CTTĐT - Ngày 09/8/2022, tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 của Sở Xây dựng và ý kiến của các đại biểu tham dự, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã kết luận hội nghị với một số nội dung sau:
Ảnh minh họa.
I. Đánh giá chung
Phát triển đô thị là một động lực quan trọng cho tỉnh Yên Bái phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho công tác phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 làm căn cứ trong việc lập quy hoạch, xây dựng các tiêu chí để đánh giá, phân loại đô thị, xây dựng các chương trình phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; góp phần từng bước xây dựng, quản lý và phát triển đô thị theo hướng bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc, văn minh; đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao điều kiện sống của người dân.
Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn, hạn chế đó là: Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp, hết năm 2021 đạt 20,28% (khu vực miền núi phía Bắc tỷ lệ đô thị hóa là 22%; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc là 41%); tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chất lượng chưa cao; kết nối hạ tầng giữa đô thị với các vùng nông thôn còn nhiều yếu kém; kiến trúc khu vực đô thị thiếu bản sắc; các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như nhà ở, lao động, việc làm nảy sinh; kết cấu hạ tầng đô thị (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; sự bất cập giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoach ngành, lĩnh vực; vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, thoát nước…; công tác quản lý trật tự xây dựng, sử dụng đất đai đô thị chưa hiệu quả.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế nêu trên là do hệ thống văn bản pháp lý về phát triển, quản lý đô thị chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng...); Nguồn lực dành đầu tư cho phát triển đô thị còn hạn chế; kết cấu hạ tầng đô thị phát triển có nơi còn chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; một số vấn đề có tính toàn cầu, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...gây ảnh hưởng lớn đến phát triển đô thị. Công tác quản lý, phát triển đô thị của một số địa phương chưa được quan tâm và xác định đúng tầm quan trọng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn của một số cán bộ làm công tác quản lý, phát triển đô thị ở các địa phương còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong triển khai các đề án, chương trình phát triển đô thị theo kế hoạch.
II. nhIỆM vỤ, giẢi pháp trong thỜI gian tỚI
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm đã được nêu trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình hành động số 89-Ctr/TU ngày 20/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 theo Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, thực tiễn và yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
1.2. Tiếp tục triển khai kế hoạch, lộ trình phát triển, nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025 và đến năm 2030, trong đó cụ thể hóa các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan; đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị; phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị theo kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021.
1.3. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng sống tại đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị bền vững theo hướng, xanh, thông minh, giàu bản sắc; các yếu tố văn hóa đặc trưng vùng miền phải được giữ gìn và phát huy. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện.
1.4. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 26-28%, toàn tỉnh có 22 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 03 đô thị loại IV (Thị trấn Cổ Phúc,Thị trấn Yên Bình và thị trấn Mậu A) và 17 đô thị loại V. Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình từ 28% đến 30%, toàn tỉnh có 26 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 04 đô thị loại IV (thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế) và 20 đô thị loại V.
2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
2.1. Sở Xây dựng
- Tập trung đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và Chương trình phát triển đô thị theo Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 30/7/2021 và Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
- Thực hiện việc rà soát lại các quy hoạch, đặc biệt là việc phân bố và tổ chức không gian phát triển hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng kết nối đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả trong xây dựng đô thị và phát triển kinh tế đô thị.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các đồ án quy hoạch đô thị, khu đô thị mới; quy trình, chế tiếp nhận tài trợ quy hoạch cho phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tiễn của tỉnh làm cơ sở thu hút đầu tư, phát triển đô thị.
- Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, trong đó lưu ý quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược và nguyên tắc phát triển bền vững; đảm bảo tính tầng bậc (Quy hoạch vùng - quy hoạch chung - quy hoạch phân khu - quy hoạch chi tiết), đồng bộ, có tính kế thừa và là công cụ để kiểm soát phát triển đô thị.
