CTTĐT - Chiều 9/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương về tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại buổi làm việc
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi nhanh chóng; kết thúc năm 2021 tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt trung bình 20,28% tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình 22% khu vực miền núi phía Bắc và 41% tỷ lệ đô thị hóa của toàn quốc. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 12 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại III là thành phố Yên Bái, 1 đô thị loại IV là thị xã Nghĩa Lộ và 10 đô thị loại V.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 26-28%, toàn tỉnh có 22 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 1 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 3 đô thị loại IV (Thị trấn Cổ Phúc,Thị trấn Yên Bình và thị trấn Mậu A) và 17 đô thị loại V. Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình đạt từ 28% đến 30%, toàn tỉnh có 26 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 4 đô thị loại IV (thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế) và 20 đô thị loại V.
Tuy nhiên, qua đánh giá cũng cho thấy trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn, hạn chế như: tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp; tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chất lượng chưa cao; kiến trúc khu vực đô thị và khu vực nông thôn còn lộn xộn, thiếu bản sắc và đặc trưng đô thị; kết nối hạ tầng giữa đô thị với các vùng nông thôn còn nhiều hạn chế; các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như nhà ở, lao động, việc làm nảy sinh; kết cấu hạ tầng đô thị (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; sự bất cập, chưa thực sự đồng nhất giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoach ngành, lĩnh vực; vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, thoát nước…; công tác quản lý trật tự xây dựng, sử dụng đất đai đô thị chưa hiệu quả...
Lãnh đạo Sở Xây dựng phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc các đại biểu đã thảo luận, đánh giá, nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm đã được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình hành động số 89-Ctr/TU ngày 20/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 của UBND tỉnh Yên Bái; bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, các địa phương dành nhiều sự quan tâm đến công tác quản lý và phát triển đô thị bởi đây là một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển, nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái hàng năm đến 2025 và từng giai đoạn 5 năm tiếp theo và cụ thể hóa các quy hoạch liên quan, đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng các tiêu chí quy định. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng sống tại đô thị, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy. Quá trình thực hiện phải xây dựng lộ trình phù hợp, triển khai đồng bộ và phải được kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030.
1907 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 9/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương về tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi nhanh chóng; kết thúc năm 2021 tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt trung bình 20,28% tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình 22% khu vực miền núi phía Bắc và 41% tỷ lệ đô thị hóa của toàn quốc. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 12 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại III là thành phố Yên Bái, 1 đô thị loại IV là thị xã Nghĩa Lộ và 10 đô thị loại V.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 26-28%, toàn tỉnh có 22 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 1 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 3 đô thị loại IV (Thị trấn Cổ Phúc,Thị trấn Yên Bình và thị trấn Mậu A) và 17 đô thị loại V. Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình đạt từ 28% đến 30%, toàn tỉnh có 26 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 4 đô thị loại IV (thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế) và 20 đô thị loại V.
Tuy nhiên, qua đánh giá cũng cho thấy trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn, hạn chế như: tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp; tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chất lượng chưa cao; kiến trúc khu vực đô thị và khu vực nông thôn còn lộn xộn, thiếu bản sắc và đặc trưng đô thị; kết nối hạ tầng giữa đô thị với các vùng nông thôn còn nhiều hạn chế; các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như nhà ở, lao động, việc làm nảy sinh; kết cấu hạ tầng đô thị (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; sự bất cập, chưa thực sự đồng nhất giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoach ngành, lĩnh vực; vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, thoát nước…; công tác quản lý trật tự xây dựng, sử dụng đất đai đô thị chưa hiệu quả...
Lãnh đạo Sở Xây dựng phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc các đại biểu đã thảo luận, đánh giá, nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm đã được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình hành động số 89-Ctr/TU ngày 20/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 của UBND tỉnh Yên Bái; bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, các địa phương dành nhiều sự quan tâm đến công tác quản lý và phát triển đô thị bởi đây là một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển, nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái hàng năm đến 2025 và từng giai đoạn 5 năm tiếp theo và cụ thể hóa các quy hoạch liên quan, đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng các tiêu chí quy định. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng sống tại đô thị, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy. Quá trình thực hiện phải xây dựng lộ trình phù hợp, triển khai đồng bộ và phải được kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030.