CTTĐT - Xã Kiên Thành là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn của huyện Trấn Yên với hơn 8.000 ha. Trong khoảng chục năm trở về trước, chính quyền địa phương nơi đây còn loay hoay với việc tìm ra loại cây trồng phù hợp, đáp ứng được tiềm năng về đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao. Còn bây giờ khi nhắc đến Kiên Thành là người ta biết ngay đây là xã có vùng nguyên liệu tre Bát Độ lớn nhất của huyện. Cuộc sống của người dân đang có những bước thay đổi rõ rệt nhờ vào chính loại cây trồng này.
Cây tre Bát Độ giúp người dân Kiên Thành xóa đói giảm nghèo
Gia đình anh Hoàng Văn Thảo ở thôn Đồng An, xã Kiên Thành hiện có gần 5 ha tre Bát Độ, trong đó có 3 ha đã cho thu hoạch. Năm 2016, thu nhập từ vườn tre của gia đình anh đạt trên 50 triệu đồng. Thấy được hiệu quả kinh tế cao và ổn định, trong năm 2017 này gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích thêm 3 ha trên các diện tích đồi mới thu hoạch quế và diện tích vườn tạp. Thời gian qua, gia đình anh và các hộ dân trong thôn đã được cán bộ kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện và Trung tâm khuyến nông tỉnh Yên Bái đến tận nơi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng tre. Hiện nay, vợ chồng anh Thảo đang đang thuê thêm nhân công để khai thác củ giống và đào hố tiến hành trồng tre đảm bảo trong khung lịch thời vụ.
Cũng giống như gia đình anh Thảo, giờ đây hàng trăm hộ dân trong xã đang tích cực chuẩn bị đất để tiếp tục mở rộng diện tích trồng tre. Nhờ vậy, đến nay diện tích trồng tre của xã liên tục được mở rộng trong từng năm. Vài năm trước Kiên Thành còn là một xã vùng sâu, vùng xa khó khăn và nghèo bậc nhất huyện, nhưng hôm nay đã có bước phát triển vượt bậc, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, nhiều hộ dân đã trở nên khá giàu. Toàn xã có hơn 900 hộ dân thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng Bát Độ. Nhà ít cũng vài trăm gốc, nhà nhiều cũng có cả chục ha. Hiện nay tổng diện tích tre Bát Độ của xã là trên 1.268 ha, trong đó có hơn 1.050 ha trong thời kỳ thu hoạch măng, một số thôn, bản có diện tích lớn như Đồng Cát, Cát Tường, Khe Rộng, Khe Tối, Yên Thịnh và Đồng Ruộng. Sản lượng măng vỏ tươi của xã trong năm 2016 đạt trên 21.000 tấn, đem lại thu nhập trên 16 tỷ đồng cho người dân.
Trong năm 2017 này, xã Kiên Thành được giao kế hoạch trồng mới 250 ha tre Bát Độ, từ đó sẽ nâng tổng diện tích tre Bát Độ của xã lên trên 1.500 ha. Ngay từ tháng 9/2016, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho các ban ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn, bản rà soát nguồn củ giống, rà soát quỹ đất trồng tre Bát Độ, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký trồng và phối hợp với cán bộ kỹ thuật kiểm tra điều kiện đất đai của các hộ để khi trồng cây sống đạt tỷ lệ cao nhất. Ông Dương Kim Hưng, chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết thêm: “chúng tôi đã phối hợp với Ban quản lý chương trình tre Bát Độ của huyện chỉ đạo việc rà soát các vườn giống, lựa chọn những vườn giống có từ 4 năm tuổi trở lên để khai thác. Đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác củ giống, kỹ thuật trồng cho các hộ dân theo hình thức nhóm hộ ngay tại nương đồi, từ đó vận động các hộ khai thác đảm bảo đủ cung ứng cho việc trồng mới trong khung lịch thời vụ”.
Vào thời điểm này, người dân ở 12 thôn, bản trong xã Kiên Thành đang tích cực khai thác củ giống, đào hố, vận chuyển phân bón để trồng tre. Từ các thôn Đồng Cát, Cát Tường đến bản Đồng Ruộng đâu đâu cũng rộn ràng không khí hăng say lao động trên các nương đồi, từ các hộ người Dao, người Tày, người Kinh đến các hộ người Mông đều hăng hái chuẩn bị vào vụ trồng tre. Có thế khẳng định loại cây trồng này đã tích cực đẩy lùi đói nghèo và làm giàu cho nông dân, tạo sự tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền trong huyện.
