CTTĐT - Chiều 27/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ quý II/2022 nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2022. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì phiên họp.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì hội nghị
6 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH tỉnh có nhiều khởi sắc, chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì tốt, góp phần tích cực vào phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đến 30/6/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng trên 422 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 12,3%, với gần 81.600 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ.
Nguồn vốn chính sách phát huy hiệu quả giúp người dân phát triển kinh tế
Về kết quả cho vay các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP: Đến 30/6/2022 đã giải ngân cho gần 3.300 khách hàng với tổng số tiền trên 124 tỷ đồng, hoàn thành 91,5% kế hoạch được giao. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm 1.444 lao động, số tiền trên 96 tỷ đồng; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn mua máy tính, thiết bị học tập là 1.291 hộ, số tiền 18 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội 30 hộ với số tiền 9,3 tỷ đồng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 11 cơ sở với số tiền 900 triệu đồng.
6 tháng đầu năm, nguồn vốn tín dụng chính sách với 863 tỷ đồng giải ngân cho vay mới đã hỗ trợ 4.816 lượt hộ gia đình được thụ hưởng tín dụng chính sách. Trong đó có 1.443 hộ nghèo, 703 hộ cận nghèo, 204 hộ mới thoát nghèo, 656 hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; giải quyết việc làm cho 474 lao động chưa có việc làm; xây dựng mới 2.710 công trình cấp nước sạch, công trình vệ sinh đảm bảo ở khu vực nông thôn.
Lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh thảo luận về các giải pháp tuyên truyền tới hội viên phụ nữ về ý nghĩa của nguồn vốn tín dụng chính sách
Tại phiên họp, các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách, công tác ủy thác, quản lý, sử dụng nguồn vốn, đồng thời bàn các giải pháp để nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận phiên họp
Kết luận phiên họp, đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, thị xã tập trung giải ngân, thu nợ đến hạn cho vay quay vòng kịp thời, hoàn thành kế hoạch các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP; thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay 2% năm theo Nghị định 36 của Chính phủ; tiếp tục tham mưu cho cấp ủy chính quyền các cấp thực hiện Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư; hoàn thành 100% kế hoạch tập huấn nghiệp vụ đối với các đối tượng ngoài Ngân hàng CSXH theo kế hoạch. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thực hiện quy trình thủ tục, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hồ sơ cho vay và sử dụng vốn của người vay; chủ động điều chỉnh nguồn vốn giữa các đơn vị đảm bảo tiến độ giải ngân. Đề nghị các sở, ngành phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh xây dựng đề án tín dụng chính sách phát triển ngành, nghề, sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến năm 2025...
Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp giải ngân nguồn vốn vay theo kế hoạch; thường xuyên rà soát, khảo sát nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng; chú trọng xây dựng nhân rộng các mô hình, dự án sản xuất kinh doanh điển hình của hội viên trong vay vốn tín dụng chính sách.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt cho Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1335 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 27/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ quý II/2022 nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2022. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì phiên họp. 6 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH tỉnh có nhiều khởi sắc, chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì tốt, góp phần tích cực vào phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đến 30/6/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng trên 422 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 12,3%, với gần 81.600 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ.
Nguồn vốn chính sách phát huy hiệu quả giúp người dân phát triển kinh tế
Về kết quả cho vay các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP: Đến 30/6/2022 đã giải ngân cho gần 3.300 khách hàng với tổng số tiền trên 124 tỷ đồng, hoàn thành 91,5% kế hoạch được giao. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm 1.444 lao động, số tiền trên 96 tỷ đồng; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn mua máy tính, thiết bị học tập là 1.291 hộ, số tiền 18 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội 30 hộ với số tiền 9,3 tỷ đồng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 11 cơ sở với số tiền 900 triệu đồng.
6 tháng đầu năm, nguồn vốn tín dụng chính sách với 863 tỷ đồng giải ngân cho vay mới đã hỗ trợ 4.816 lượt hộ gia đình được thụ hưởng tín dụng chính sách. Trong đó có 1.443 hộ nghèo, 703 hộ cận nghèo, 204 hộ mới thoát nghèo, 656 hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; giải quyết việc làm cho 474 lao động chưa có việc làm; xây dựng mới 2.710 công trình cấp nước sạch, công trình vệ sinh đảm bảo ở khu vực nông thôn.
Lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh thảo luận về các giải pháp tuyên truyền tới hội viên phụ nữ về ý nghĩa của nguồn vốn tín dụng chính sách
Tại phiên họp, các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách, công tác ủy thác, quản lý, sử dụng nguồn vốn, đồng thời bàn các giải pháp để nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận phiên họp
Kết luận phiên họp, đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, thị xã tập trung giải ngân, thu nợ đến hạn cho vay quay vòng kịp thời, hoàn thành kế hoạch các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP; thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay 2% năm theo Nghị định 36 của Chính phủ; tiếp tục tham mưu cho cấp ủy chính quyền các cấp thực hiện Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư; hoàn thành 100% kế hoạch tập huấn nghiệp vụ đối với các đối tượng ngoài Ngân hàng CSXH theo kế hoạch. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thực hiện quy trình thủ tục, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hồ sơ cho vay và sử dụng vốn của người vay; chủ động điều chỉnh nguồn vốn giữa các đơn vị đảm bảo tiến độ giải ngân. Đề nghị các sở, ngành phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh xây dựng đề án tín dụng chính sách phát triển ngành, nghề, sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến năm 2025...
Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp giải ngân nguồn vốn vay theo kế hoạch; thường xuyên rà soát, khảo sát nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng; chú trọng xây dựng nhân rộng các mô hình, dự án sản xuất kinh doanh điển hình của hội viên trong vay vốn tín dụng chính sách.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt cho Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.