Ông Lê Huy Hợp, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái: "Tôi tự hào khi được sinh ra trong lòng Đảng, được cán bộ của Đảng nuôi dưỡng, bồng bế, chỉ dạy cho đến khi tôi lớn lên, và rồi được Đảng giao cho nhiệm vụ...".
Ông Lê Huy Hợp, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái là cán bộ tiền khởi nghĩa và cũng là nhân chứng lịch sử những ngày đầu thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
Cách đây 77 năm, ngày 30/6/1945, tại Chiến khu Vần - Hiền Lương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư đã mở ra một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh Yên Bái trong đấu tranh giành chính quyền.
Trong những ngày đầu thành lập, Đảng bộ tỉnh Yên Bái gặp vô vàn khó khăn do số lượng đảng viên ít, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xứ ủy Bắc Kỳ, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng ngày một phát triển, tiến hành khởi nghĩa giải phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái.
Yên Bái vinh dự, tự hào là một trong những địa phương tiêu biểu sớm giành chính quyền về tay nhân dân và ít hao tổn xương máu.
Nhiều khó khăn, gian khổ nhưng luôn có niềm tin vào Đảng
Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường có cuộc trò chuyện với nhân chứng lịch sử ông Lê Huy Hợp là cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái, ông cũng là một trong số ít những cán bộ tham gia cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
Mặc dù ông đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng trước mắt chúng tôi là một cán bộ tiền khởi nghĩa giản dị và đầy tính cách mạng trong con người của nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái Lê Huy Hợp.
Ông cười nói với chúng tôi rằng, trong hoạt động cách mạng hay ở cái tuổi 80 đi chăng nữa thì ông vẫn đều đặn tập thể dục, nhưng thời gian gần đây, khi ông bước sang tuổi 90 rồi, ông không còn có sức khỏe được như xưa.
Bắt đầu câu chuyện khi mới thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái, ông Hợp kể: “Nói về cảm xúc khi hoạt động cách mạng từ khi có Đảng ở Yên Bái, tôi vẫn nhớ như in cái cảm xúc khi ấy không thể nào diễn tả được, nó vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào đối với tôi.
Tôi biết Đảng từ rất sớm bởi vì tôi sinh ra trong lòng Đảng mà, mẹ tôi là chị gái của ông Đào Đình Bảng (một người đảng viên đầu tiên của tỉnh Yên Bái), không những vậy, người nhà của tôi cũng tham gia hoạt động cách mạng, chính vì vậy, việc giác ngộ cách mạng đối với tôi chỉ là sớm hay muộn.”
Chiến khu Vần, nơi Đảng bộ tỉnh Yên Bái được thành lập đã giúp quân dân Yên Bái đi đến thắng lợi trong cuộc cách mạng.
Năm ấy (1945), mặc dù tôi mới 13 tuổi, nhưng tôi đã được các đồng chí đưa vào tham gia hoạt động trong tổ chức thanh niên cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc ở làng Hiền Lương, Minh Quân.
Sau này, chính nơi đây các đồng chí Ngô Minh Loan, Lê Huy Ấm, Đào Đình Bảng, Bình Phương, Trần Quảng Bình đã xây dựng nên chi bộ đầu tiên. Các đồng chí ấy lấy tôi làm liên lạc bí mật cho chi bộ này hoạt động từ Đồng Lâm, Bình Kiệm lên đến Hiền Lương, Minh Quân (Yên Bái ngày nay).
Mặc dù những năm tháng khó khăn, vất vả đã qua từ lâu nhưng với ông Lê Huy Hợp câu chuyện năm ấy như vừa mới xảy ra: “Những ngày đầu hoạt động cách mạng, vì tôi còn bé, tôi chưa thể đi làm tuyên truyền mà chủ yếu làm công tác dẫn đường, bảo vệ và canh gác là chính.
Tôi được các đồng chí đảng viên giao trọng trách đi trước dẫn đường, nghe ngóng xem có cái gì ở phía trước không, hay có nguy hiểm gì để phải đi nhanh, đi chậm ra sao.”
Ông Hợp vừa kể vừa vẽ cho chúng tôi biết những ký hiệu bằng lá cây, cành cây khi ông sử dụng cho các đồng chí đảng viên làm sao biết để đi nhanh, thế nào là đi chậm, rẽ trái hay rẽ phải. Ông cũng không quên nhắc các đồng chí đảng viên ấy phải đá, hủy lá cây khi nhìn thấy và hiểu ký hiệu nhằm tránh lộ bí mật.
Ông Hợp kể tiếp, “Có nhiều lần, tôi phải canh gác ở bên ngoài cho chi bộ họp. Nếu có người nào đến phá hoại buổi họp thì tôi nhanh chóng báo cáo để các đồng chí đảng viên có hướng xử lý. Có những lúc phải theo dõi nhà của các đồng chí Ngô Minh Loan, Bình Phương… để đảm bảo an toàn, không cho người lạ làm ảnh hưởng tới các đồng chí ấy.
Có lần, các đồng chí ấy nói với tôi “Tối nay ta ngủ ở đây, có việc gì phải báo cho ta ngay”. Có những lúc, các đồng chí ấy báo ở nhà này, những đến khuya lại ngủ nhà khác hòng đánh lừa người ngoài.
Kể về chiến công đáng tự hào đầu tiên từ khi thành lập Ban Cán sự Đảng ở Yên Bái (30/6/1945), ông Lê Huy Hợp nói: “Tôi được nghe các đồng chí đảng viên khi ấy kể lại, trận đánh cực kỳ quan trọng là trận đấu tranh bằng phương pháp chính trị với quân đội Pháp và trận đánh quân phát xít Nhật tại Chiến khu Vần. Đây có lẽ là chiến công đầu tiên và thành công nhất từ sau khi có Chi bộ đảng đầu tiên ở tỉnh Yên Bái.
Năm 1946, đồng chí Ngô Minh Loan, đồng chí Trần Quảng Bình đã lên gặp tướng Pháp trên đồn cao ở Chiến khu Vần yêu cầu quân đội Pháp hạ vũ khí đầu hàng khi mà chúng chưa rút khỏi địa phương. Các đồng chí ấy cũng đã thuyết phục một số đơn vị có người Việt tham gia vào đội quân của Pháp đầu hàng bỏ súng xuống.
Hành động ấy đã khiến cho việc giành chính quyền ít hao tổn xương máu và chiến thắng ở Chiến khu Vần (Yên Bái) góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của cả nước giành chính quyền."
“Tự hào khi được sinh ra trong lòng Đảng…”
Nhìn vào những Bằng khen, giấy khen, Huân, huy chương mà ông được trao tặng, ông Lê Huy Hợp lại rưng rưng nước mắt: “Tôi tự hào khi được sinh ra trong lòng Đảng, được cán bộ ít ỏi khi ấy của Đảng nuôi dưỡng, bồng bế, chỉ dạy cho đến khi tôi lớn lên, và rồi được Đảng giao cho nhiệm vụ làm cán bộ tuyên giáo đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào Nhân dân.”
Ông Hợp kể lại, việc kết nạp đảng viên khi mới thành lập Chi bộ Đảng ở Yên Bái, do khó khăn và đặc thù của cách mạng là hoạt động bí mật, chính vì vậy các đồng chí đảng viên tổ chức kết nạp đảng cho đảng viên mới chỉ có ba đồng chí đảng viên gặp mặt nhau, rồi một đảng viên chính thức giới thiệu thêm đảng viên mới. Chứ không được tổ chức kết nạp đảng như ngày nay”.
Không chỉ niềm tự hào về Đảng, ông Hợp cũng tự hào khi trở thành người tuyên truyền của Đảng. Đối với tôi, người làm tuyên giáo phải là người trung thành nhất, nói giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, có tài và chuyên môn sâu sắc. Có lần, tôi cùng cán bộ công an, mặt trận, quân đội và cán bộ tuyên truyền đã đi xuống thôn bản để tuyên truyền cho bà con với cái tên Việt Minh yêu nước.
