Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.700mm đến 2.000mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió, như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600mm; khu vực dọc theo thung lũng dòng chính sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600mm.
Tài nguyên nước Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái
- Tài nguyên nước mặt:
Yên Bái có 2 hệ thống sông chính là sông Thao và sông Chảy. Đây là nguồn cung cấp nước mặt lớn cho tỉnh với khối lượng nước hàng chục tỷ m3/năm, cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt. Bên cạnh đó, tỉnh còn có khoảng 20.913 ha ao hồ, đập chứa nước, chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên. Các đầm lớn phân bố ở các xã Giới Phiên, phường Hợp Minh (thành phố Yên Bái), Minh Quân (huyện Trấn Yên), hàng năm cung cấp với khối lượng tới hàng trăm triệu m3/năm. Trong đó, lớn nhất là hồ Thác Bà với diện tích mặt hồ 19.050ha chiều dài 80 km chỗ rộng nhất 15 km, độ sâu lòng hồ khoảng từ 15 đến 34m, tổng lượng nước trong hồ lên tới 2,9 tỷ m3.
Ngoài ra, nguồn nước mặt của tỉnh Yên Bái còn được cung cấp từ lượng nước mưa hàng năm. Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.700mm đến 2.000mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao.
Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600mm, khu vực dọc theo thung lũng dòng chính sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm), đặc biệt 2 tháng có cường độ mưa cũng như lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đến tháng 8 (với lượng mưa từ 300 - 400mm/tháng). Những tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa từ 18 - 38mm/tháng. Do lượng mưa không đều giữa các tháng, tháng 12, 1, 2 là mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ đạt 28,8mm/tháng nên gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Vào mùa mưa, ở một số nơi lượng mưa quá lớn như Mù Cang Chải, Trạm Tấu và vùng trong huyện Văn Chấn gây lũ lụt, thiệt hại mùa màng, làm hỏng các công trình giao thông, thủy lợi.
Nhìn chung, tỉnh Yên Bái có đủ lượng nước mặt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Nhưng do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết và hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước đã làm thay đổi lượng nước mặt giữa 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô mực nước ở các sông suối đều ở mức thấp nhất. Các công trình thủy lợi thiếu nước hoạt động, thủy điện Thác Bà hoạt động ở tình trạng bất lợi, vùng phía Tây thời tiết khô, dòng chảy của nhiều khe suối bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và ảnh hưởng đến sinh hoạt của đồng bào. Trong mùa mưa lưu lượng và mực nước các sông tăng nhanh, lũ quét xảy ra thường xuyên ở các suối lớn gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, tính mạng của người dân.
- Về chất lượng nước mặt: Nước các con sông, suối lớn và ao hồ của tỉnh Yên Bái nhìn chung là tốt, ít bị ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt.
- Nước ngầm, nước khoáng: Yên Bái có nguồn nước ngầm đáng kể. Theo các tài liệu địa chất - thủy văn, nguồn nước ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200m dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 400C, hàm lượng khoáng hoá 1-5g/l, có khả năng chữa bệnh khi được xử lý độc tố. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều trong các thành tạo địa chất khác nhau, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có nước ngầm, có nơi thì mấy chục mét mới có. Hàng năm có thể khai thác cấp nước sinh hoạt cho nhân dân hàng chục nghìn m3, chủ yếu là hệ thống giếng khơi và giếng khoan.
Với hệ thống sông, ngòi như vậy tài nguyên nước của Yên Bái rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm. Vì thế, có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt, nếu được khai thác sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống và nhiều lĩnh vực khác.
(Thông tin dữ liệu do sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp)
5660 lượt xem
Ban Biên tập
Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.700mm đến 2.000mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió, như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600mm; khu vực dọc theo thung lũng dòng chính sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600mm.- Tài nguyên nước mặt:
Yên Bái có 2 hệ thống sông chính là sông Thao và sông Chảy. Đây là nguồn cung cấp nước mặt lớn cho tỉnh với khối lượng nước hàng chục tỷ m3/năm, cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt. Bên cạnh đó, tỉnh còn có khoảng 20.913 ha ao hồ, đập chứa nước, chủ yếu tập trung ở các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên. Các đầm lớn phân bố ở các xã Giới Phiên, phường Hợp Minh (thành phố Yên Bái), Minh Quân (huyện Trấn Yên), hàng năm cung cấp với khối lượng tới hàng trăm triệu m3/năm. Trong đó, lớn nhất là hồ Thác Bà với diện tích mặt hồ 19.050ha chiều dài 80 km chỗ rộng nhất 15 km, độ sâu lòng hồ khoảng từ 15 đến 34m, tổng lượng nước trong hồ lên tới 2,9 tỷ m3.
Ngoài ra, nguồn nước mặt của tỉnh Yên Bái còn được cung cấp từ lượng nước mưa hàng năm. Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.700mm đến 2.000mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao.
Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600mm, khu vực dọc theo thung lũng dòng chính sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm), đặc biệt 2 tháng có cường độ mưa cũng như lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đến tháng 8 (với lượng mưa từ 300 - 400mm/tháng). Những tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa từ 18 - 38mm/tháng. Do lượng mưa không đều giữa các tháng, tháng 12, 1, 2 là mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ đạt 28,8mm/tháng nên gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Vào mùa mưa, ở một số nơi lượng mưa quá lớn như Mù Cang Chải, Trạm Tấu và vùng trong huyện Văn Chấn gây lũ lụt, thiệt hại mùa màng, làm hỏng các công trình giao thông, thủy lợi.
Nhìn chung, tỉnh Yên Bái có đủ lượng nước mặt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Nhưng do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết và hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước đã làm thay đổi lượng nước mặt giữa 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô mực nước ở các sông suối đều ở mức thấp nhất. Các công trình thủy lợi thiếu nước hoạt động, thủy điện Thác Bà hoạt động ở tình trạng bất lợi, vùng phía Tây thời tiết khô, dòng chảy của nhiều khe suối bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và ảnh hưởng đến sinh hoạt của đồng bào. Trong mùa mưa lưu lượng và mực nước các sông tăng nhanh, lũ quét xảy ra thường xuyên ở các suối lớn gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, tính mạng của người dân.
- Về chất lượng nước mặt: Nước các con sông, suối lớn và ao hồ của tỉnh Yên Bái nhìn chung là tốt, ít bị ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt.
- Nước ngầm, nước khoáng: Yên Bái có nguồn nước ngầm đáng kể. Theo các tài liệu địa chất - thủy văn, nguồn nước ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200m dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 400C, hàm lượng khoáng hoá 1-5g/l, có khả năng chữa bệnh khi được xử lý độc tố. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều trong các thành tạo địa chất khác nhau, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có nước ngầm, có nơi thì mấy chục mét mới có. Hàng năm có thể khai thác cấp nước sinh hoạt cho nhân dân hàng chục nghìn m3, chủ yếu là hệ thống giếng khơi và giếng khoan.
Với hệ thống sông, ngòi như vậy tài nguyên nước của Yên Bái rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm. Vì thế, có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt, nếu được khai thác sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống và nhiều lĩnh vực khác.
(Thông tin dữ liệu do sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp)