CTTĐT - Thông qua việc đưa các sản phẩm nông nghiệp của huyện lên sàn thương mại điện tử huyện Văn Chấn kỳ vọng vào việc phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
Cây chè Shan tuyết tại một số xã của huyện đem lại giá trị kinh tế cao.
Hiện trên địa bàn huyện có nhiều các sản phẩm chủ lực như Gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ Quế… Nhiều sản phẩm đã và đang được xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như: Chỉ dẫn địa lý Gạo nếp Tú Lệ, Chỉ dẫn địa lý Ba Ba gai Văn Chấn, Chỉ dẫn địa lý Chè Suối Giàng, Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn, Nhãn hiệu tập thể Mật ong Văn Chấn. Bên cạnh đó, 19 sản phẩm của huyện cũng đã được cấp chứng nhận OCOP.
Toàn huyện Văn Chấn hiện có 3.641 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó có 469 hộ chế biến kinh doanh nông lâm sản, 51 hộ bán buôn các sản phẩm nông lâm nghiệp.
Huyện Văn Chấn xác định việc đưa các sản phẩm nông nghiệp lên thương mại điện tử góp phần không nhỏ vào việc đa dạng hoá thị trường, kênh phân phối, tránh bị phụ thuộc vào một vài thị trường nhất định, giảm rủi ro khi có biến động. Tuy nhiên, trong quá trình đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử hiện nay như Postmart.vn và Voso.vn đã gặp những khó khăn, thách thức như: sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua các bên trung gian như thương lái thu mua, đơn vị vận chuyển, sàn thương mại điện tử. Để sản phẩm giữ được độ tươi ngon như khi mới thu hoạch đòi hỏi quy trình bảo quản sản phẩm nghiêm ngặt.
Các mặt hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử cần cam kết về chất lượng sản phẩm của các đơn vị trong chuỗi cung ứng, của các hợp tác xã và người nông dân. Bên cạnh đó, kiến thức của người nông dân về kinh doanh trực tuyến còn hạn chế. Vì vậy đòi hỏi người dân phải nghiên cứu, cập nhật kiến thức về công nghệ số trong sản xuất, tiêu thị nông sản.
Để tiếp tục thúc đẩy việc đưa các sản phẩm nông sản của huyện lên sàn thương mại điện tử, trong thời gian tới huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về lợi ích trong việc bán hàng và mua hàng trên sàn thương mại điện tử; đơn vị chức năng hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trên môi trường số cho người nông dân, hợp tác xã; hỗ trợ kết nối hộ sản xuất nông nghiệp với sàn TMĐT để hướng dẫn tham gia các giao dịch. xây dựng tài liệu hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chủ động cung cấp thông tin mùa vụ, sản lượng thu hoạch, nuôi trồng; thời điểm thu hoạch sản phẩm nông nghiệp cho sàn TMĐT; hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho hộ sản xuất nông nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua sản phẩm nông sản của huyện.
1275 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thông qua việc đưa các sản phẩm nông nghiệp của huyện lên sàn thương mại điện tử huyện Văn Chấn kỳ vọng vào việc phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Hiện trên địa bàn huyện có nhiều các sản phẩm chủ lực như Gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ Quế… Nhiều sản phẩm đã và đang được xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như: Chỉ dẫn địa lý Gạo nếp Tú Lệ, Chỉ dẫn địa lý Ba Ba gai Văn Chấn, Chỉ dẫn địa lý Chè Suối Giàng, Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn, Nhãn hiệu tập thể Mật ong Văn Chấn. Bên cạnh đó, 19 sản phẩm của huyện cũng đã được cấp chứng nhận OCOP.
Toàn huyện Văn Chấn hiện có 3.641 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó có 469 hộ chế biến kinh doanh nông lâm sản, 51 hộ bán buôn các sản phẩm nông lâm nghiệp.
Huyện Văn Chấn xác định việc đưa các sản phẩm nông nghiệp lên thương mại điện tử góp phần không nhỏ vào việc đa dạng hoá thị trường, kênh phân phối, tránh bị phụ thuộc vào một vài thị trường nhất định, giảm rủi ro khi có biến động. Tuy nhiên, trong quá trình đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử hiện nay như Postmart.vn và Voso.vn đã gặp những khó khăn, thách thức như: sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua các bên trung gian như thương lái thu mua, đơn vị vận chuyển, sàn thương mại điện tử. Để sản phẩm giữ được độ tươi ngon như khi mới thu hoạch đòi hỏi quy trình bảo quản sản phẩm nghiêm ngặt.
Các mặt hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử cần cam kết về chất lượng sản phẩm của các đơn vị trong chuỗi cung ứng, của các hợp tác xã và người nông dân. Bên cạnh đó, kiến thức của người nông dân về kinh doanh trực tuyến còn hạn chế. Vì vậy đòi hỏi người dân phải nghiên cứu, cập nhật kiến thức về công nghệ số trong sản xuất, tiêu thị nông sản.
Để tiếp tục thúc đẩy việc đưa các sản phẩm nông sản của huyện lên sàn thương mại điện tử, trong thời gian tới huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về lợi ích trong việc bán hàng và mua hàng trên sàn thương mại điện tử; đơn vị chức năng hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trên môi trường số cho người nông dân, hợp tác xã; hỗ trợ kết nối hộ sản xuất nông nghiệp với sàn TMĐT để hướng dẫn tham gia các giao dịch. xây dựng tài liệu hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chủ động cung cấp thông tin mùa vụ, sản lượng thu hoạch, nuôi trồng; thời điểm thu hoạch sản phẩm nông nghiệp cho sàn TMĐT; hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho hộ sản xuất nông nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua sản phẩm nông sản của huyện.