CTTĐT - Sáng 2/7/2022, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương phía Bắc để triển khai công tác ứng phó với bão số 1 (CHABA). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai dự và chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh.
Tối 28/6, vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Sáng 30/6, ATNĐ tiếp tục mạnh lên thành bão - cơn bão số 01 (tên quốc tế CHABA). Hồi 07h00 ngày 02/7, vị trí tâm bão ở 20,4 độ VB; 111,5 độ KĐ (cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 410km). Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ VB; từ 107,0 đến 113,5 độ KĐ. Bão ảnh hưởng đến bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định. Cùng với đó, trong 03 ngày vừa qua, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to.
Theo cảnh báo, ngày 02 - 03/7, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, riêng khu vực Đông Bắc có nơi trên 200mm. Từ ngày 04 - 07/7, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Từ ngày 05 - 07/7, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, tính đến 6h30 ngày 2/7, đã hướng dẫn: 59.967 tàu/269.462 người chủ động di chuyển phòng tránh bão, trong đó, đến 12h00 ngày 01/7, tất cả các tàu đã thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Về thiệt hại ban đầu tính đến 19h00 ngày 01/7, có 02 tàu/8 lao động của tỉnh Quảng Trị bị chìm. Hiện 8 ngư dân đã được cứu an toàn.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 01/7/2022 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ. Đôn đốc các tỉnh, thành phố triển khai ứng phó, cập nhật công tác chỉ đạo triển khai; rà soát, triển khai các biện pháp ứng phó với bão và mưa lũ. Các bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý khi có tình huống; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia sớm nhận định và thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo bão, ATNĐ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó. Đồng thời các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin về diễn biến bão, công tác chỉ đạo ứng phó của Ban Chỉ đạo.
Cùng với đó, 17/17 tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà đã có công điện, văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão. Đặc biệt đối với 04 tỉnh/thành phố gồm Đà Nẵng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã kêu gọi, hướng dẫn cho 655 tàu/4.301 người thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Rà soát kế hoạch, phương án sơ tán di dời dân vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo, khu vực ven biển, cửa sông; kiểm tra, rà soát phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu,…; các tỉnh miền núi phía Bắc sẵn sàng phương án di dời 52.794 người ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí xung yếu.
Tại Yên Bái, tỉnh đã ban hành công điện số 04 ngày 2/7/2022 về việc tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lớn; chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ cao khi mưa lớn xảy ra. Theo đó, toàn tỉnh có 166 hộ gia đình và 02 điểm trường ở khu vực nguy cơ sạt lở taluy cao, tập trung ở Thị xã Nghĩa Lộ (15 hộ); huyện Trạm Tấu (16 hộ); huyện Yên Bình (12 hộ); huyện Mù Cang Chải (69 hộ); huyện Trấn Yên có Trường TH và THCS Hồng Ca 2 nguy cơ sạt lở taluy cao; huyện Văn Chấn (54 hộ và 01 điểm Trường mầm non Sùng Đô nguy cơ sạt lở taluy cao). Các hộ bị ngập sâu, chia cắt do mực nước sông Thao trên báo động 3 là 813 hộ (trong đó huyện Trấn Yên 75 hộ, thành phố Yên Bái 738 hộ). 17 vị trí giao thông bị sạt lở, ngập lụt.
Hiện nay tỉnh đang tiếp tục rà soát để sơ tán những hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao dễ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và các công trình thủy lợi, giao thông có nguy cơ mất an toàn để thông báo đến các thôn, bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền vận động người dân không đi lại, xúc cá, vớt củi khi có mưa lũ…; tăng cường công tác nắm bắt tình hình đảm bảo giữ vững an ninh trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; chủ động giải quyết kịp thời dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho rằng đây là cơn bão đầu mùa, diễn biến còn phức tạp. Để chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất, tránh tư tưởng chủ quan thì các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 01/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, nguy cơ rủi ro đối với các đối tượng chịu tác động của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trước hết tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân… Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ chủ động tổ chức thực hiện bám sát thực tế để ứng phó hiệu quả với bão số 1 và tình hình mưa lũ. Cùng với đó, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về thông tin dự báo và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
Các địa phương ven biển cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến của bão.
Đối với các tỉnh phía Bắc có thể ảnh hưởng của mưa lớn cần tập trung bám sát tình hình, có phương án sẵn sàng ứng phó; đảm bảo an toàn cho người dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở; tổ chức vận hành phù hợp, bảo đảm an toàn hồ đập.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng nhấn mạnh trong năm nay dự báo sẽ có nhiều cơn bão với diễn biến phức tạp. Vì vậy các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, kịp thời hơn, chính xác hơn để ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết; tăng cường công tác phối hợp, điều hành giữa các bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả công tác ứng phó thiên tai.
