CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Các nội dung thực hiện kế hoạch bao gồm: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần hướng đến mục tiêu ngày càng giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp bao gồm: cập nhật và tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; tập huấn, bồi dưỡng hỗ trợ các doanh nghiệp; nghiên cứu, rà soát rút ngắn thời gian giải quyết đối với các TTHC đăng ký kinh doanh, để kiến nghị Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan xem xét, xử lý kết quả rà soát, đánh giá TTHC; Rà soát, đánh giá các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra phương án giảm phí, lệ phí đề nghị HĐND tỉnh xem xét quyết định đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật; Tham mưu cơ quan có thẩm quyền về cải cách đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai, trong đó đẩy nhanh việc thực hiện giao dịch điện tử về đất đai.
Thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục đăng ký sở hữu và chuyển nhượng tài sản; Rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về phí và lệ phí; Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu nại tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật
Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Bảo đảm cắt giảm các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp nhằm góp phần cải thiện Chỉ số B1, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống the chế về pháp luật đầu tư kinh doanh. Giám sát trách nhiệm thi hành pháp luật về đầu tư kinh doanh của các sở, ban, ngành; úy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) trên địa bàn tỉnh.
Chi phí tuân thủ pháp luật (TTPL) được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí TTPL bao gồm: Chi phí hành chính; Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; Phí, lệ phí, Chi phí rủi ro pháp lý và Chi phí không chính thức.
Chỉ số chi phí TTPL (gọi tắt là chỉ số B1) có thể được hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời câu hỏi khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tuân thủ những quy định của pháp luật.
|
1472 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Các nội dung thực hiện kế hoạch bao gồm: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần hướng đến mục tiêu ngày càng giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp bao gồm: cập nhật và tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; tập huấn, bồi dưỡng hỗ trợ các doanh nghiệp; nghiên cứu, rà soát rút ngắn thời gian giải quyết đối với các TTHC đăng ký kinh doanh, để kiến nghị Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan xem xét, xử lý kết quả rà soát, đánh giá TTHC; Rà soát, đánh giá các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra phương án giảm phí, lệ phí đề nghị HĐND tỉnh xem xét quyết định đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật; Tham mưu cơ quan có thẩm quyền về cải cách đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai, trong đó đẩy nhanh việc thực hiện giao dịch điện tử về đất đai.
Thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục đăng ký sở hữu và chuyển nhượng tài sản; Rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về phí và lệ phí; Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu nại tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật
Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Bảo đảm cắt giảm các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp nhằm góp phần cải thiện Chỉ số B1, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống the chế về pháp luật đầu tư kinh doanh. Giám sát trách nhiệm thi hành pháp luật về đầu tư kinh doanh của các sở, ban, ngành; úy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) trên địa bàn tỉnh.
Chi phí tuân thủ pháp luật (TTPL) được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí TTPL bao gồm: Chi phí hành chính; Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; Phí, lệ phí, Chi phí rủi ro pháp lý và Chi phí không chính thức.
Chỉ số chi phí TTPL (gọi tắt là chỉ số B1) có thể được hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời câu hỏi khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tuân thủ những quy định của pháp luật.