Ông kể, chúng tôi tuyên truyền để cho bà con, người dân hiểu được rằng, thực dân Pháp họ đến đây hòng cướp bóc của cải, tài sản của ta, nó lấy các thứ ấy là để nuôi chúng. Còn ta là người Việt Nam, chúng ta có Đảng, Bác Hồ và một mặt trận yêu nước Việt Minh, tất cả người dân Việt Nam chúng ai yêu quý đất nước sinh thời đều có thể kết nạp vào mặt trận này hết.
Bây giờ mời bà con tham gia vào mặt trận Việt Minh để đoàn kết, nam nữ, dân tộc này, dân tộc kia để ta đoàn kết thành yêu nước, yêu quý làng xóm và thành lập ra các tổ chức để bảo vệ, tập hợp làng xóm với nhau. Thứ nhất là có Hội đoàn kết Việt Minh, Ủy ban với các thành viên để bà con nghe thấy ai tốt, ai xấu thì báo cáo cho Hội, cho Ủy ban.
Ngay lúc này, bà con chúng ta phải đoàn kết lại, làm ruộng, nuôi lợn, nuôi cá, nuôi gà của ai người ấy giữ lấy để báo cáo với mặt trận Việt Minh chứ không được cho người Pháp hay Nhật…
Từ đó, bà con tin tưởng, chăm lo làm ruộng, góp sức người, sức của cho cách mạng, cho Đảng.
Tiếp bước truyền thống cách mạng hào hùng, trải qua 77 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ Tỉnh Yên Bái không ngừng lớn mạnh, đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2025 đã đề ra mục tiêu quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
|
Theo https://kinhtemoitruong.vn
810 lượt xem
Ông Lê Huy Hợp, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái: "Tôi tự hào khi được sinh ra trong lòng Đảng, được cán bộ của Đảng nuôi dưỡng, bồng bế, chỉ dạy cho đến khi tôi lớn lên, và rồi được Đảng giao cho nhiệm vụ...".Cách đây 77 năm, ngày 30/6/1945, tại Chiến khu Vần - Hiền Lương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư đã mở ra một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh Yên Bái trong đấu tranh giành chính quyền.
Trong những ngày đầu thành lập, Đảng bộ tỉnh Yên Bái gặp vô vàn khó khăn do số lượng đảng viên ít, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xứ ủy Bắc Kỳ, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng ngày một phát triển, tiến hành khởi nghĩa giải phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái.
Yên Bái vinh dự, tự hào là một trong những địa phương tiêu biểu sớm giành chính quyền về tay nhân dân và ít hao tổn xương máu.
Nhiều khó khăn, gian khổ nhưng luôn có niềm tin vào Đảng
Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường có cuộc trò chuyện với nhân chứng lịch sử ông Lê Huy Hợp là cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái, ông cũng là một trong số ít những cán bộ tham gia cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
Mặc dù ông đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng trước mắt chúng tôi là một cán bộ tiền khởi nghĩa giản dị và đầy tính cách mạng trong con người của nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái Lê Huy Hợp.
Ông cười nói với chúng tôi rằng, trong hoạt động cách mạng hay ở cái tuổi 80 đi chăng nữa thì ông vẫn đều đặn tập thể dục, nhưng thời gian gần đây, khi ông bước sang tuổi 90 rồi, ông không còn có sức khỏe được như xưa.
Bắt đầu câu chuyện khi mới thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái, ông Hợp kể: “Nói về cảm xúc khi hoạt động cách mạng từ khi có Đảng ở Yên Bái, tôi vẫn nhớ như in cái cảm xúc khi ấy không thể nào diễn tả được, nó vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào đối với tôi.
Tôi biết Đảng từ rất sớm bởi vì tôi sinh ra trong lòng Đảng mà, mẹ tôi là chị gái của ông Đào Đình Bảng (một người đảng viên đầu tiên của tỉnh Yên Bái), không những vậy, người nhà của tôi cũng tham gia hoạt động cách mạng, chính vì vậy, việc giác ngộ cách mạng đối với tôi chỉ là sớm hay muộn.”