1558 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 2/7/2022, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương phía Bắc để triển khai công tác ứng phó với bão số 1 (CHABA). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai dự và chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh.
Tối 28/6, vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Sáng 30/6, ATNĐ tiếp tục mạnh lên thành bão - cơn bão số 01 (tên quốc tế CHABA). Hồi 07h00 ngày 02/7, vị trí tâm bão ở 20,4 độ VB; 111,5 độ KĐ (cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 410km). Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ VB; từ 107,0 đến 113,5 độ KĐ. Bão ảnh hưởng đến bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định. Cùng với đó, trong 03 ngày vừa qua, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to.
Theo cảnh báo, ngày 02 - 03/7, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, riêng khu vực Đông Bắc có nơi trên 200mm. Từ ngày 04 - 07/7, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Từ ngày 05 - 07/7, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, tính đến 6h30 ngày 2/7, đã hướng dẫn: 59.967 tàu/269.462 người chủ động di chuyển phòng tránh bão, trong đó, đến 12h00 ngày 01/7, tất cả các tàu đã thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Về thiệt hại ban đầu tính đến 19h00 ngày 01/7, có 02 tàu/8 lao động của tỉnh Quảng Trị bị chìm. Hiện 8 ngư dân đã được cứu an toàn.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 01/7/2022 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ. Đôn đốc các tỉnh, thành phố triển khai ứng phó, cập nhật công tác chỉ đạo triển khai; rà soát, triển khai các biện pháp ứng phó với bão và mưa lũ. Các bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý khi có tình huống; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia sớm nhận định và thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo bão, ATNĐ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó. Đồng thời các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin về diễn biến bão, công tác chỉ đạo ứng phó của Ban Chỉ đạo.
Cùng với đó, 17/17 tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà đã có công điện, văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão. Đặc biệt đối với 04 tỉnh/thành phố gồm Đà Nẵng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã kêu gọi, hướng dẫn cho 655 tàu/4.301 người thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Rà soát kế hoạch, phương án sơ tán di dời dân vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo, khu vực ven biển, cửa sông; kiểm tra, rà soát phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu,…; các tỉnh miền núi phía Bắc sẵn sàng phương án di dời 52.794 người ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí xung yếu.
Tại Yên Bái, tỉnh đã ban hành công điện số 04 ngày 2/7/2022 về việc tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lớn; chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ cao khi mưa lớn xảy ra. Theo đó, toàn tỉnh có 166 hộ gia đình và 02 điểm trường ở khu vực nguy cơ sạt lở taluy cao, tập trung ở Thị xã Nghĩa Lộ (15 hộ); huyện Trạm Tấu (16 hộ); huyện Yên Bình (12 hộ); huyện Mù Cang Chải (69 hộ); huyện Trấn Yên có Trường TH và THCS Hồng Ca 2 nguy cơ sạt lở taluy cao; huyện Văn Chấn (54 hộ và 01 điểm Trường mầm non Sùng Đô nguy cơ sạt lở taluy cao). Các hộ bị ngập sâu, chia cắt do mực nước sông Thao trên báo động 3 là 813 hộ (trong đó huyện Trấn Yên 75 hộ, thành phố Yên Bái 738 hộ). 17 vị trí giao thông bị sạt lở, ngập lụt.
Hiện nay tỉnh đang tiếp tục rà soát để sơ tán những hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao dễ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và các công trình thủy lợi, giao thông có nguy cơ mất an toàn để thông báo đến các thôn, bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền vận động người dân không đi lại, xúc cá, vớt củi khi có mưa lũ…; tăng cường công tác nắm bắt tình hình đảm bảo giữ vững an ninh trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; chủ động giải quyết kịp thời dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho rằng đây là cơn bão đầu mùa, diễn biến còn phức tạp. Để chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất, tránh tư tưởng chủ quan thì các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 01/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, nguy cơ rủi ro đối với các đối tượng chịu tác động của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trước hết tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân… Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ chủ động tổ chức thực hiện bám sát thực tế để ứng phó hiệu quả với bão số 1 và tình hình mưa lũ. Cùng với đó, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về thông tin dự báo và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
Các địa phương ven biển cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến của bão.
Đối với các tỉnh phía Bắc có thể ảnh hưởng của mưa lớn cần tập trung bám sát tình hình, có phương án sẵn sàng ứng phó; đảm bảo an toàn cho người dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở; tổ chức vận hành phù hợp, bảo đảm an toàn hồ đập.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng nhấn mạnh trong năm nay dự báo sẽ có nhiều cơn bão với diễn biến phức tạp. Vì vậy các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, kịp thời hơn, chính xác hơn để ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết; tăng cường công tác phối hợp, điều hành giữa các bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả công tác ứng phó thiên tai.