CTTĐT - Ngày 3/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 được kết nối trực tuyến tới các địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Quang cảnh hội nghị.
Dự phiên họp tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Theo chương trình, phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022, kết nối trực tuyến tới các địa phương. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thẳng thắn chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nhận định khách quan về kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, phân tích kỹ lưỡng, mổ xẻ đầy đủ, sát thực để làm rõ những khó khăn, thách thức; bài học kinh nghiệm; đánh giá, dự báo, phân tích tình hình thời gian tới trên cơ sở xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi.
Thủ tướng nhấn mạnh tập trung vào một số nội dung thảo luận, gồm 4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không.
Theo đó, 4 ổn định gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường và giá cả; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ba nội dung tăng cường gồm: Tăng cường nắm tình hình, phản ứng kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và đặc biệt là tăng cường tiêm vaccine; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính.
Hai nội dung đẩy mạnh gồm: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho nhân dân; đẩy mạnh quy hoạch và giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư công.
Một tiết giảm là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết.
Một kiên quyết không là kiên quyết không điều hành giật cục, mà khoa học, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, chắc chắn.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; lạm phát nhiều nước tăng cao; rủi ro bất ổn tài chính, tiền tệ; nguy cơ suy thoái tại một số nền kinh tế... tác động mạnh đến nước ta với quy mô kinh tế còn nhỏ, tuy nhiên, với việc triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề quan trọng và xử lý các vấn đề phát sinh, kinh tế xã hội trong nước tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên các ngành, lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; thu ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 77,5% dự toán, tăng 18,1%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số IIP tháng 7 tăng 1,6% so tháng trước, tăng 11,2% so cùng kỳ và 7 tháng tăng 8,8%; 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số công nghiệp 7 tháng tăng. Xuất nhập khẩu tháng 7 tăng 6,1%, 7 tháng tăng 14,8%; 7 tháng xuất khẩu 216,35 tỷ USD (tăng 16,1%), nhập khẩu 215,59 tỷ USD (tăng 13,6%), xuất siêu 764 triệu USD. Thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tháng 7 đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 42,6% so cùng kỳ; 7 tháng đạt 3.205 nghìn tỷ đồng, tăng 16% (gấp 1,5 lần cùng kỳ các năm 2018-2019). Khách quốc tế tháng 7 đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so tháng trước; 7 tháng gấp 10 lần cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới trong 7 tháng là trên 89 nghìn DN (tăng 17,9% so cùng kỳ). An sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
1873 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 3/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 được kết nối trực tuyến tới các địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.Dự phiên họp tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Theo chương trình, phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022, kết nối trực tuyến tới các địa phương. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thẳng thắn chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nhận định khách quan về kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, phân tích kỹ lưỡng, mổ xẻ đầy đủ, sát thực để làm rõ những khó khăn, thách thức; bài học kinh nghiệm; đánh giá, dự báo, phân tích tình hình thời gian tới trên cơ sở xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi.
Thủ tướng nhấn mạnh tập trung vào một số nội dung thảo luận, gồm 4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không.
Theo đó, 4 ổn định gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường và giá cả; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ba nội dung tăng cường gồm: Tăng cường nắm tình hình, phản ứng kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và đặc biệt là tăng cường tiêm vaccine; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính.
Hai nội dung đẩy mạnh gồm: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho nhân dân; đẩy mạnh quy hoạch và giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư công.
Một tiết giảm là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết.
Một kiên quyết không là kiên quyết không điều hành giật cục, mà khoa học, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, chắc chắn.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; lạm phát nhiều nước tăng cao; rủi ro bất ổn tài chính, tiền tệ; nguy cơ suy thoái tại một số nền kinh tế... tác động mạnh đến nước ta với quy mô kinh tế còn nhỏ, tuy nhiên, với việc triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề quan trọng và xử lý các vấn đề phát sinh, kinh tế xã hội trong nước tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên các ngành, lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; thu ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 77,5% dự toán, tăng 18,1%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số IIP tháng 7 tăng 1,6% so tháng trước, tăng 11,2% so cùng kỳ và 7 tháng tăng 8,8%; 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số công nghiệp 7 tháng tăng. Xuất nhập khẩu tháng 7 tăng 6,1%, 7 tháng tăng 14,8%; 7 tháng xuất khẩu 216,35 tỷ USD (tăng 16,1%), nhập khẩu 215,59 tỷ USD (tăng 13,6%), xuất siêu 764 triệu USD. Thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tháng 7 đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 42,6% so cùng kỳ; 7 tháng đạt 3.205 nghìn tỷ đồng, tăng 16% (gấp 1,5 lần cùng kỳ các năm 2018-2019). Khách quốc tế tháng 7 đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so tháng trước; 7 tháng gấp 10 lần cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới trong 7 tháng là trên 89 nghìn DN (tăng 17,9% so cùng kỳ). An sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.