Chiến khu Vần, nơi Đảng bộ tỉnh Yên Bái được thành lập đã giúp quân dân Yên Bái đi đến thắng lợi trong cuộc cách mạng.
Năm ấy (1945), mặc dù tôi mới 13 tuổi, nhưng tôi đã được các đồng chí đưa vào tham gia hoạt động trong tổ chức thanh niên cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc ở làng Hiền Lương, Minh Quân.
Sau này, chính nơi đây các đồng chí Ngô Minh Loan, Lê Huy Ấm, Đào Đình Bảng, Bình Phương, Trần Quảng Bình đã xây dựng nên chi bộ đầu tiên. Các đồng chí ấy lấy tôi làm liên lạc bí mật cho chi bộ này hoạt động từ Đồng Lâm, Bình Kiệm lên đến Hiền Lương, Minh Quân (Yên Bái ngày nay).
Mặc dù những năm tháng khó khăn, vất vả đã qua từ lâu nhưng với ông Lê Huy Hợp câu chuyện năm ấy như vừa mới xảy ra: “Những ngày đầu hoạt động cách mạng, vì tôi còn bé, tôi chưa thể đi làm tuyên truyền mà chủ yếu làm công tác dẫn đường, bảo vệ và canh gác là chính.
Tôi được các đồng chí đảng viên giao trọng trách đi trước dẫn đường, nghe ngóng xem có cái gì ở phía trước không, hay có nguy hiểm gì để phải đi nhanh, đi chậm ra sao.”
Ông Hợp vừa kể vừa vẽ cho chúng tôi biết những ký hiệu bằng lá cây, cành cây khi ông sử dụng cho các đồng chí đảng viên làm sao biết để đi nhanh, thế nào là đi chậm, rẽ trái hay rẽ phải. Ông cũng không quên nhắc các đồng chí đảng viên ấy phải đá, hủy lá cây khi nhìn thấy và hiểu ký hiệu nhằm tránh lộ bí mật.
Ông Hợp kể tiếp, “Có nhiều lần, tôi phải canh gác ở bên ngoài cho chi bộ họp. Nếu có người nào đến phá hoại buổi họp thì tôi nhanh chóng báo cáo để các đồng chí đảng viên có hướng xử lý. Có những lúc phải theo dõi nhà của các đồng chí Ngô Minh Loan, Bình Phương… để đảm bảo an toàn, không cho người lạ làm ảnh hưởng tới các đồng chí ấy.
Có lần, các đồng chí ấy nói với tôi “Tối nay ta ngủ ở đây, có việc gì phải báo cho ta ngay”. Có những lúc, các đồng chí ấy báo ở nhà này, những đến khuya lại ngủ nhà khác hòng đánh lừa người ngoài.
Kể về chiến công đáng tự hào đầu tiên từ khi thành lập Ban Cán sự Đảng ở Yên Bái (30/6/1945), ông Lê Huy Hợp nói: “Tôi được nghe các đồng chí đảng viên khi ấy kể lại, trận đánh cực kỳ quan trọng là trận đấu tranh bằng phương pháp chính trị với quân đội Pháp và trận đánh quân phát xít Nhật tại Chiến khu Vần. Đây có lẽ là chiến công đầu tiên và thành công nhất từ sau khi có Chi bộ đảng đầu tiên ở tỉnh Yên Bái.
Năm 1946, đồng chí Ngô Minh Loan, đồng chí Trần Quảng Bình đã lên gặp tướng Pháp trên đồn cao ở Chiến khu Vần yêu cầu quân đội Pháp hạ vũ khí đầu hàng khi mà chúng chưa rút khỏi địa phương. Các đồng chí ấy cũng đã thuyết phục một số đơn vị có người Việt tham gia vào đội quân của Pháp đầu hàng bỏ súng xuống.
Hành động ấy đã khiến cho việc giành chính quyền ít hao tổn xương máu và chiến thắng ở Chiến khu Vần (Yên Bái) góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của cả nước giành chính quyền."
