CTTĐT - Sáng 8/8, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức Phiên họp lần thứ ba để đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, tham dự Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh và thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm với sự cố gắng nỗ lực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nên một số chỉ tiêu đã hoàn thành và hoàn thành vượt bậc: tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 11,17% (mục tiêu cả năm 2022 là 7%); tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán đạt 66% (mục tiêu cả năm là 65%)…
Đã có 22 bộ cơ quan ngang bộ đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm; 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Nghị quyết/chỉ thị/văn bản về chuyển đổi số; 62/63 tỉnh thành phố đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm.
Tốc độ truy cập mạng băng thông cố định tăng 32,6%; tốc độ truy cập mạng băng rộng di động tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trên toàn quốc, 35/35 nền tảng số quốc gia đã hoàn thành phát triển, công bố đưa vào sử dụng trong đó có 31 nền tảng số đã đưa vào sử dụng chính thức. Trên toàn quốc đã thành lập 40.590 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 200 nghìn người tham gia.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% huyện; hơn 97% xã trên toàn quốc. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước...
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm ước tính là 10,41%. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số ước đạt 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ 0,69 doanh nghiệp trên 1.000 dân.
So với cùng kỳ năm trước (6/2021), hoạt động của người dân trên môi trường số 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận sự tăng trưởng cả về số lượng người sử dụng và thời lượng sử dụng, đặc biệt ở các nền tảng số do Việt Nam sở hữu và phát triển. Tính đến hết tháng 6/2022 có 24 triệu bộ dữ liệu địa chỉ số của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức được khảo sát, cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số, trong đó có khoảng 7 triệu địa chỉ đã đầy đủ điều kiện để sẵn sàng thông báo cho chủ địa chỉ và chính thức đưa vào sử dụng, khai thác trên nền tảng địa chỉ số….
Tại Yên Bái, trên toàn tỉnh đã hoàn thành 14/38 mục tiêu đạt 36,8% kế hoạch; toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn cho tỉnh về chuyển đổi số. Trong triển khai các nhiệm vụ, đã có một số cơ quan, đơn vị, địa phương là điểm sáng, tiên phong và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về chuyển đổi số, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện các mô hình, nền tảng số. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 10.851 thành viên tham gia. Toàn tỉnh có 72/173 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ 41,6%, trong đó 69/72 xã (phường) chuyển đổi số, 03/72 xã (phường) chuyển đổi số nâng cao…
Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu Hà Nội.
Tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban đã thảo luận, phân tích rõ hơn về những kết quả, khó khăn, thách thức trong chuyển đổi số như: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chuyển đổi số vẫn chậm được hoàn thiện và triển khai; việc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương chậm; an ninh mạng, an toàn thông tin ngày càng khó khăn, phức tạp. Việc ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến có những lúc, những nơi, với một bộ phận người dân còn khó khăn; tiếp cận các nền tảng còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị thiếu chặt chẽ…
Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cũng công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh (DTI) năm 2021. Theo đó, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xếp 3 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ.
Đối với cấp tỉnh, khác với năm 2020, điểm DTI 2021 không phải là tổng điểm của 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số mà là tổng điểm của 9 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần. Các tỉnh, thành phố xếp hạng cao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lạng Sơn; các tỉnh, thành phố xếp hạng cuối gồm: Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Cao Bằng.
Tỉnh Yên Bái xếp thứ 27/63 tỉnh thành trong bảng xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021 (tăng 13 bậc so với năm 2020).
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh
Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phạm Minh Chính khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình chuyển đổi số đạt những kết quả cơ bản.
Thủ tướng chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, vướng mắc phát sinh; không chậm trễ.
Tiếp tục đẩy mạnh kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác. Rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương khắc phục những hạn chế bất cập về lỗ hổng bảo mật, lột lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương lựa chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng hiệu quả để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số. Rà soát, đăng ký, phân bổ nguồn lực cho việc phát triển và triển khai các nền tảng số, đặc biệt là kinh phí cho năm 2023.
Cùng với đó là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số; không để chảy máu chất xám hoặc không khai thác hết chất xám của đất nước. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, nhất là hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hiện đại và thu hút đầu tư chất lượng cao. Khẩn trương ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án, nghị quyết/chỉ thị/văn bản về chuyển đổi số theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả…
2593 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 8/8, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức Phiên họp lần thứ ba để đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, tham dự Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh và thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm với sự cố gắng nỗ lực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nên một số chỉ tiêu đã hoàn thành và hoàn thành vượt bậc: tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 11,17% (mục tiêu cả năm 2022 là 7%); tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán đạt 66% (mục tiêu cả năm là 65%)…
Đã có 22 bộ cơ quan ngang bộ đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm; 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Nghị quyết/chỉ thị/văn bản về chuyển đổi số; 62/63 tỉnh thành phố đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm.
