CTTĐT - Yên Bái là một trong 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ được thực hiện Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" từ vốn vay Ngân hàng Thế giới. Chương trình triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người dân vùng nông thôn, qua đó giúp cho hàng nghìn hộ dân có nguồn nước sạch sinh hoạt, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Ảnh minh họa
Mục tiêu của Chương trình gồm: Xây dựng 11.000 đấu nối cấp nước nông thôn, 7.350 nhà tiêu hợp vệ sinh, 50 xã đạt vệ sinh toàn xã, xây mới và sửa chữa công trình nước và vệ sinh trường học tại 56 trường, xây mới và sửa chữa công trình nước và vệ sinh trạm y tế tại 58 trạm nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (VSMT), tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và VSMT nông thôn, góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện có hiệu quả, ngay từ khi triển khai Chương trình, tỉnh đã thành lập Ban điều hành Chương trình gồm các thành viên là các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND các huyện thị, trong đó giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương trình; Văn phòng giúp việc cho ban điều hành đặt tại Chi cục Thủy lợi tỉnh, đồng thời ban hành quy chế làm việc để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình.
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật cấp nước sinh hoạt tập trung, sử dụng các nguồn vốn thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, Chương trình nông thôn mới, Chương trình 134, 135, 30a... để xây dựng mới và cải tạo sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Nhờ đó, nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang từng bước thay đổi tập quán sử dụng nước sinh hoạt từ giếng khoan, nước suối, nước khe sang dùng nguồn nước sạch. Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa được 27 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt cho trên 11.000 hộ dân, hỗ trợ cho gần 6.000 hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 92% dân số nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 73,4% dân số nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của Chương trình đã sửa chữa và xây dựng mới 68 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, 58 công trình cấp nước và vệ sinh trạm y tế và hàng trăm hội nghị truyền thông, các lớp quản lý vận hành công trình góp phần nâng cao năng lực của người dân trong việc BVMT, nguồn nước, nâng cao sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; đặc biệt góp phần đưa tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch đạt quy chuẩn của tỉnh đạt 11,3%.
Đến hết 2021, toàn tỉnh đã kiểm đếm 50/50 xã đạt 100%; số hộ gia đình được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước bền vững được kiểm đếm 4.639/ 4.530 đầu nối, đạt 102%; số xã nơi trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh được kiểm đếm 10/25 xã, đạt 40%; kế hoạch phát triển năng lực hàng năm đã được phê duyệt hoàn thành 6/5 kế hoạch, đạt 120%...
Dự kiến, năm 2022 sẽ hoàn thành số xã nơi trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh, được đo lường hai năm sau khi được xây dựng và cải tạo được kiểm đếm 25/25 xã, đạt 100% mục tiêu Chương trình.
Để thực hiện được các mục tiêu còn lại năm 2022, Yên Bái sẽ tiếp tục bố trí 1.800 triệu đồng để thực hiện nốt các nội dung còn lại của Chương trình như: hỗ trợ nhân dân xây dựng 1.436 nhà tiêu hợp vệ sinh còn lại theo mục tiêu Chương trình; can thiệp các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá tại 05 xã đạt tiêu chí bền vững sau 02 năm để hoàn thành và duy trì 25/25 xã đạt tiêu chí bền vững theo mục tiêu Chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình đảm bảo cho các xã đạt tiêu chí bền vững sau 02 năm. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, Yên Bái đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư, 27 công trình đều có quyết định giao cho UBND các xã quản lý về mặt tài sản và yêu cầu các xã thành lập các ban quản lý vận hành, các thành viên ban quản lý vận hành được đào tạo, tập huấn thường xuyên và được hỗ trợ kỹ thuật từ Chi cục Thủy lợi. Đồng thời, xây dựng các phương án giá nước sinh hoạt trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở để thu phí sử dụng nước nhằm đảm bảo hoạt động của các công trình cấp nước an toàn, bền vững.
