CTTĐT - Trong 10 năm qua, công tác đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tình hình trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh luôn được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) từ tỉnh tới cơ sở quan tâm, chú trọng.
Xã Việt Cường tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2022
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là chiến lược quốc gia bao trùm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; cơ sở quan trọng để xây dựng các chiến lược quốc gia chuyên ngành: chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại, …các chiến lược chuyên ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) và sau này là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã đánh giá một cách đúng đắn, khách quan tình hình thế giới, khu vực, đất nước; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, trong đó nêu rõ quan điểm nhất quán, khoa học về xác định đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra 06 nhiệm vụ và giải pháp gồm: nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền; củng cố và phát huy sức mạnh khối đại doàn kết toàn dân tộc; củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh có sức chiến đấu cao; triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 10 năm qua, công tác đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tình hình trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh luôn được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) từ tỉnh tới cơ sở quan tâm, chú trọng.
MTTQ các cấp đã tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh“ và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; “Yên Bái chung sức xây dựng NTM”, vận động nhân dân tự nguyện hiến trên 220 ha đất, hàng chục nghìn các loại cây cối, hoa màu, trên 1,2 triệu ngày công lao động, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi.v.v... Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; các lễ hội mang màu sắc hình thức, mê tín có chiều hướng giảm dần; môi trường văn hóa ở cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nền nếp, lành mạnh hơn. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có chuyển biến tích cực, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp huy động nhiều nguồn lực giữ gìn di sản văn hóa truyền thống, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm, giữ gìn và phát huy. Kết quả hằng năm số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt trên 80%, làng, bản, tổ dân phố đạt văn hóa trên 66% và trên 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
MTTQ các cấp thành lập và duy trì trên 3.147 tổ tự quản/1.356 thôn, tổ dân phố. Năm 2021, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tự quản, xây dựng 1.456/2.696 tổ tự quản tiêu biểu. Năm 2022, phấn đấu có 708/1.415 (50%) tổ đăng ký đạt tổ tự quản tiêu biểu xuất sắc. Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tự quản của nhân dân về an ninh, trật tự, tự quản về vệ sinh môi trường, về xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa… tạo cơ sở pháp lý thuận lợi phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội của các cấp huy động các nguồn lực được trên 700 tỷ đồng (bao gồm vận động ủng hộ tiền và ngày công, vật liệu quy tiền), chi hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 10 nghìn ngôi nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo; hỗ trợ con em vượt khó vươn lên trong học tập, thăm tặng quà Tết cho người nghèo…, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, có thêm động lực và điều kiện vươn lên thoát nghèo. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2013-2015 là 9,36%, bình quân mỗi năm giảm 4,78%. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 4,76% năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020).
Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được triển khai đồng bộ. Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình giám sát và phản biện xã hội, phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện. 10 năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức 4.625 đoàn giám sát (trong đó, cấp tỉnh: 55 cuộc; cấp huyện 827 cuộc, cấp xã 3.743 cuộc). Thông qua giám sát, MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tập hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của nhân dân phản ánh với Đảng, chính quyền xem xét, giải quyết.
Công tác phản biện xã hội được quan tâm, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham gia phản biện, góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương...; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với 145 dự thảo (trong đó, trực tiếp phản biện đối với 13 dự thảo). Đã có 8.851 ý kiến phản ánh, nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia ý kiến vào các dự thảo, dự án Luật; tham gia sửa đổi Hiến pháp và các dự thảo Luật liên quan trực tiếp đến đời sống, kinh tế xã hội của nhân dân. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng đi sâu vào từng lĩnh vực, từng chuyên đề cụ thể từ đó kịp thời nhận định, đánh giá đúng tình hình thực hiện chủ trương đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, đề xuất định hướng chỉ đạo, khắc phục những hạn chế, lệch lạc trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Có thể khẳng định rằng, công tác quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới MTTQ các cấp trong tỉnh thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng công tác bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
1570 lượt xem
Theo Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 10 năm qua, công tác đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tình hình trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh luôn được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) từ tỉnh tới cơ sở quan tâm, chú trọng.