- Tập trung thực hiện mục tiêu về phát triển đô thị theo quy hoạch tỉnh, chương trình phát triển đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Thực hiện nghiêm các quy định, chế tài xử lý vi phạm trong quy hoạch, trật tự xây dựng và các dự án đô thị chậm triển khai; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các ngành, các cấp liên quan trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đô thị.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức rà soát, ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch đô thị...đảm bảo kịp thời, đồng bộ và thống nhất; hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tập trung hoàn thành Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó thực hiện cụ thể hóa Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, xác định rõ vai trò, chức năng của từng đô thị, nhất là các đô thị là trung tâm của từng vùng trong quy hoạch.
- Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo chi phí cho các sở, ban, ngành, địa phương trong việc lập quy hoạch và thực hiện Chương trình phát triển đô thị; tổ chức xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA, hướng dẫn thực hiện các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các dự án phát triển đô thị, tạo động lực làm khâu đột phá, có sức lan tỏa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng khung, thiết yếu làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển đô thị.
2.3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu phân bổ nguồn vốn sự nghiệp đã bố trí trong dự toán năm 2022 cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch đô thị và Chương trình phát triển đô thị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Hàng năm, có trách nhiệm cân đối nguồn vốn sự nghiệp bố trí cho công tác lập quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị và các quy hoạch mang tính chất trọng tâm, trọng điểm, định hướng cho sự phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm, trên cơ sở đảm bảo đủ quỹ đất dự kiến phát triển đô thị trình cấp thẩm quyền quyết định.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án phát triển đô thị, đặc biệt là các dự án phát triển quỹ đất thu tiền sử dụng đất và các dự án khu đô thị mới.
- Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch...
2.5. Các sở, ban, ngành có liên quan
- Tăng cường trao đổi, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai các quy hoạch ngành, lĩnh vực và các công việc liên quan đến việc lập quy hoạch, triển khai Chương trình phát triển đô thị; vận dụng linh hoạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn vào thực tiễn phát triển tại tỉnh Yên Bái trong quá trình tham gia góp ý, thẩm định.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để khuyến khích, thu hút nhà đầu tư vào các công trình hạ tầng thiết yếu có tác dụng thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển đô thị.
2.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Đẩy nhanh việc tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy hoạch đô thị, Chương trình phát triển đô thị, Đề án công nhận loại đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc địa bàn quản lý theo nhiệm vụ được giao (trong đó lưu ý lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch có năng lực, kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng, tiến độ lập quy hoạch).
- Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng phát triển các đô thị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị thuộc địa phương quản lý.
- Bố trí nguồn vốn đối ứng ngân sách huyện, thị xã, thành phố để thực hiện việc lập quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị. Tổng hợp nhu cầu vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh cho công tác lập quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị gửi Sở Tài chính trong tháng 8/2022 để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ vốn triển khai thực hiện.
- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong phát triển kết cấu hạ tầng khung đô thị, các công trình đầu mối có sức lan tỏa lớn tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, kích thích phát triển đô thị từng vùng.
- Thực hiện nghiêm việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý kiến trúc đô thị được duyệt tại địa phương; chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Tập trung khắc phục các tiêu chuẩn còn thiếu, còn yếu của đô thị trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến các tiêu chí nâng cấp đô thị. Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn quản lý có hiệu quả và đúng kế hoạch; sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn vốn (đặc biệt là vốn ngân sách tỉnh phân bổ) cho các dự án đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.
- Phối hợp với Sở Xây dựng hoàn thiện các thủ tục công nhận loại đô thị hiện hữu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, làm cơ sở để lập Đề án nâng cấp đô thị theo quy định.
- Xây dựng, triển khai hiệu quả các đề án, chương trình về phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, nâng cấp đô thị và phát triển các đô thị; quy hoạch xây dựng các xã định hướng thành đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng đô thị hóa.
- Xây dựng thiết chế văn hóa, lối sống đô thị văn minh, hiện đại; chú trọng tạo dựng nhiều không gian văn hóa, công cộng phục vụ đời sống nhân dân.
