CTTĐT - Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2022.
Tỉnh Yên Bái thường xuyên tổ chức gặp gỡ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu trong năm 2022 sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh; tập trung phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc. Tăng cường cải cách hành chính toàn diện, đồng bộ. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số hướng tới xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Tiếp tục phấn đấu cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh, nâng cao vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh tỉnh Yên Bái năm 2022, nằm trong nhóm năng lực điều hành trung bình, tiệm cận nhóm Khá của cả nước và nằm ở tốp đầu của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
Để thực hiện được mục tiêu này, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các đơn vị chủ động thực hiện quyết liệt, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tận dụng hiệu quả lợi ích do hiệp định FTA mang lại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động số 10/KH-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hằng năm.
Bám sát mục tiêu cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI); triển khai hiệu quả kế hoạch khắc phục, trong đó đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo để cải thiện điểm số của các Chỉ số thành phần nhất là các chỉ số có số điểm và thứ hạng thấp, chưa được đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tích cực đổi mới, nâng cao tính năng động, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ phát triển, vừa tiếp cận giải quyết, tháo gỡ kịp thời nhũng khó khăn trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp.
Tiếp tục khẳng định và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng, tín dụng, thuế, hải quan... Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả. Kịp thời công bố, công khai và cập nhật thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương và tại nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện trả hồ sơ đúng hạn và nâng cao tỷ lệ trả hồ sơ trước hạn.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch. Công khai, minh bạch các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực,... trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương để doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tra cứu.
Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tránh chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo khách quan, công khai, không cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện công tác khảo sát, đánh giá, chấm điểm và công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), qua đó đánh giá công tác điều hành của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương thông qua mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh, Hội nữ doanh nhân tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp. Thường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hội viên để kịp thời phản ánh với cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
2251 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2022.Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu trong năm 2022 sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh; tập trung phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc. Tăng cường cải cách hành chính toàn diện, đồng bộ. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số hướng tới xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Tiếp tục phấn đấu cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh, nâng cao vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh tỉnh Yên Bái năm 2022, nằm trong nhóm năng lực điều hành trung bình, tiệm cận nhóm Khá của cả nước và nằm ở tốp đầu của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
Để thực hiện được mục tiêu này, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các đơn vị chủ động thực hiện quyết liệt, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tận dụng hiệu quả lợi ích do hiệp định FTA mang lại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động số 10/KH-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hằng năm.
Bám sát mục tiêu cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI); triển khai hiệu quả kế hoạch khắc phục, trong đó đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo để cải thiện điểm số của các Chỉ số thành phần nhất là các chỉ số có số điểm và thứ hạng thấp, chưa được đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tích cực đổi mới, nâng cao tính năng động, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ phát triển, vừa tiếp cận giải quyết, tháo gỡ kịp thời nhũng khó khăn trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp.
Tiếp tục khẳng định và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng, tín dụng, thuế, hải quan... Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả. Kịp thời công bố, công khai và cập nhật thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương và tại nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện trả hồ sơ đúng hạn và nâng cao tỷ lệ trả hồ sơ trước hạn.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch. Công khai, minh bạch các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực,... trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương để doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tra cứu.
Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tránh chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo khách quan, công khai, không cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện công tác khảo sát, đánh giá, chấm điểm và công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), qua đó đánh giá công tác điều hành của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương thông qua mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh, Hội nữ doanh nhân tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp. Thường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hội viên để kịp thời phản ánh với cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.