“Tự hào khi được sinh ra trong lòng Đảng…”
Nhìn vào những Bằng khen, giấy khen, Huân, huy chương mà ông được trao tặng, ông Lê Huy Hợp lại rưng rưng nước mắt: “Tôi tự hào khi được sinh ra trong lòng Đảng, được cán bộ ít ỏi khi ấy của Đảng nuôi dưỡng, bồng bế, chỉ dạy cho đến khi tôi lớn lên, và rồi được Đảng giao cho nhiệm vụ làm cán bộ tuyên giáo đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào Nhân dân.”
Ông Hợp kể lại, việc kết nạp đảng viên khi mới thành lập Chi bộ Đảng ở Yên Bái, do khó khăn và đặc thù của cách mạng là hoạt động bí mật, chính vì vậy các đồng chí đảng viên tổ chức kết nạp đảng cho đảng viên mới chỉ có ba đồng chí đảng viên gặp mặt nhau, rồi một đảng viên chính thức giới thiệu thêm đảng viên mới. Chứ không được tổ chức kết nạp đảng như ngày nay”.
Không chỉ niềm tự hào về Đảng, ông Hợp cũng tự hào khi trở thành người tuyên truyền của Đảng. Đối với tôi, người làm tuyên giáo phải là người trung thành nhất, nói giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, có tài và chuyên môn sâu sắc. Có lần, tôi cùng cán bộ công an, mặt trận, quân đội và cán bộ tuyên truyền đã đi xuống thôn bản để tuyên truyền cho bà con với cái tên Việt Minh yêu nước.
Ông kể, chúng tôi tuyên truyền để cho bà con, người dân hiểu được rằng, thực dân Pháp họ đến đây hòng cướp bóc của cải, tài sản của ta, nó lấy các thứ ấy là để nuôi chúng. Còn ta là người Việt Nam, chúng ta có Đảng, Bác Hồ và một mặt trận yêu nước Việt Minh, tất cả người dân Việt Nam chúng ai yêu quý đất nước sinh thời đều có thể kết nạp vào mặt trận này hết.
Bây giờ mời bà con tham gia vào mặt trận Việt Minh để đoàn kết, nam nữ, dân tộc này, dân tộc kia để ta đoàn kết thành yêu nước, yêu quý làng xóm và thành lập ra các tổ chức để bảo vệ, tập hợp làng xóm với nhau. Thứ nhất là có Hội đoàn kết Việt Minh, Ủy ban với các thành viên để bà con nghe thấy ai tốt, ai xấu thì báo cáo cho Hội, cho Ủy ban.
Ngay lúc này, bà con chúng ta phải đoàn kết lại, làm ruộng, nuôi lợn, nuôi cá, nuôi gà của ai người ấy giữ lấy để báo cáo với mặt trận Việt Minh chứ không được cho người Pháp hay Nhật…
Từ đó, bà con tin tưởng, chăm lo làm ruộng, góp sức người, sức của cho cách mạng, cho Đảng.
Tiếp bước truyền thống cách mạng hào hùng, trải qua 77 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ Tỉnh Yên Bái không ngừng lớn mạnh, đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2025 đã đề ra mục tiêu quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Theo https://kinhtemoitruong.vn
Các bài khác
- Ban Dân vận Tỉnh ủy và Công an tỉnh Yên Bái ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2022-2026 (30/06/2022)
- Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 (30/06/2022)
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng Nghĩa trang liệt sỹ nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/06/2022)
- Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2022): Quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, ra sức thi đua, học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh (30/06/2022)
- Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169/NQ-CP của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới (29/06/2022)
- Yên Bái: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (28/06/2022)
- Yên Bái: Ra mắt, phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh tập III (2001 - 2020)” và cung cấp thông tin định kỳ trong Đảng (28/06/2022)
- Điểm hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần từ 20 - 26/6 (27/06/2022)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước tiếp xúc cử tri tại huyện Trấn Yên (22/06/2022)
- Dự báo mưa dông trên khu vực tỉnh Yên Bái đêm 22, ngày 23/6 (22/06/2022)
Xem thêm »