755 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái là một trong 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ được thực hiện Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" từ vốn vay Ngân hàng Thế giới. Chương trình triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người dân vùng nông thôn, qua đó giúp cho hàng nghìn hộ dân có nguồn nước sạch sinh hoạt, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe cộng đồng.Mục tiêu của Chương trình gồm: Xây dựng 11.000 đấu nối cấp nước nông thôn, 7.350 nhà tiêu hợp vệ sinh, 50 xã đạt vệ sinh toàn xã, xây mới và sửa chữa công trình nước và vệ sinh trường học tại 56 trường, xây mới và sửa chữa công trình nước và vệ sinh trạm y tế tại 58 trạm nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (VSMT), tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và VSMT nông thôn, góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện có hiệu quả, ngay từ khi triển khai Chương trình, tỉnh đã thành lập Ban điều hành Chương trình gồm các thành viên là các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND các huyện thị, trong đó giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương trình; Văn phòng giúp việc cho ban điều hành đặt tại Chi cục Thủy lợi tỉnh, đồng thời ban hành quy chế làm việc để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình.
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật cấp nước sinh hoạt tập trung, sử dụng các nguồn vốn thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, Chương trình nông thôn mới, Chương trình 134, 135, 30a... để xây dựng mới và cải tạo sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Nhờ đó, nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang từng bước thay đổi tập quán sử dụng nước sinh hoạt từ giếng khoan, nước suối, nước khe sang dùng nguồn nước sạch. Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa được 27 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt cho trên 11.000 hộ dân, hỗ trợ cho gần 6.000 hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 92% dân số nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 73,4% dân số nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của Chương trình đã sửa chữa và xây dựng mới 68 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, 58 công trình cấp nước và vệ sinh trạm y tế và hàng trăm hội nghị truyền thông, các lớp quản lý vận hành công trình góp phần nâng cao năng lực của người dân trong việc BVMT, nguồn nước, nâng cao sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; đặc biệt góp phần đưa tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch đạt quy chuẩn của tỉnh đạt 11,3%.
Đến hết 2021, toàn tỉnh đã kiểm đếm 50/50 xã đạt 100%; số hộ gia đình được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước bền vững được kiểm đếm 4.639/ 4.530 đầu nối, đạt 102%; số xã nơi trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh được kiểm đếm 10/25 xã, đạt 40%; kế hoạch phát triển năng lực hàng năm đã được phê duyệt hoàn thành 6/5 kế hoạch, đạt 120%...
Dự kiến, năm 2022 sẽ hoàn thành số xã nơi trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh, được đo lường hai năm sau khi được xây dựng và cải tạo được kiểm đếm 25/25 xã, đạt 100% mục tiêu Chương trình.
Để thực hiện được các mục tiêu còn lại năm 2022, Yên Bái sẽ tiếp tục bố trí 1.800 triệu đồng để thực hiện nốt các nội dung còn lại của Chương trình như: hỗ trợ nhân dân xây dựng 1.436 nhà tiêu hợp vệ sinh còn lại theo mục tiêu Chương trình; can thiệp các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá tại 05 xã đạt tiêu chí bền vững sau 02 năm để hoàn thành và duy trì 25/25 xã đạt tiêu chí bền vững theo mục tiêu Chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình đảm bảo cho các xã đạt tiêu chí bền vững sau 02 năm. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, Yên Bái đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư, 27 công trình đều có quyết định giao cho UBND các xã quản lý về mặt tài sản và yêu cầu các xã thành lập các ban quản lý vận hành, các thành viên ban quản lý vận hành được đào tạo, tập huấn thường xuyên và được hỗ trợ kỹ thuật từ Chi cục Thủy lợi. Đồng thời, xây dựng các phương án giá nước sinh hoạt trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở để thu phí sử dụng nước nhằm đảm bảo hoạt động của các công trình cấp nước an toàn, bền vững.