Năm 2017, huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 8,5%, tương đương với 396 hộ và tỷ lệ hộ nghèo từ 67% xuống còn 58,5%.
Nông dân huyện Trạm Tấu trồng rau xanh vụ đông.
Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, huyện Trạm Tấu đã triển khai đồng bộ các chương trình dự án về giảm nghèo như: chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, nguồn vốn Chương trình 135, vốn giảm nghèo WB, vốn dự án giao thông, nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận các dịch vụ xã hội… Từ các nguồn lực đầu tư, đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác giảm nghèo và phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên là các cơ quan, ban, ngành của huyện và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Tính riêng năm 2016, các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt trên 248 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 221 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 18 tỷ đồng, các nguồn vốn khác và nhân dân đóng góp trên 8,6 tỷ đồng. Các nguồn vốn hỗ trợ, các dự án được triển khai tại địa bàn 12 xã, thị trấn.
Cụ thể như: mở 17 lớp dạy nghề cho 495 lao động nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo thông qua các hệ thống ngân hàng, đã tạo điều kiện cho 2.776 hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, với tổng dư nợ trên 74 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ về y tế cho hộ nghèo với 23.798 hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng… được cấp thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí trên 15 tỷ đồng.
Trong năm, các cơ sở y tế đã khám, chữa bệnh cho 24.289 lượt hộ nghèo với kinh phí trên 3,1 tỷ đồng. Chính sách giáo dục cho học sinh nghèo với kinh phí thực hiện trên 32 tỷ đồng gồm: cấp trên 730 tấn gạo hỗ trợ cho 49.646 học sinh và giáo viên, miễn giảm học phí cho 9.722 lượt học sinh; hỗ trợ kinh phí học tập cho 15.188 lượt học sinh, kinh phí trên 6,8 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 đến 5 tuổi với 5.062 học sinh, kinh phí trên 2,7 tỷ đồng… Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đã có 54 hộ được hỗ trợ, kinh phí trên 2,7 tỷ đồng...
Để thúc đẩy kinh tế các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn phát triển, gần 4.000 hộ nghèo trên địa bàn huyện còn được hỗ trợ sản xuất như được cấp giống lúa, ngô, nilon che mạ xuân và hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu sinh sản, khôi phục đàn lợn, mua giống lúa, ngô mới, phân bón và chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa nương sang trồng ngô, cỏ voi, hỗ trợ nông cụ sản xuất… kinh phí gần 10 tỷ đồng/năm.
Trong rất nhiều chính sách cho chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Trạm Tấu những năm gần đây, hiệu quả nhất phải kể đến chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Chỉ tính riêng năm 2016, tổng kinh phí đầu tư trên địa bàn đạt trên 27,3 tỷ đồng (đầu tư các công trình chuyển tiếp và công trình mới) gồm: đường xã Làng Nhì (giai đoạn IV), trên 6,4 tỷ đồng; đường xã Túc Đán đi xã Pá Lau 3,3 tỷ đồng; đường đến trung tâm xã Pá Lau 9 tỷ đồng; đường Tà Xi Láng trên 4,5 tỷ đồng; công trình thủy lợi Giao Lâu, xã Pá Lau 2,4 tỷ đồng; công trình thủy lợi Nậm Tia, xã Hát Lừu trên 1,6 tỷ đồng…
Song song với đó là vốn lồng nghép giảm nghèo WB, năm 2016 cũng có tổng kinh phí thực hiện trên 5,1 tỷ đồng gồm: hỗ trợ thực hiện 53 mô hình sinh kế cho 546 hộ gia đình; mở 12 lớp tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế; vận hành bảo trì 9 tiểu dự án triển khai ở 9 xã…
Từ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo, năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu đã giảm 8,1%, tương đương với 380 hộ nghèo thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 75,1% năm 2015 xuống còn 6,7%. Trên địa bàn huyện một số ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, công nghiệp xây dựng, có bước tăng trưởng khá, hàng năm, tạo việc làm mới cho gần 700 lao động.
