Sáng 25/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tiếp tục tham gia thảo luận tại tổ. Tổ thảo luận gồm 3 đoàn: Yên Bái, Đồng Nai, Tiền Giang. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái làm Tổ trưởng Tổ thảo luận.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái định hướng nội dung thảo luận tại tổ.
Nội dung thảo luận tập trung cho ý kiến về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42.
Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị Chính phủ đồng thời việc triển khai chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43 của Chính phủ cũng có nghiên cứu đánh giá, bổ sung thêm về những yếu tố liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cần có những giải pháp chuyên sâu, chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành về lĩnh vực y tế để ứng phó với thời kỳ tạm gọi là hậu Covid - 19.
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tham gia phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong việc kiểm soát vĩ mô nhất là kiểm soát lạm phát, hiện áp lực lạm phát gia tăng rất lớn. Đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn với bước đi phù hợp hơn để giữ được sự bình ổn của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, thị trường tài chính để tránh những tác động lớn, đột ngột đến kinh tế vĩ mô nói chung, tác động đến quá trình phát triển và khục hồi kinh tế của đất nước.
Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất 4 giải pháp.
Một là, đề nghị Chính phủ triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Hai là, đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN và PTNT cần sớm có giải pháp hạ giá phân bón, thức ăn chăn nuôi và bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp một cách căn cơ, bài bản, đồng thời thực hiện các biện pháp về thị trường thay vì phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường như hiện nay.
Ba là, Chính phủ nghiên cứu các giải pháp quyết liệt, căn cơ, bài bản để làm sao đảm bảo tiễn độ giải ngân theo đúng kế hoạch của năm 2022, tránh tình trạng chúng ta phải chuyển nguồn sang năm 2023 như nhiều đại biểu đã phát biểu.
Bốn là, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại một số quy định hiện nay rất vướng khi thực hiện thực tế tại cơ sở, đơn cử như là Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên tiểu học phải có bằng Cử nhân.
Đại biểu cho rằng, theo quy định này thì có thể ở vùng thấp hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì sẽ không vướng mắc gì, nhưng đối với vùng cao mà đặc biệt là những vùng đặc biệt khó khăn thì việc tuyển giáo viên có bằng cử nhân thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tham gia thảo luận về việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42, các đại biểu đều thống nhất kéo dài nghị quyết 42 của Chính phủ, đồng thời đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các thể chế chính sách có liên quan đến xử lý nợ xấu; bổ sung thể chế chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, nghiên cứu trình Quốc hội xem sét điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các luật liên quan đến hệ thống tín dụng và xử lý nợ xấu. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường, thực hiện quyết liệt các chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần có sự quan tâm phối hợp hơn nữa để hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng đạt kết quả cao trong những năm tiếp theo.
Tham gia ý kiến về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Chính phủ sớm có rà soát tổng thể, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn quốc tránh lãng phí (vì nhiều cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư lớn nhưng hiện nay không phát huy được hết công suất, nhiều cơ sở không tuyển sinh đủ số lượng theo năng lực đào tạo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây láng phí nguồn lực về cơ sở vật chất, nguồn lực bộ máy.
Sớm xây dựng ban hành hệ thống định mức, kinh tế kỹ thuật, đơn giá, khung giá, các loại giá về dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước trong đó nhất là về lĩnh vực y tế, giáo dục. Làm cơ sở cho các địa phương thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai minh bạch.
Đại biểu đề nghị sớm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội hóa trong các lĩnh vực dịch vụ công nhất là lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực y tế.
1011 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng 25/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tiếp tục tham gia thảo luận tại tổ. Tổ thảo luận gồm 3 đoàn: Yên Bái, Đồng Nai, Tiền Giang. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái làm Tổ trưởng Tổ thảo luận.Nội dung thảo luận tập trung cho ý kiến về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42.
Thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị Chính phủ đồng thời việc triển khai chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43 của Chính phủ cũng có nghiên cứu đánh giá, bổ sung thêm về những yếu tố liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cần có những giải pháp chuyên sâu, chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành về lĩnh vực y tế để ứng phó với thời kỳ tạm gọi là hậu Covid - 19.
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tham gia phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong việc kiểm soát vĩ mô nhất là kiểm soát lạm phát, hiện áp lực lạm phát gia tăng rất lớn. Đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn với bước đi phù hợp hơn để giữ được sự bình ổn của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, thị trường tài chính để tránh những tác động lớn, đột ngột đến kinh tế vĩ mô nói chung, tác động đến quá trình phát triển và khục hồi kinh tế của đất nước.
Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất 4 giải pháp.
Một là, đề nghị Chính phủ triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Hai là, đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN và PTNT cần sớm có giải pháp hạ giá phân bón, thức ăn chăn nuôi và bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp một cách căn cơ, bài bản, đồng thời thực hiện các biện pháp về thị trường thay vì phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường như hiện nay.
Ba là, Chính phủ nghiên cứu các giải pháp quyết liệt, căn cơ, bài bản để làm sao đảm bảo tiễn độ giải ngân theo đúng kế hoạch của năm 2022, tránh tình trạng chúng ta phải chuyển nguồn sang năm 2023 như nhiều đại biểu đã phát biểu.
Bốn là, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại một số quy định hiện nay rất vướng khi thực hiện thực tế tại cơ sở, đơn cử như là Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên tiểu học phải có bằng Cử nhân.
Đại biểu cho rằng, theo quy định này thì có thể ở vùng thấp hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì sẽ không vướng mắc gì, nhưng đối với vùng cao mà đặc biệt là những vùng đặc biệt khó khăn thì việc tuyển giáo viên có bằng cử nhân thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tham gia thảo luận về việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42, các đại biểu đều thống nhất kéo dài nghị quyết 42 của Chính phủ, đồng thời đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các thể chế chính sách có liên quan đến xử lý nợ xấu; bổ sung thể chế chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, nghiên cứu trình Quốc hội xem sét điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các luật liên quan đến hệ thống tín dụng và xử lý nợ xấu. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường, thực hiện quyết liệt các chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần có sự quan tâm phối hợp hơn nữa để hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng đạt kết quả cao trong những năm tiếp theo.
Tham gia ý kiến về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Chính phủ sớm có rà soát tổng thể, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn quốc tránh lãng phí (vì nhiều cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư lớn nhưng hiện nay không phát huy được hết công suất, nhiều cơ sở không tuyển sinh đủ số lượng theo năng lực đào tạo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây láng phí nguồn lực về cơ sở vật chất, nguồn lực bộ máy.
Sớm xây dựng ban hành hệ thống định mức, kinh tế kỹ thuật, đơn giá, khung giá, các loại giá về dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước trong đó nhất là về lĩnh vực y tế, giáo dục. Làm cơ sở cho các địa phương thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai minh bạch.
Đại biểu đề nghị sớm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội hóa trong các lĩnh vực dịch vụ công nhất là lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực y tế.