Tốc độ truy cập mạng băng thông cố định tăng 32,6%; tốc độ truy cập mạng băng rộng di động tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trên toàn quốc, 35/35 nền tảng số quốc gia đã hoàn thành phát triển, công bố đưa vào sử dụng trong đó có 31 nền tảng số đã đưa vào sử dụng chính thức. Trên toàn quốc đã thành lập 40.590 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 200 nghìn người tham gia.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% huyện; hơn 97% xã trên toàn quốc. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước...
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm ước tính là 10,41%. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số ước đạt 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ 0,69 doanh nghiệp trên 1.000 dân.
So với cùng kỳ năm trước (6/2021), hoạt động của người dân trên môi trường số 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận sự tăng trưởng cả về số lượng người sử dụng và thời lượng sử dụng, đặc biệt ở các nền tảng số do Việt Nam sở hữu và phát triển. Tính đến hết tháng 6/2022 có 24 triệu bộ dữ liệu địa chỉ số của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức được khảo sát, cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số, trong đó có khoảng 7 triệu địa chỉ đã đầy đủ điều kiện để sẵn sàng thông báo cho chủ địa chỉ và chính thức đưa vào sử dụng, khai thác trên nền tảng địa chỉ số….
Tại Yên Bái, trên toàn tỉnh đã hoàn thành 14/38 mục tiêu đạt 36,8% kế hoạch; toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn cho tỉnh về chuyển đổi số. Trong triển khai các nhiệm vụ, đã có một số cơ quan, đơn vị, địa phương là điểm sáng, tiên phong và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về chuyển đổi số, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện các mô hình, nền tảng số. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 10.851 thành viên tham gia. Toàn tỉnh có 72/173 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ 41,6%, trong đó 69/72 xã (phường) chuyển đổi số, 03/72 xã (phường) chuyển đổi số nâng cao…
Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu Hà Nội.
Tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban đã thảo luận, phân tích rõ hơn về những kết quả, khó khăn, thách thức trong chuyển đổi số như: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chuyển đổi số vẫn chậm được hoàn thiện và triển khai; việc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương chậm; an ninh mạng, an toàn thông tin ngày càng khó khăn, phức tạp. Việc ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến có những lúc, những nơi, với một bộ phận người dân còn khó khăn; tiếp cận các nền tảng còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị thiếu chặt chẽ…
Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cũng công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh (DTI) năm 2021. Theo đó, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xếp 3 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ.
Đối với cấp tỉnh, khác với năm 2020, điểm DTI 2021 không phải là tổng điểm của 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số mà là tổng điểm của 9 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần. Các tỉnh, thành phố xếp hạng cao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lạng Sơn; các tỉnh, thành phố xếp hạng cuối gồm: Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Cao Bằng.
Tỉnh Yên Bái xếp thứ 27/63 tỉnh thành trong bảng xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021 (tăng 13 bậc so với năm 2020).
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh
Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phạm Minh Chính khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình chuyển đổi số đạt những kết quả cơ bản.
Thủ tướng chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, vướng mắc phát sinh; không chậm trễ.
Tiếp tục đẩy mạnh kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác. Rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương khắc phục những hạn chế bất cập về lỗ hổng bảo mật, lột lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương lựa chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng hiệu quả để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số. Rà soát, đăng ký, phân bổ nguồn lực cho việc phát triển và triển khai các nền tảng số, đặc biệt là kinh phí cho năm 2023.
Cùng với đó là tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số; không để chảy máu chất xám hoặc không khai thác hết chất xám của đất nước. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, nhất là hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hiện đại và thu hút đầu tư chất lượng cao. Khẩn trương ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án, nghị quyết/chỉ thị/văn bản về chuyển đổi số theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả…
Các bài khác
- Thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (từ 1 - 7/8) (08/08/2022)
- Điểm hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần từ 1 - 7/8 (08/08/2022)
- Đảng ủy khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên (05/08/2022)
- Họp thành viên UBND tỉnh tháng 7: Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy (04/08/2022)
- Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy dự sinh hoạt chi bộ định kỳ tại Văn phòng Trung tâm Kinh doanh VNPT Yên Bái (03/08/2022)
- Yên Bái tham dự phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương (03/08/2022)
- Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Yên Bái: Tập trung 8 nội dung, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (02/08/2022)
- 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng: Củng cố, bồi đắp niềm tin và mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng (01/08/2022)
- Điểm kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần qua (từ 25 - 31/7/2022) (01/08/2022)
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến vào Đồ án quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (31/07/2022)
Xem thêm »