CTTĐT - Tại văn bản số 1290/NHNN-VP ngày 08/3/2022, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc xem xét cho các doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, tăng hạn mức tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới; giảm lãi suất vốn vay ngân hàng...
Ảnh minh họa
Nội dung kiến nghị như sau:
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét cho các doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, tăng hạn mức tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới; giảm lãi suất vốn vay ngân hàng; cấp bù lãi suất cho các đối tượng ưu tiên; có chính sách giãn, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng; kéo dài thời gian nộp thuế; gia hạn thêm thời gian nộp bảo hiểm xã hội để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam trả lời tại văn bản số 1290/NHNN-VP ngày 08/3/2022 như sau:
1. Liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Từ năm 2020 đến nay, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, NHNN đã nhanh chóng, kịp thời ban hành và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực. Cụ thể:
* Về giảm lãi suất
- NHNN đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 (thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực) và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn từ NHNN, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết giảm tối đa các loại chi phí điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021; Tổng số tiền miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội tổng cộng lên tới gần 40.000 tỷ đồng từ chính nguồn lực tài chính của hệ thống các TCTD.
Bên cạnh đó, NHNN đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
* Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ:
NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN) tạo khung khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, Thông tư sửa đổi Thông tư 01 đã: (i) Sửa phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí bao gồm khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 (thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến ngày 10/6/2020); (ii) Sửa đổi phạm vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021); (iii) Kéo dài thời gian thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí của các TCTD, chi nhánh NHNN đến ngày 30/6/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021).
Như vậy, doanh nghiệp và người dân có thể tìm hiểu, làm việc với các TCTD trên địa bàn để được hỗ trợ xem xét cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay, cho vay mới và hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và chính sách riêng của từng TCTD.
Với phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp băng chính nguồn lực của ngành ngân hàng, các giải pháp được triển khai trong thời gian qua, đặc biệt là giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đã đạt được kết quả cụ thể, tích cực, giúp giảm áp lực cho người dân, doanh nghiệp trong trả nợ vay ngân hàng và tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp tục vay mới khôi phục và ổn định sản xuất, kinh doanh. Đây là nỗ lực rất lớn của các TCTD trong điều kiện cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động; để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi.
2. Về đề nghị tăng hạn mức tín dụng: Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, thì mức cho vay đối với từng khách hàng do TCTD và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của TCTD.
3. Về đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay
Các giải pháp đặc thù ngành Ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tê vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Một minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn). Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
1229 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại văn bản số 1290/NHNN-VP ngày 08/3/2022, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc xem xét cho các doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, tăng hạn mức tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới; giảm lãi suất vốn vay ngân hàng...Nội dung kiến nghị như sau:
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét cho các doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, tăng hạn mức tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới; giảm lãi suất vốn vay ngân hàng; cấp bù lãi suất cho các đối tượng ưu tiên; có chính sách giãn, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng; kéo dài thời gian nộp thuế; gia hạn thêm thời gian nộp bảo hiểm xã hội để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam trả lời tại văn bản số 1290/NHNN-VP ngày 08/3/2022 như sau:
1. Liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Từ năm 2020 đến nay, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, NHNN đã nhanh chóng, kịp thời ban hành và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực. Cụ thể:
* Về giảm lãi suất
- NHNN đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 (thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực) và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn từ NHNN, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết giảm tối đa các loại chi phí điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021; Tổng số tiền miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội tổng cộng lên tới gần 40.000 tỷ đồng từ chính nguồn lực tài chính của hệ thống các TCTD.
Bên cạnh đó, NHNN đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
* Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ:
NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN) tạo khung khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, Thông tư sửa đổi Thông tư 01 đã: (i) Sửa phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí bao gồm khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 (thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến ngày 10/6/2020); (ii) Sửa đổi phạm vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021); (iii) Kéo dài thời gian thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí của các TCTD, chi nhánh NHNN đến ngày 30/6/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021).
Như vậy, doanh nghiệp và người dân có thể tìm hiểu, làm việc với các TCTD trên địa bàn để được hỗ trợ xem xét cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay, cho vay mới và hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và chính sách riêng của từng TCTD.
Với phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp băng chính nguồn lực của ngành ngân hàng, các giải pháp được triển khai trong thời gian qua, đặc biệt là giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đã đạt được kết quả cụ thể, tích cực, giúp giảm áp lực cho người dân, doanh nghiệp trong trả nợ vay ngân hàng và tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp tục vay mới khôi phục và ổn định sản xuất, kinh doanh. Đây là nỗ lực rất lớn của các TCTD trong điều kiện cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động; để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi.
2. Về đề nghị tăng hạn mức tín dụng: Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, thì mức cho vay đối với từng khách hàng do TCTD và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của TCTD.
3. Về đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay
Các giải pháp đặc thù ngành Ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tê vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Một minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn). Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Các bài khác
- Yên Bái: Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2022 tăng 10,67% so với cùng kỳ năm 2021 (02/05/2022)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc đẩy nhanh tiến độ trình Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) (01/05/2022)
- Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, nguy cơ lũ quét (29/04/2022)
- Điện lực Yên Bái đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 (29/04/2022)
- Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc xem xét, nghiên cứu có chính sách miễn các loại thuế, phí, lệ phí thu theo tháng (29/04/2022)
- Sơ kết triển khai xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (28/04/2022)
- Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia triển khai nhiệm vụ quý II/2022 (27/04/2022)
- Công bố chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2021 (27/04/2022)
- Bộ Xây dựng trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Yên Bái về việc xem xét, ban hành các chính sách, giải pháp bình ổn thị trường vật liệu xây dựng (27/04/2022)
- Tập huấn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp (26/04/2022)
Xem thêm »