1824 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 09/8/2022, tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030. Trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 của Sở Xây dựng và ý kiến của các đại biểu tham dự, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã kết luận hội nghị với một số nội dung sau:I. Đánh giá chung
Phát triển đô thị là một động lực quan trọng cho tỉnh Yên Bái phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho công tác phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 làm căn cứ trong việc lập quy hoạch, xây dựng các tiêu chí để đánh giá, phân loại đô thị, xây dựng các chương trình phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; góp phần từng bước xây dựng, quản lý và phát triển đô thị theo hướng bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc, văn minh; đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao điều kiện sống của người dân.
Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn, hạn chế đó là: Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp, hết năm 2021 đạt 20,28% (khu vực miền núi phía Bắc tỷ lệ đô thị hóa là 22%; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc là 41%); tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chất lượng chưa cao; kết nối hạ tầng giữa đô thị với các vùng nông thôn còn nhiều yếu kém; kiến trúc khu vực đô thị thiếu bản sắc; các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như nhà ở, lao động, việc làm nảy sinh; kết cấu hạ tầng đô thị (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; sự bất cập giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoach ngành, lĩnh vực; vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, thoát nước…; công tác quản lý trật tự xây dựng, sử dụng đất đai đô thị chưa hiệu quả.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế nêu trên là do hệ thống văn bản pháp lý về phát triển, quản lý đô thị chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng...); Nguồn lực dành đầu tư cho phát triển đô thị còn hạn chế; kết cấu hạ tầng đô thị phát triển có nơi còn chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; một số vấn đề có tính toàn cầu, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...gây ảnh hưởng lớn đến phát triển đô thị. Công tác quản lý, phát triển đô thị của một số địa phương chưa được quan tâm và xác định đúng tầm quan trọng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn của một số cán bộ làm công tác quản lý, phát triển đô thị ở các địa phương còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong triển khai các đề án, chương trình phát triển đô thị theo kế hoạch.
II. nhIỆM vỤ, giẢi pháp trong thỜI gian tỚI
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm đã được nêu trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình hành động số 89-Ctr/TU ngày 20/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030 theo Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, thực tiễn và yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
1.2. Tiếp tục triển khai kế hoạch, lộ trình phát triển, nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025 và đến năm 2030, trong đó cụ thể hóa các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan; đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị; phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị theo kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021.
1.3. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng sống tại đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị bền vững theo hướng, xanh, thông minh, giàu bản sắc; các yếu tố văn hóa đặc trưng vùng miền phải được giữ gìn và phát huy. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện.
1.4. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 26-28%, toàn tỉnh có 22 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 03 đô thị loại IV (Thị trấn Cổ Phúc,Thị trấn Yên Bình và thị trấn Mậu A) và 17 đô thị loại V. Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình từ 28% đến 30%, toàn tỉnh có 26 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại III (thị xã Nghĩa Lộ); 04 đô thị loại IV (thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế) và 20 đô thị loại V.
2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
2.1. Sở Xây dựng
- Tập trung đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và Chương trình phát triển đô thị theo Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 30/7/2021 và Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
- Thực hiện việc rà soát lại các quy hoạch, đặc biệt là việc phân bố và tổ chức không gian phát triển hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng kết nối đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả trong xây dựng đô thị và phát triển kinh tế đô thị.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các đồ án quy hoạch đô thị, khu đô thị mới; quy trình, chế tiếp nhận tài trợ quy hoạch cho phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tiễn của tỉnh làm cơ sở thu hút đầu tư, phát triển đô thị.
- Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, trong đó lưu ý quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược và nguyên tắc phát triển bền vững; đảm bảo tính tầng bậc (Quy hoạch vùng - quy hoạch chung - quy hoạch phân khu - quy hoạch chi tiết), đồng bộ, có tính kế thừa và là công cụ để kiểm soát phát triển đô thị.
