CTTĐT - Năm 2021, huyện Văn Yên có 253 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá đặc sản hữu cơ, 3 dự án liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị được UBND tỉnh phê duyệt, là địa phương có số lượng mô hình đăng ký lớn nhất thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản của anh Phạm Văn Phát, thôn Đông An, xã Đông An, huyện Văn Yên được hỗ trợ 40 triệu đồng từ chính sách của Nghị quyết 69.
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 đã được huyện Văn Yên triển khai quyết liệt từ năm 2021 với nhiều giải pháp đồng bộ.
UBND huyện đã giao các cơ quan, đơn vị chuyên môn có nhiệm vụ hỗ trợ, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt điểm để nhân rộng; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị quyết đến người dân; đôn đốc, hướng dẫn các hộ đăng ký mô hình, dự án chăn nuôi làm chuồng trại, mua con giống và nghiệm thu, giải ngân, hỗ trợ đảm bảo theo đúng đối tượng, định mức, phương thức, điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 69.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, năm 2021, huyện Văn Yên có 253 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá đặc sản hữu cơ, 3 dự án liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ 7 tỷ 659 triệu đồng và là địa phương có số lượng mô hình đăng ký lớn nhất so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Thực tế cho thấy, Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh từ khi được triển khai đã trở thành động lực, giúp hàng trăm hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện có thêm nguồn vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện.
Qua đánh giá của UBND huyện, sau hơn 1 năm thực hiện cơ chế hỗ trợ của Nghị quyết 69 đã kích thích ngành chăn nuôi của địa phương phát triển mạnh mẽ, thời gian chăn nuôi được rút ngắn do có sự tập trung đầu tư về chuồng trại, kỹ thuật, thú y, thức ăn chăn nuôi.
Đáng chú ý, thông qua chính sách này đã hạn chế tình trạng chăn thả gia súc tự do tại các xã vùng cao, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gắn với việc kiểm soát được dịch bệnh, tận dụng được nguồn chất thải sử dụng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Nhờ đó, tổng đàn gia súc chính năm 2021 của huyện đạt gần 128 nghìn con, vượt gần 21% so với cùng kỳ năm 2020; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt gần 13.700 tấn, vượt hơn 5 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2022, nhiều hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn huyện như được tiếp thêm động lực khi nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Hộ anh Nguyễn Văn Tuân ở thôn Trái Hút, xã An Bình những ngày này đang tập trung tu sửa chuồng trại, mua con giống, chăm sóc đàn dê và hoàn thiện hồ sơ để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 69.
Theo anh Tuân cho biết, gia đình anh chăn nuôi dê từ nhiều năm nay, tuy nhiên chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả nhiều nơi, việc chăm sóc và quản lý đàn không được thường xuyên nên hiệu quả đem lại chưa cao. Được chính quyền địa phương tuyên truyền, năm 2022, anh đã đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi tập trung, mua thêm con giống, mở rộng quy mô chăn nuôi đàn dê lên gần 50 con, trong đó có hơn 20 con dê sinh sản.
Anh Tuân chia sẻ: Tôi thấy chính sách này rất thiết thực với người chăn nuôi, đặc biệt là đối với bà con dân tộc ở vùng cao, từ đó hạn chế được việc thả rông gia súc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Anh Trần Như Toàn, thôn Trung tâm, xã An Bình là người có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản. Được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 69, năm 2022, gia đình anh Toàn đã quyết định đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, đầu tư con giống với quy mô 15 con lợn nái kết hợp chăn nuôi 50 con lợn thịt.
Từ khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái được thực hiện khoa học, đúng kỹ thuật, việc tiêm phòng và khử trùng, kiểm soát người và phương tiện ra vào khu chuồng trại đều được gia đình anh Toàn thực hiện nghiêm ngặt để phòng, chống lây lan mầm bệnh cho trại nuôi. Hiện nay, anh Toàn đã hoàn thiện hồ sơ, chờ nghiệm thu để được giải ngân hỗ trợ.
Anh Toàn, chia sẻ: Chính sách hỗ trợ này thực sự là nguồn động viên rất lớn để người dân chúng tôi yên tâm, tin tưởng mở rộng chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Hộ anh Tuân và anh Toàn chỉ là 2 trong số 279 mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá đặc sản, hữu cơ của huyện Văn Yên đăng ký thực hiện trong năm 2022.
Để Nghị quyết 69 trở thành động lực giúp người dân trên địa bàn huyện phát huy lợi thế phát triển đàn gia súc, gia cầm, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai tới các xã, thị trấn; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để mọi người dân đều được biết về các nội dung hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và hiệu quả của chính sách hỗ trợ, đặc biệt tuyên truyền một số điểm mới trong chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69.
Từ đó, nâng cao nhận thức cho người dân trong chuyển đổi tư duy, phương thức sản xuất; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất từ nhỏ lẻ, quy mô nhỏ sang hợp tác liên kết sản xuất quy mô lớn theo chuỗi giá trị đảm bảo các điều kiện thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, vận động, tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh đầu tư, hình thành và phát triển các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, khuyến khích hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh đã tạo ra phong trào tích cực tham gia đăng ký thực hiện mô hình, dự án.