2151 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xã Kiên Thành là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn của huyện Trấn Yên với hơn 8.000 ha. Trong khoảng chục năm trở về trước, chính quyền địa phương nơi đây còn loay hoay với việc tìm ra loại cây trồng phù hợp, đáp ứng được tiềm năng về đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao. Còn bây giờ khi nhắc đến Kiên Thành là người ta biết ngay đây là xã có vùng nguyên liệu tre Bát Độ lớn nhất của huyện. Cuộc sống của người dân đang có những bước thay đổi rõ rệt nhờ vào chính loại cây trồng này.Gia đình anh Hoàng Văn Thảo ở thôn Đồng An, xã Kiên Thành hiện có gần 5 ha tre Bát Độ, trong đó có 3 ha đã cho thu hoạch. Năm 2016, thu nhập từ vườn tre của gia đình anh đạt trên 50 triệu đồng. Thấy được hiệu quả kinh tế cao và ổn định, trong năm 2017 này gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích thêm 3 ha trên các diện tích đồi mới thu hoạch quế và diện tích vườn tạp. Thời gian qua, gia đình anh và các hộ dân trong thôn đã được cán bộ kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện và Trung tâm khuyến nông tỉnh Yên Bái đến tận nơi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng tre. Hiện nay, vợ chồng anh Thảo đang đang thuê thêm nhân công để khai thác củ giống và đào hố tiến hành trồng tre đảm bảo trong khung lịch thời vụ.
Cũng giống như gia đình anh Thảo, giờ đây hàng trăm hộ dân trong xã đang tích cực chuẩn bị đất để tiếp tục mở rộng diện tích trồng tre. Nhờ vậy, đến nay diện tích trồng tre của xã liên tục được mở rộng trong từng năm. Vài năm trước Kiên Thành còn là một xã vùng sâu, vùng xa khó khăn và nghèo bậc nhất huyện, nhưng hôm nay đã có bước phát triển vượt bậc, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, nhiều hộ dân đã trở nên khá giàu. Toàn xã có hơn 900 hộ dân thì đã có trên 500 hộ trồng tre măng Bát Độ. Nhà ít cũng vài trăm gốc, nhà nhiều cũng có cả chục ha. Hiện nay tổng diện tích tre Bát Độ của xã là trên 1.268 ha, trong đó có hơn 1.050 ha trong thời kỳ thu hoạch măng, một số thôn, bản có diện tích lớn như Đồng Cát, Cát Tường, Khe Rộng, Khe Tối, Yên Thịnh và Đồng Ruộng. Sản lượng măng vỏ tươi của xã trong năm 2016 đạt trên 21.000 tấn, đem lại thu nhập trên 16 tỷ đồng cho người dân.
Trong năm 2017 này, xã Kiên Thành được giao kế hoạch trồng mới 250 ha tre Bát Độ, từ đó sẽ nâng tổng diện tích tre Bát Độ của xã lên trên 1.500 ha. Ngay từ tháng 9/2016, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho các ban ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn, bản rà soát nguồn củ giống, rà soát quỹ đất trồng tre Bát Độ, tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký trồng và phối hợp với cán bộ kỹ thuật kiểm tra điều kiện đất đai của các hộ để khi trồng cây sống đạt tỷ lệ cao nhất. Ông Dương Kim Hưng, chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết thêm: “chúng tôi đã phối hợp với Ban quản lý chương trình tre Bát Độ của huyện chỉ đạo việc rà soát các vườn giống, lựa chọn những vườn giống có từ 4 năm tuổi trở lên để khai thác. Đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác củ giống, kỹ thuật trồng cho các hộ dân theo hình thức nhóm hộ ngay tại nương đồi, từ đó vận động các hộ khai thác đảm bảo đủ cung ứng cho việc trồng mới trong khung lịch thời vụ”.
Vào thời điểm này, người dân ở 12 thôn, bản trong xã Kiên Thành đang tích cực khai thác củ giống, đào hố, vận chuyển phân bón để trồng tre. Từ các thôn Đồng Cát, Cát Tường đến bản Đồng Ruộng đâu đâu cũng rộn ràng không khí hăng say lao động trên các nương đồi, từ các hộ người Dao, người Tày, người Kinh đến các hộ người Mông đều hăng hái chuẩn bị vào vụ trồng tre. Có thế khẳng định loại cây trồng này đã tích cực đẩy lùi đói nghèo và làm giàu cho nông dân, tạo sự tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền trong huyện.