- Tập trung thực hiện mục tiêu về phát triển đô thị theo quy hoạch tỉnh, chương trình phát triển đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Thực hiện nghiêm các quy định, chế tài xử lý vi phạm trong quy hoạch, trật tự xây dựng và các dự án đô thị chậm triển khai; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các ngành, các cấp liên quan trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đô thị.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức rà soát, ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch đô thị...đảm bảo kịp thời, đồng bộ và thống nhất; hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tập trung hoàn thành Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó thực hiện cụ thể hóa Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, xác định rõ vai trò, chức năng của từng đô thị, nhất là các đô thị là trung tâm của từng vùng trong quy hoạch.
- Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo chi phí cho các sở, ban, ngành, địa phương trong việc lập quy hoạch và thực hiện Chương trình phát triển đô thị; tổ chức xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA, hướng dẫn thực hiện các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các dự án phát triển đô thị, tạo động lực làm khâu đột phá, có sức lan tỏa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng khung, thiết yếu làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển đô thị.
2.3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu phân bổ nguồn vốn sự nghiệp đã bố trí trong dự toán năm 2022 cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch đô thị và Chương trình phát triển đô thị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Hàng năm, có trách nhiệm cân đối nguồn vốn sự nghiệp bố trí cho công tác lập quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị và các quy hoạch mang tính chất trọng tâm, trọng điểm, định hướng cho sự phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm, trên cơ sở đảm bảo đủ quỹ đất dự kiến phát triển đô thị trình cấp thẩm quyền quyết định.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án phát triển đô thị, đặc biệt là các dự án phát triển quỹ đất thu tiền sử dụng đất và các dự án khu đô thị mới.
- Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch...
2.5. Các sở, ban, ngành có liên quan
- Tăng cường trao đổi, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai các quy hoạch ngành, lĩnh vực và các công việc liên quan đến việc lập quy hoạch, triển khai Chương trình phát triển đô thị; vận dụng linh hoạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn vào thực tiễn phát triển tại tỉnh Yên Bái trong quá trình tham gia góp ý, thẩm định.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để khuyến khích, thu hút nhà đầu tư vào các công trình hạ tầng thiết yếu có tác dụng thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển đô thị.
2.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Đẩy nhanh việc tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy hoạch đô thị, Chương trình phát triển đô thị, Đề án công nhận loại đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc địa bàn quản lý theo nhiệm vụ được giao (trong đó lưu ý lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch có năng lực, kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng, tiến độ lập quy hoạch).
- Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng phát triển các đô thị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị thuộc địa phương quản lý.
- Bố trí nguồn vốn đối ứng ngân sách huyện, thị xã, thành phố để thực hiện việc lập quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị. Tổng hợp nhu cầu vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh cho công tác lập quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị gửi Sở Tài chính trong tháng 8/2022 để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ vốn triển khai thực hiện.
- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong phát triển kết cấu hạ tầng khung đô thị, các công trình đầu mối có sức lan tỏa lớn tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, kích thích phát triển đô thị từng vùng.
- Thực hiện nghiêm việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý kiến trúc đô thị được duyệt tại địa phương; chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Tập trung khắc phục các tiêu chuẩn còn thiếu, còn yếu của đô thị trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến các tiêu chí nâng cấp đô thị. Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn quản lý có hiệu quả và đúng kế hoạch; sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn vốn (đặc biệt là vốn ngân sách tỉnh phân bổ) cho các dự án đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.
- Phối hợp với Sở Xây dựng hoàn thiện các thủ tục công nhận loại đô thị hiện hữu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, làm cơ sở để lập Đề án nâng cấp đô thị theo quy định.
- Xây dựng, triển khai hiệu quả các đề án, chương trình về phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, nâng cấp đô thị và phát triển các đô thị; quy hoạch xây dựng các xã định hướng thành đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng đô thị hóa.
- Xây dựng thiết chế văn hóa, lối sống đô thị văn minh, hiện đại; chú trọng tạo dựng nhiều không gian văn hóa, công cộng phục vụ đời sống nhân dân.