Năm 2022, toàn huyện đăng ký mới 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị bao gồm: chuỗi giá trị quế hữu cơ, dược liệu, cà gai leo với tổng mức kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1 tỷ 800 triệu đồng; 25 xã, thị trấn đăng ký 279 cơ sở chăn nuôi đặc sản hữu cơ, tổng kinh phí đã được UBND tỉnh phê duyệt đợt 1 là 6 tỷ 525 triệu đồng.
Các cơ quan thuộc khối nông nghiệp của huyện như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát các mô hình đã đăng ký để tổ chức nghiệm thu theo quy định. Đến nay, qua kết quả kiểm tra, rà soát tại 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, có 116/279 cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện, đạt 41,6% kế hoạch.
Hiện, toàn huyện có 163 cơ sở không đủ điều kiện về diện tích chuồng trại, điều kiện chăn nuôi, số lượng con giống chưa đảm bảo theo quy định. Nguyên nhân một phần do giá thành thức ăn tăng cao, giá bán sản phẩm chăn nuôi không ổn định đối với chăn nuôi lợn. Đối với chăn nuôi gia cầm đặc sản, do đầu ra khó khăn, chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ tại địa phương, thời gian nuôi kéo dài nên người chăn nuôi còn băn khoăn chưa mạnh dạn đầu tư. Một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ chăn nuôi chưa kịp xây dựng chuồng trại, mua con giống trong thời điểm này.
Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện đang tích cực phối hợp với UBND các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền vận động, lựa chọn hộ có điều kiện đầu tư, phát triển chăn nuôi theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, thành lập các đoàn tổ chức nghiệm thu các cơ sở đủ điều kiện để giải ngân.
Quyết tâm tạo "bàn đạp” để đánh thức tiềm năng sản xuất, chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn từ Nghị quyết 69, thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục vận động người dân tham gia đăng ký thực hiện các mô hình, dự án; liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi quy mô lớn để có thêm nhiều người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.
1075 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2021, huyện Văn Yên có 253 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá đặc sản hữu cơ, 3 dự án liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị được UBND tỉnh phê duyệt, là địa phương có số lượng mô hình đăng ký lớn nhất thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 đã được huyện Văn Yên triển khai quyết liệt từ năm 2021 với nhiều giải pháp đồng bộ.
UBND huyện đã giao các cơ quan, đơn vị chuyên môn có nhiệm vụ hỗ trợ, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt điểm để nhân rộng; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị quyết đến người dân; đôn đốc, hướng dẫn các hộ đăng ký mô hình, dự án chăn nuôi làm chuồng trại, mua con giống và nghiệm thu, giải ngân, hỗ trợ đảm bảo theo đúng đối tượng, định mức, phương thức, điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 69.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, năm 2021, huyện Văn Yên có 253 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá đặc sản hữu cơ, 3 dự án liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ 7 tỷ 659 triệu đồng và là địa phương có số lượng mô hình đăng ký lớn nhất so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Thực tế cho thấy, Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh từ khi được triển khai đã trở thành động lực, giúp hàng trăm hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện có thêm nguồn vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện.
Qua đánh giá của UBND huyện, sau hơn 1 năm thực hiện cơ chế hỗ trợ của Nghị quyết 69 đã kích thích ngành chăn nuôi của địa phương phát triển mạnh mẽ, thời gian chăn nuôi được rút ngắn do có sự tập trung đầu tư về chuồng trại, kỹ thuật, thú y, thức ăn chăn nuôi.
Đáng chú ý, thông qua chính sách này đã hạn chế tình trạng chăn thả gia súc tự do tại các xã vùng cao, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gắn với việc kiểm soát được dịch bệnh, tận dụng được nguồn chất thải sử dụng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Nhờ đó, tổng đàn gia súc chính năm 2021 của huyện đạt gần 128 nghìn con, vượt gần 21% so với cùng kỳ năm 2020; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt gần 13.700 tấn, vượt hơn 5 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2022, nhiều hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn huyện như được tiếp thêm động lực khi nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Hộ anh Nguyễn Văn Tuân ở thôn Trái Hút, xã An Bình những ngày này đang tập trung tu sửa chuồng trại, mua con giống, chăm sóc đàn dê và hoàn thiện hồ sơ để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 69.
Theo anh Tuân cho biết, gia đình anh chăn nuôi dê từ nhiều năm nay, tuy nhiên chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả nhiều nơi, việc chăm sóc và quản lý đàn không được thường xuyên nên hiệu quả đem lại chưa cao. Được chính quyền địa phương tuyên truyền, năm 2022, anh đã đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi tập trung, mua thêm con giống, mở rộng quy mô chăn nuôi đàn dê lên gần 50 con, trong đó có hơn 20 con dê sinh sản.
