Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII đã bế mạc sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Tại Hội nghị, Trung ương đã bàn và nhất trí nhiều vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) - Ảnh: PC
Đó là các vấn đề về đất đai; nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển kinh tế tập thể; xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cùng nhiều vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và quan hệ đối ngoại của đất nước.
Với vấn đề đất đai, Trung ương đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong đó, Trung ương nhấn mạnh, cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 theo hướng tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo luật định, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với các địa phương…
Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nêu trên, Hội nghị Trung ương lần này đã đi sâu phân tích, đánh giá và thống nhất cao về các giải pháp, chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa luật pháp, chính sách về đất đai, trước hết là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật pháp có liên quan để khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại kéo dài lâu nay, đặc biệt là những hạn chế, yếu kém liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất; hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất; chính sách tài chính đất đai và xác định giá đất; chế độ quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, đất dành cho việc thờ tự, tôn giáo, nghĩa trang, nghĩa địa; quản lý nhà nước về đất đai...
Đặc biệt, Trung ương nhấn mạnh đến việc thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có chính sách phù hợp đối với đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, gây khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân.
Những chủ trương, định hướng cơ bản về vấn đề đất đai này chắc chắn sẽ là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo quan trọng trong quá trình xem xét, cho ý kiến với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV tới đây. Đây cũng chính là vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi khi đề cập đến Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bởi thực tiễn “không thể chờ đợi lâu hơn được nữa”.
Cùng với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, các nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng như sự cần thiết phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất hơn nữa trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị ở nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở; xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên, nhất là bí thư cấp uỷ có đủ năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị; nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên và chất lượng đảng viên, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là một nội dung được quan tâm, bàn thảo kỹ lưỡng.
Trong đó, vấn đề phải xác định rõ tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng được Trung ương nhấn mạnh. Điều này cũng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ trong bài phát biểu bế mạc. Và muốn làm được điều này, thời gian tới, chắc chắn phải coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, chú trọng hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi dưỡng quần chúng, đối tượng cảm tình đảng, trước khi vào Đảng phải thực sự là những quần chúng ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng với phương châm "quý hồ tinh bất quý hồ đa". Đồng thời thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng với phương châm “thà ít mà tốt”….
Một nội dung nữa được Trung ương thảo luận, thống nhất và được toàn dân ủng hộ, tin tưởng đó chính là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi trước tình hình tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn biến phức tạp, cử tri và nhân dân cho rằng, việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là cần thiết, bởi phòng, chống tham nhũng trên đã “nóng” rồi, thì dưới cũng phải “nóng”! Ngoài ra, chống tham nhũng không chỉ là xử lý các vụ án mà còn là “xây” - “xây” thể chế, “xây” môi trường, “xây” đạo đức công vụ; “xây” thiết chế giám sát từ bên ngoài bộ máy nhà nước. Đó là gốc rễ để tham nhũng không còn đất nảy nở, sinh sôi.
Và chắc chắn việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ công tác này từ Trung ương đến địa phương. Đây có thể được coi là "cánh tay nối dài”của Ban Chỉ đạo ở Trung ương nhằm giải quyết một cách kịp thời những vấn đề còn bức xúc trong dân, những vấn đề tồn đọng, tiêu cực, tham nhũng ở địa phương. Qua đó, hình thành cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Điều này cũng để bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt". Và để phát huy được hiệu quả, thì điều quan trọng là thành viên Ban Chỉ đạo phải là những người có bàn tay “sạch”!
Có thể nói, với những nội dung hệ trọng mà Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII bàn thảo, thống nhất; với sự nhất trí, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất định chúng ta sẽ tiến lên tổ chức thực hiện thành công các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần từng bước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
710 lượt xem
Theo Dangcongsan.vn
Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII đã bế mạc sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Tại Hội nghị, Trung ương đã bàn và nhất trí nhiều vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu.Đó là các vấn đề về đất đai; nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển kinh tế tập thể; xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cùng nhiều vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và quan hệ đối ngoại của đất nước.
Với vấn đề đất đai, Trung ương đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong đó, Trung ương nhấn mạnh, cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 theo hướng tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo luật định, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với các địa phương…
Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nêu trên, Hội nghị Trung ương lần này đã đi sâu phân tích, đánh giá và thống nhất cao về các giải pháp, chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa luật pháp, chính sách về đất đai, trước hết là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật pháp có liên quan để khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại kéo dài lâu nay, đặc biệt là những hạn chế, yếu kém liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất; hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất; chính sách tài chính đất đai và xác định giá đất; chế độ quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, đất dành cho việc thờ tự, tôn giáo, nghĩa trang, nghĩa địa; quản lý nhà nước về đất đai...
Đặc biệt, Trung ương nhấn mạnh đến việc thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có chính sách phù hợp đối với đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, gây khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân.
Những chủ trương, định hướng cơ bản về vấn đề đất đai này chắc chắn sẽ là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo quan trọng trong quá trình xem xét, cho ý kiến với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV tới đây. Đây cũng chính là vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi khi đề cập đến Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bởi thực tiễn “không thể chờ đợi lâu hơn được nữa”.
Cùng với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, các nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng như sự cần thiết phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất hơn nữa trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị ở nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở; xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên, nhất là bí thư cấp uỷ có đủ năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị; nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên và chất lượng đảng viên, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là một nội dung được quan tâm, bàn thảo kỹ lưỡng.
Trong đó, vấn đề phải xác định rõ tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng được Trung ương nhấn mạnh. Điều này cũng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ trong bài phát biểu bế mạc. Và muốn làm được điều này, thời gian tới, chắc chắn phải coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, chú trọng hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi dưỡng quần chúng, đối tượng cảm tình đảng, trước khi vào Đảng phải thực sự là những quần chúng ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng với phương châm "quý hồ tinh bất quý hồ đa". Đồng thời thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng với phương châm “thà ít mà tốt”….
Một nội dung nữa được Trung ương thảo luận, thống nhất và được toàn dân ủng hộ, tin tưởng đó chính là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi trước tình hình tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn biến phức tạp, cử tri và nhân dân cho rằng, việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là cần thiết, bởi phòng, chống tham nhũng trên đã “nóng” rồi, thì dưới cũng phải “nóng”! Ngoài ra, chống tham nhũng không chỉ là xử lý các vụ án mà còn là “xây” - “xây” thể chế, “xây” môi trường, “xây” đạo đức công vụ; “xây” thiết chế giám sát từ bên ngoài bộ máy nhà nước. Đó là gốc rễ để tham nhũng không còn đất nảy nở, sinh sôi.
Và chắc chắn việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ công tác này từ Trung ương đến địa phương. Đây có thể được coi là "cánh tay nối dài”của Ban Chỉ đạo ở Trung ương nhằm giải quyết một cách kịp thời những vấn đề còn bức xúc trong dân, những vấn đề tồn đọng, tiêu cực, tham nhũng ở địa phương. Qua đó, hình thành cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Điều này cũng để bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt". Và để phát huy được hiệu quả, thì điều quan trọng là thành viên Ban Chỉ đạo phải là những người có bàn tay “sạch”!
Có thể nói, với những nội dung hệ trọng mà Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII bàn thảo, thống nhất; với sự nhất trí, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất định chúng ta sẽ tiến lên tổ chức thực hiện thành công các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần từng bước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.