CTTĐT - Chiều 28/7, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh Phiên họp
Dự Phiên họp có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái.
Tại Phiên họp, lãnh đạo Ban Nội Chính Tỉnh ủy đã công bố Quyết định số 463-QĐ/TU ngày 27/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Theo đó, Ban Chỉ đạo được thành lập gồm 15 đồng chí. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sau khi nghe dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ thành viên; chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo; đề xuất các vụ án, vụ việc đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, với tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung, đảm bảo quy định của Trung ương, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái phát biểu kết luận Phiên họp
Phát biểu kết luận Phiên họp, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên, đề nghị cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện để sớm ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ thành viên; chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo.
Để triển khai hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ngay sau khi thành lập, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; bảo đảm các hoạt động trên phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Chú trọng phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng mới; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Đồng thời, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản bị tham nhũng ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và trong giai đoạn thi hành án; khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch, có bản lĩnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trên cơ sở Quy chế làm việc, Quyết định phân công nhiệm vụ và Chương trình công tác năm 2022, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.
1678 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 28/7, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái.Dự Phiên họp có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái.
Tại Phiên họp, lãnh đạo Ban Nội Chính Tỉnh ủy đã công bố Quyết định số 463-QĐ/TU ngày 27/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Theo đó, Ban Chỉ đạo được thành lập gồm 15 đồng chí. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sau khi nghe dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ thành viên; chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo; đề xuất các vụ án, vụ việc đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, với tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung, đảm bảo quy định của Trung ương, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái phát biểu kết luận Phiên họp
Phát biểu kết luận Phiên họp, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên, đề nghị cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện để sớm ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ thành viên; chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo.
Để triển khai hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ngay sau khi thành lập, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; bảo đảm các hoạt động trên phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Chú trọng phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng mới; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Đồng thời, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản bị tham nhũng ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và trong giai đoạn thi hành án; khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch, có bản lĩnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trên cơ sở Quy chế làm việc, Quyết định phân công nhiệm vụ và Chương trình công tác năm 2022, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.