Năm 2017, huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 8,5%, tương đương với 396 hộ và tỷ lệ hộ nghèo từ 67% xuống còn 58,5%. Để thực hiện mục tiêu trên, triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo, ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng hiệu quả các dự án được đầu tư; tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; nhân rộng mô hình giảm nghèo trong phát triển kinh tế giúp người nghèo từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
2072 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 8,5%, tương đương với 396 hộ và tỷ lệ hộ nghèo từ 67% xuống còn 58,5%. Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, huyện Trạm Tấu đã triển khai đồng bộ các chương trình dự án về giảm nghèo như: chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, nguồn vốn Chương trình 135, vốn giảm nghèo WB, vốn dự án giao thông, nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận các dịch vụ xã hội… Từ các nguồn lực đầu tư, đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác giảm nghèo và phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên là các cơ quan, ban, ngành của huyện và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Tính riêng năm 2016, các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt trên 248 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 221 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 18 tỷ đồng, các nguồn vốn khác và nhân dân đóng góp trên 8,6 tỷ đồng. Các nguồn vốn hỗ trợ, các dự án được triển khai tại địa bàn 12 xã, thị trấn.
Cụ thể như: mở 17 lớp dạy nghề cho 495 lao động nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo thông qua các hệ thống ngân hàng, đã tạo điều kiện cho 2.776 hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, với tổng dư nợ trên 74 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ về y tế cho hộ nghèo với 23.798 hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng… được cấp thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí trên 15 tỷ đồng.
Trong năm, các cơ sở y tế đã khám, chữa bệnh cho 24.289 lượt hộ nghèo với kinh phí trên 3,1 tỷ đồng. Chính sách giáo dục cho học sinh nghèo với kinh phí thực hiện trên 32 tỷ đồng gồm: cấp trên 730 tấn gạo hỗ trợ cho 49.646 học sinh và giáo viên, miễn giảm học phí cho 9.722 lượt học sinh; hỗ trợ kinh phí học tập cho 15.188 lượt học sinh, kinh phí trên 6,8 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 đến 5 tuổi với 5.062 học sinh, kinh phí trên 2,7 tỷ đồng… Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đã có 54 hộ được hỗ trợ, kinh phí trên 2,7 tỷ đồng...
Để thúc đẩy kinh tế các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn phát triển, gần 4.000 hộ nghèo trên địa bàn huyện còn được hỗ trợ sản xuất như được cấp giống lúa, ngô, nilon che mạ xuân và hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu sinh sản, khôi phục đàn lợn, mua giống lúa, ngô mới, phân bón và chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa nương sang trồng ngô, cỏ voi, hỗ trợ nông cụ sản xuất… kinh phí gần 10 tỷ đồng/năm.
Trong rất nhiều chính sách cho chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Trạm Tấu những năm gần đây, hiệu quả nhất phải kể đến chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Chỉ tính riêng năm 2016, tổng kinh phí đầu tư trên địa bàn đạt trên 27,3 tỷ đồng (đầu tư các công trình chuyển tiếp và công trình mới) gồm: đường xã Làng Nhì (giai đoạn IV), trên 6,4 tỷ đồng; đường xã Túc Đán đi xã Pá Lau 3,3 tỷ đồng; đường đến trung tâm xã Pá Lau 9 tỷ đồng; đường Tà Xi Láng trên 4,5 tỷ đồng; công trình thủy lợi Giao Lâu, xã Pá Lau 2,4 tỷ đồng; công trình thủy lợi Nậm Tia, xã Hát Lừu trên 1,6 tỷ đồng…
Song song với đó là vốn lồng nghép giảm nghèo WB, năm 2016 cũng có tổng kinh phí thực hiện trên 5,1 tỷ đồng gồm: hỗ trợ thực hiện 53 mô hình sinh kế cho 546 hộ gia đình; mở 12 lớp tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế; vận hành bảo trì 9 tiểu dự án triển khai ở 9 xã…
Từ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo, năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu đã giảm 8,1%, tương đương với 380 hộ nghèo thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 75,1% năm 2015 xuống còn 6,7%. Trên địa bàn huyện một số ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, công nghiệp xây dựng, có bước tăng trưởng khá, hàng năm, tạo việc làm mới cho gần 700 lao động.
Năm 2017, huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 8,5%, tương đương với 396 hộ và tỷ lệ hộ nghèo từ 67% xuống còn 58,5%. Để thực hiện mục tiêu trên, triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo, ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng hiệu quả các dự án được đầu tư; tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; nhân rộng mô hình giảm nghèo trong phát triển kinh tế giúp người nghèo từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.