Anh Tuân chia sẻ: Tôi thấy chính sách này rất thiết thực với người chăn nuôi, đặc biệt là đối với bà con dân tộc ở vùng cao, từ đó hạn chế được việc thả rông gia súc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Anh Trần Như Toàn, thôn Trung tâm, xã An Bình là người có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản. Được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 69, năm 2022, gia đình anh Toàn đã quyết định đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, đầu tư con giống với quy mô 15 con lợn nái kết hợp chăn nuôi 50 con lợn thịt.
Từ khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái được thực hiện khoa học, đúng kỹ thuật, việc tiêm phòng và khử trùng, kiểm soát người và phương tiện ra vào khu chuồng trại đều được gia đình anh Toàn thực hiện nghiêm ngặt để phòng, chống lây lan mầm bệnh cho trại nuôi. Hiện nay, anh Toàn đã hoàn thiện hồ sơ, chờ nghiệm thu để được giải ngân hỗ trợ.
Anh Toàn, chia sẻ: Chính sách hỗ trợ này thực sự là nguồn động viên rất lớn để người dân chúng tôi yên tâm, tin tưởng mở rộng chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Hộ anh Tuân và anh Toàn chỉ là 2 trong số 279 mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá đặc sản, hữu cơ của huyện Văn Yên đăng ký thực hiện trong năm 2022.
Để Nghị quyết 69 trở thành động lực giúp người dân trên địa bàn huyện phát huy lợi thế phát triển đàn gia súc, gia cầm, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai tới các xã, thị trấn; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để mọi người dân đều được biết về các nội dung hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và hiệu quả của chính sách hỗ trợ, đặc biệt tuyên truyền một số điểm mới trong chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69.
Từ đó, nâng cao nhận thức cho người dân trong chuyển đổi tư duy, phương thức sản xuất; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất từ nhỏ lẻ, quy mô nhỏ sang hợp tác liên kết sản xuất quy mô lớn theo chuỗi giá trị đảm bảo các điều kiện thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, vận động, tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh đầu tư, hình thành và phát triển các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, khuyến khích hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh đã tạo ra phong trào tích cực tham gia đăng ký thực hiện mô hình, dự án.
Năm 2022, toàn huyện đăng ký mới 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị bao gồm: chuỗi giá trị quế hữu cơ, dược liệu, cà gai leo với tổng mức kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1 tỷ 800 triệu đồng; 25 xã, thị trấn đăng ký 279 cơ sở chăn nuôi đặc sản hữu cơ, tổng kinh phí đã được UBND tỉnh phê duyệt đợt 1 là 6 tỷ 525 triệu đồng.
Các cơ quan thuộc khối nông nghiệp của huyện như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát các mô hình đã đăng ký để tổ chức nghiệm thu theo quy định. Đến nay, qua kết quả kiểm tra, rà soát tại 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, có 116/279 cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện, đạt 41,6% kế hoạch.
Hiện, toàn huyện có 163 cơ sở không đủ điều kiện về diện tích chuồng trại, điều kiện chăn nuôi, số lượng con giống chưa đảm bảo theo quy định. Nguyên nhân một phần do giá thành thức ăn tăng cao, giá bán sản phẩm chăn nuôi không ổn định đối với chăn nuôi lợn. Đối với chăn nuôi gia cầm đặc sản, do đầu ra khó khăn, chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ tại địa phương, thời gian nuôi kéo dài nên người chăn nuôi còn băn khoăn chưa mạnh dạn đầu tư. Một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ chăn nuôi chưa kịp xây dựng chuồng trại, mua con giống trong thời điểm này.
Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện đang tích cực phối hợp với UBND các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền vận động, lựa chọn hộ có điều kiện đầu tư, phát triển chăn nuôi theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, thành lập các đoàn tổ chức nghiệm thu các cơ sở đủ điều kiện để giải ngân.
Quyết tâm tạo "bàn đạp” để đánh thức tiềm năng sản xuất, chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn từ Nghị quyết 69, thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục vận động người dân tham gia đăng ký thực hiện các mô hình, dự án; liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi quy mô lớn để có thêm nhiều người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.
Các bài khác
- Yên Bái: Triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 (13/05/2022)
- Đào tạo xây dựng nâng cao năng lực cho các cơ sở cơ khí địa phương (12/05/2022)
- Hội thảo Định hướng phát triển quế bền vững (11/05/2022)
- UBND tỉnh đánh giá 5 chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (10/05/2022)
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chủ trì buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh (10/05/2022)
- Yên Bái đẩy mạnh triển khai hoá đơn điện tử (06/05/2022)
- UBND tỉnh làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương đánh giá các chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (05/05/2022)
- UBND tỉnh làm việc với các sở, ngành, địa phương về tình hình lập quy hoạch chuyên đề: giải pháp tăng trưởng, huy động các nguồn lực đầu tư, kết cấu hạ tầng giao thông, phương án phát triển du lịch (04/05/2022)
- UBND tỉnh làm việc với các sở, ngành, địa phương về tình hình lập quy hoạch chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 (04/05/2022)
- Yên Bái: Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2022 tăng 10,67% so với cùng kỳ năm 2021 (02/05/2022)
Xem thêm »