CTTĐT - Ngày 2/8, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 nhằm đánh giá tình hình, hiệu quả các dự án thủy điện, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thủy điện phát triển, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án điện để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, một số ngân hàng, các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của sở Công Thương, đến nay, tỉnh Yên Bái đã cấp 49 chứng nhận đầu tư và thỏa thuận khảo sát cho 15 dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh, trong đó có 25 dự án đã phát điện với tổng công suất 516,9 MW, điện lượng trung bình hàng năm đạt khoảng 1,8 tỷ kWh/năm, đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh năng lượng cho Quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các dự án trên đã đóng góp cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm hơn 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh hơn 350 tỷ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng và các loại phí liên quan); tạo việc làm ổn định cho hơn 600 lao động với mức lương trung bình 9 triệu đồng/tháng.
6 tháng đầu năm 2022, tình hình vận hành các nhà máy thủy điện tương đối ổn định và an toàn. Sản lượng điện của các nhà máy thủy điện là 840 triệu kWh, đạt 36,5% kế hoạch năm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 11 dự án đang triển khai thi công với tổng công suất lắp máy 110,1 MW; 13 dự án đang làm các thủ tục chuẩn bị khởi công xây dựng với tổng công suất 174,7 MW; 15 dự án đã được chấp thuận khảo sát với tổng công suất 119,9 MW.
Nhiều doanh nghiệp thủy điện vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và sử dụng đất rừng
Tại hội nghị, các doanh nghiệp thủy điện đã thẳng thắn nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đề xuất với tỉnh tháo gỡ liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ phát triển rừng, tạo điều kiện về thời gian nộp thuế khi doanh nghiệp gặp khó khăn, hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về thuế; đảm bảo an toàn hành lang lưới điện của thủy điện; tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vối công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng…Đại diện, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã cung cấp các thông tin, làm rõ những nội dung mà doanh nghiệp quan tâm, vướng mắc tại hội nghị.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò chỉ đạo việc phát triển ngành công nghiệp đặc biệt là thủy điện. Trong đó phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch trên địa bàn. Đồng thời ngành Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương hỗ trợ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện. Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện sắp hoàn thành như: Phìn Hồ, Thào Sa Chải, Sài Lương...
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
Sở Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thủy điện và là đầu mối tiếp nhận thông tin mà doanh nghiệp phản ánh trong quá trình thực hiện; phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình các doanh nghiệp, rà soát lại các dự án chậm tiến độ báo cáo UBND tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện.
Các sở, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phối hợp tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp thủy điện về đầu tư, đất đai, thuế. Các địa phương quyết liệt hơn nữa để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng...
Đối với các doanh nghiệp, cần chủ động tiếp cận thông tin, các thay đổi về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động để kịp thời vận dụng cho phù hợp. Đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện.
2138 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 2/8, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 nhằm đánh giá tình hình, hiệu quả các dự án thủy điện, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thủy điện phát triển, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án điện để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, một số ngân hàng, các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của sở Công Thương, đến nay, tỉnh Yên Bái đã cấp 49 chứng nhận đầu tư và thỏa thuận khảo sát cho 15 dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh, trong đó có 25 dự án đã phát điện với tổng công suất 516,9 MW, điện lượng trung bình hàng năm đạt khoảng 1,8 tỷ kWh/năm, đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh năng lượng cho Quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các dự án trên đã đóng góp cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm hơn 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh hơn 350 tỷ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng và các loại phí liên quan); tạo việc làm ổn định cho hơn 600 lao động với mức lương trung bình 9 triệu đồng/tháng.
6 tháng đầu năm 2022, tình hình vận hành các nhà máy thủy điện tương đối ổn định và an toàn. Sản lượng điện của các nhà máy thủy điện là 840 triệu kWh, đạt 36,5% kế hoạch năm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 11 dự án đang triển khai thi công với tổng công suất lắp máy 110,1 MW; 13 dự án đang làm các thủ tục chuẩn bị khởi công xây dựng với tổng công suất 174,7 MW; 15 dự án đã được chấp thuận khảo sát với tổng công suất 119,9 MW.
Nhiều doanh nghiệp thủy điện vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và sử dụng đất rừng
Tại hội nghị, các doanh nghiệp thủy điện đã thẳng thắn nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đề xuất với tỉnh tháo gỡ liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ phát triển rừng, tạo điều kiện về thời gian nộp thuế khi doanh nghiệp gặp khó khăn, hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về thuế; đảm bảo an toàn hành lang lưới điện của thủy điện; tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vối công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng…Đại diện, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã cung cấp các thông tin, làm rõ những nội dung mà doanh nghiệp quan tâm, vướng mắc tại hội nghị.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò chỉ đạo việc phát triển ngành công nghiệp đặc biệt là thủy điện. Trong đó phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch trên địa bàn. Đồng thời ngành Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương hỗ trợ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện. Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện sắp hoàn thành như: Phìn Hồ, Thào Sa Chải, Sài Lương...
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
Sở Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thủy điện và là đầu mối tiếp nhận thông tin mà doanh nghiệp phản ánh trong quá trình thực hiện; phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình các doanh nghiệp, rà soát lại các dự án chậm tiến độ báo cáo UBND tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện.
Các sở, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phối hợp tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp thủy điện về đầu tư, đất đai, thuế. Các địa phương quyết liệt hơn nữa để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng...
Đối với các doanh nghiệp, cần chủ động tiếp cận thông tin, các thay đổi về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động để kịp thời vận dụng cho phù hợp. Đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện.