, nhiều hộ dân xã Phan Thanh, huyện Lục Yên đã phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân vùng lòng hồ.Là một trong những hộ tiên phong nuôi cá tại lòng hồ Thác Bà, anh Chu Văn Tình ở thôn Ro, xã Phan Thanh chia sẻ: “Nhận thấy lòng hồ nước trong xanh, lại chủ động được nguồn thức ăn, diện tích mặt nước rộng lớn, rất thuận lợi cho việc thả cá nên tôi cùng một số hộ gia đình đã cùng nhau nuôi thả cá để có nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống.”
Thời gian đầu triển khai, do chưa có kỹ thuật và kinh nghiệm nên đa phần các hộ dân nuôi cá đã gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2018 từ số vốn hỗ trợ của nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện với vốn tích lũy anh Tình đã đầu tư làm 1 bè nuôi cá với 3 ô lồng, mỗi ô lồng hình vuông có thể tích gần 90m3, thả nuôi chủ yếu cá trắm cỏ, rô phi. Theo anh Tình, nuôi cá lồng trong hồ không tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Mặt hồ thoáng rộng, lưu lượng nước thay đổi liên tục nên cá hầu như được “vô nhiễm” với dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp, chỉ khoảng 5%. Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, anh cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, không tan trong nước, có hàm lượng đạm từ 20 - 40%. Để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, mỗi ngày anh phải dùng xuồng đi kiểm tra “sức ăn” của cá, đồng thời làm vệ sinh lồng bè sạch sẽ, phòng bệnh bằng cách treo túi vôi và trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá.
Xã Phan Thanh có 2 thôn Ro và Hốc Xả tiếp giáp với vùng hồ Thác Bà. Đó là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn xã có có 3 hội viên được hỗ trợ với tổng số tiền là 60 triệu đồng, qua đánh giá các mô hình nuôi cá lồng đều sinh trưởng, phát triển tốt.
Qua tìm hiểu được biết, nghề nuôi cá lồng được người dân xã Phan Thanh nuôi từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được nguồn giống phù hợp, đầu ra không ổn định. Nhiều năm gần đây, nghề nuôi cá lồng mới được các hộ dân phát triển mạnh. Theo thống kê, toàn xã hiện có 6 hộ tham gia với 25 lồng cá, chủ yếu là cá trắm, nheo, chim trắng…Ước tính mỗi lồng cá thu về 25 - 30 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích các hộ mở rộng quy mô lồng cá; tích cực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Các hộ nuôi cá ở Phan Thanh mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ địa phương thành lập được tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để người dân hỗ trợ nhau trong sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định. Qua đó sớm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ông Hoàng Liên Hiệp, Bí thư Đảng ủy xã Phan Thanh khẳng định: “Nhờ có diện tích mặt hồ Thác Bà, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, sự chịu khó của người dân mà đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã khá giả từ mô hình này, chúng tôi đang khuyến khích các hộ dân mở rộng để từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững”.
Phát triển nuôi cá lồng tại xã Phan Thanh nhằm tận dụng diện tích mặt nước, phát huy tiềm năng lòng hồ Thác Bà, tạo thu nhập cho người dân ổn định cuộc sống. Hy vọng với những chính sách hỗ trợ hợp lý, việc nuôi cá lồng sẽ có động lực phát triển và nhân rộng trên địa bàn huyện Lục Yên.