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là chiến lược quốc gia bao trùm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; cơ sở quan trọng để xây dựng các chiến lược quốc gia chuyên ngành: chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại, …các chiến lược chuyên ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) và sau này là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã đánh giá một cách đúng đắn, khách quan tình hình thế giới, khu vực, đất nước; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, trong đó nêu rõ quan điểm nhất quán, khoa học về xác định đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra 06 nhiệm vụ và giải pháp gồm: nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền; củng cố và phát huy sức mạnh khối đại doàn kết toàn dân tộc; củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh có sức chiến đấu cao; triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 10 năm qua, công tác đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tình hình trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh luôn được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) từ tỉnh tới cơ sở quan tâm, chú trọng.
MTTQ các cấp đã tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh“ và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; “Yên Bái chung sức xây dựng NTM”, vận động nhân dân tự nguyện hiến trên 220 ha đất, hàng chục nghìn các loại cây cối, hoa màu, trên 1,2 triệu ngày công lao động, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi.v.v... Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; các lễ hội mang màu sắc hình thức, mê tín có chiều hướng giảm dần; môi trường văn hóa ở cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nền nếp, lành mạnh hơn. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có chuyển biến tích cực, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp huy động nhiều nguồn lực giữ gìn di sản văn hóa truyền thống, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm, giữ gìn và phát huy. Kết quả hằng năm số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt trên 80%, làng, bản, tổ dân phố đạt văn hóa trên 66% và trên 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
MTTQ các cấp thành lập và duy trì trên 3.147 tổ tự quản/1.356 thôn, tổ dân phố. Năm 2021, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tự quản, xây dựng 1.456/2.696 tổ tự quản tiêu biểu. Năm 2022, phấn đấu có 708/1.415 (50%) tổ đăng ký đạt tổ tự quản tiêu biểu xuất sắc. Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tự quản của nhân dân về an ninh, trật tự, tự quản về vệ sinh môi trường, về xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa… tạo cơ sở pháp lý thuận lợi phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội của các cấp huy động các nguồn lực được trên 700 tỷ đồng (bao gồm vận động ủng hộ tiền và ngày công, vật liệu quy tiền), chi hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 10 nghìn ngôi nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nhiều mô hình phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo; hỗ trợ con em vượt khó vươn lên trong học tập, thăm tặng quà Tết cho người nghèo…, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, có thêm động lực và điều kiện vươn lên thoát nghèo. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2013-2015 là 9,36%, bình quân mỗi năm giảm 4,78%. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 4,76% năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020).
Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được triển khai đồng bộ. Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình giám sát và phản biện xã hội, phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện. 10 năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức 4.625 đoàn giám sát (trong đó, cấp tỉnh: 55 cuộc; cấp huyện 827 cuộc, cấp xã 3.743 cuộc). Thông qua giám sát, MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tập hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của nhân dân phản ánh với Đảng, chính quyền xem xét, giải quyết.
Công tác phản biện xã hội được quan tâm, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham gia phản biện, góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương...; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với 145 dự thảo (trong đó, trực tiếp phản biện đối với 13 dự thảo). Đã có 8.851 ý kiến phản ánh, nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia ý kiến vào các dự thảo, dự án Luật; tham gia sửa đổi Hiến pháp và các dự thảo Luật liên quan trực tiếp đến đời sống, kinh tế xã hội của nhân dân. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng đi sâu vào từng lĩnh vực, từng chuyên đề cụ thể từ đó kịp thời nhận định, đánh giá đúng tình hình thực hiện chủ trương đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, đề xuất định hướng chỉ đạo, khắc phục những hạn chế, lệch lạc trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Có thể khẳng định rằng, công tác quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới MTTQ các cấp trong tỉnh thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng công tác bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.