Toàn xã đã có trên 75% số hộ dự trữ rơm khô, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc; 80% số hộ có chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo.
Cán bộ xã Túc Đán kiểm tra việc dự trữ rơm khô cho trâu, bò tại hộ ông Lường Văn Xết, thôn Pa Te.
Xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu hiện có trên 1.100 con trâu, hơn 260 con bò, gần 100 con ngựa, trên 640 con dê và hơn 7.200 con gia cầm các loại. Vì thế, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Theo ông Vàng A Giàng - Phó Chủ tịch UBND xã, cùng với công tác tuyên truyền thường xuyên, ngay đầu mùa đông, xã tổ chức hội nghị chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống rét; vận động nhân dân che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi...”.
Anh Lường Văn Xết ở thôn Pa Te cho biết: "Gia đình tôi nuôi cả trâu và bò, cùng với sửa chữa chuồng trại tôi còn trồng thêm cỏ. Hàng năm, toàn bộ rơm rạ sau thu hoạch đều phơi khô làm thức ăn dự trữ cho vật nuôi. Mùa đông, tôi còn nấu cám hòa nước ấm cho trâu, bò uống, tăng sức chống chịu rét; quấn thêm chăn cũ cho bê, nghé và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ”.
Anh Vì Văn Thắng cũng ở thôn Pa Te trao đổi: "Gia đình tôi nuôi trâu, 3 năm gần đây tôi nuôi thêm dê. Tôi thực hiện tốt việc trồng cỏ, dự trữ rơm khô, chăm sóc, phòng dịch bệnh nên đàn vật nuôi phát triển tốt, có thêm thu nhập đáng kể cho gia đình”.
Hiện nay, toàn xã đã có trên 75% số hộ dự trữ rơm khô, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc; 80% số hộ có chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo. Là địa phương có đàn đại gia súc khá lớn, nhiều hộ có tới hàng chục con nên gặp không ít khó khăn về nguồn thức ăn dự trữ, do đó một số hộ vẫn còn giữ thói quen chăn thả rông ở trên bãi. Đây cũng là hạn chế trong việc kiểm soát dịch bệnh lúc có rét đậm, rét hại không kịp đi tìm đưa gia súc về tránh rét.
Từ thực tế này, ngoài tuyên truyền tăng cường dự trữ thức ăn thô, xã còn vận động nhân dân chủ động thức ăn tinh bột giàu dinh dưỡng như: cám ngô, cám gạo để nấu cho gia súc ăn thêm; thường xuyên cập nhập thông tin thời tiết, nắm bắt kịp thời các đợt mưa dông kéo dài, rét đậm, rét hại có thể xảy ra để sớm di chuyển đàn trâu, bò, dê thả rông về chuồng tránh rét, tiện chăm sóc, cũng như chủ động xuất bán những con thương phẩm, con già yếu và tự phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán...
Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chú trọng chỉ đạo công tác tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ kịp thời, đầy đủ, đặc biệt là một số loại bệnh thường gặp về mùa đông ở gia súc như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn, dê; viêm đường hô hấp cấp tính ở lợn...
Nhờ những giải pháp đó, những năm gần đây, đàn vật nuôi của xã Túc Đán được phát triển ổn định, tình trạng chết do đói, rét được kiềm chế. Toàn xã đã có gần 20 hộ chăn nuôi đại gia súc có quy mô từ 5 con trâu, bò trở lên; trong đó có 7 hộ có từ 10 con trở lên, người dân đang từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa.
1195 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Toàn xã đã có trên 75% số hộ dự trữ rơm khô, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc; 80% số hộ có chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo.Xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu hiện có trên 1.100 con trâu, hơn 260 con bò, gần 100 con ngựa, trên 640 con dê và hơn 7.200 con gia cầm các loại. Vì thế, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Theo ông Vàng A Giàng - Phó Chủ tịch UBND xã, cùng với công tác tuyên truyền thường xuyên, ngay đầu mùa đông, xã tổ chức hội nghị chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống rét; vận động nhân dân che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi...”.
Anh Lường Văn Xết ở thôn Pa Te cho biết: "Gia đình tôi nuôi cả trâu và bò, cùng với sửa chữa chuồng trại tôi còn trồng thêm cỏ. Hàng năm, toàn bộ rơm rạ sau thu hoạch đều phơi khô làm thức ăn dự trữ cho vật nuôi. Mùa đông, tôi còn nấu cám hòa nước ấm cho trâu, bò uống, tăng sức chống chịu rét; quấn thêm chăn cũ cho bê, nghé và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ”.
Anh Vì Văn Thắng cũng ở thôn Pa Te trao đổi: "Gia đình tôi nuôi trâu, 3 năm gần đây tôi nuôi thêm dê. Tôi thực hiện tốt việc trồng cỏ, dự trữ rơm khô, chăm sóc, phòng dịch bệnh nên đàn vật nuôi phát triển tốt, có thêm thu nhập đáng kể cho gia đình”.
Hiện nay, toàn xã đã có trên 75% số hộ dự trữ rơm khô, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc; 80% số hộ có chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo. Là địa phương có đàn đại gia súc khá lớn, nhiều hộ có tới hàng chục con nên gặp không ít khó khăn về nguồn thức ăn dự trữ, do đó một số hộ vẫn còn giữ thói quen chăn thả rông ở trên bãi. Đây cũng là hạn chế trong việc kiểm soát dịch bệnh lúc có rét đậm, rét hại không kịp đi tìm đưa gia súc về tránh rét.
Từ thực tế này, ngoài tuyên truyền tăng cường dự trữ thức ăn thô, xã còn vận động nhân dân chủ động thức ăn tinh bột giàu dinh dưỡng như: cám ngô, cám gạo để nấu cho gia súc ăn thêm; thường xuyên cập nhập thông tin thời tiết, nắm bắt kịp thời các đợt mưa dông kéo dài, rét đậm, rét hại có thể xảy ra để sớm di chuyển đàn trâu, bò, dê thả rông về chuồng tránh rét, tiện chăm sóc, cũng như chủ động xuất bán những con thương phẩm, con già yếu và tự phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán...
Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chú trọng chỉ đạo công tác tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ kịp thời, đầy đủ, đặc biệt là một số loại bệnh thường gặp về mùa đông ở gia súc như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn, dê; viêm đường hô hấp cấp tính ở lợn...
Nhờ những giải pháp đó, những năm gần đây, đàn vật nuôi của xã Túc Đán được phát triển ổn định, tình trạng chết do đói, rét được kiềm chế. Toàn xã đã có gần 20 hộ chăn nuôi đại gia súc có quy mô từ 5 con trâu, bò trở lên; trong đó có 7 hộ có từ 10 con trở lên, người dân đang từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa.