CTTĐT - Ngày 27/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện thị xã thành phố trong tỉnh.
Thay mặt Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa và cờ thêu chúc mừng Chi nhánh NHCSXH Yên Bái
443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi
Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, tín dụng chính sách đã không ngừng mở rộng mạng lưới đến 100% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận được dịch vụ tài chính ngân hàng, nguồn vốn cho vay kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đến nay toàn tỉnh Yên Bái có 2.309 tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, bản, khu dân cư trong tỉnh, quản lý 4.001,3 tỷ đồng dư nợ của 80.824 hộ vay.
Từ 2 chương trình tín dụng chính sách thời điểm năm 2003 với dư nợ 173 tỷ đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, dư nợ 4.017,8 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2002-2022 đã thực hiện cho vay 443.463 lượt khách hàng với số tiền 9.793 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh không ngừng nâng cao. Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 4.023,5 tỷ đồng, tăng 3.878,5 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003; tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% so với tổng dư nợ, tỷ lệ hộ vay trả nợ đúng hạn đạt 99%, trả lãi đạt 100%.
Gia đình ông Sùng A Khua (dân tộc Mông, ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư trồng trọt, nuôi vịt siêu trứng... và có thu nhập 200 triệu đồng/năm. Ảnh Báo Dân Việt
Nguồn vốn tín dụng đã giúp cho 124.899 lượt hộ vay vốn thoát nghèo, 26.955 lao động được tạo việc làm mới, 1.635 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xây dựng và cải tạo 146.909 công trình nước sạch, vệ sinh, 42.801 em học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí, mua sắm thiết bị học tập, xây dựng 9.165 căn nhà cho hộ nghèo và người có thu nhập thấp… góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3-4%; giai đoạn 2016-2020 giảm từ 32,2% còn 7,04%. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 4,76%.
Những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách và NHCSXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc phát biểu tại hội nghị
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được; chỉ ra những khó khăn, tồn tại, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ trong 20 năm qua; đồng thời đưa ra những cách làm hay, có hiệu quả trong sử dụng vốn tín dụng chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, có những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các cấp, các ngành, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và điều chỉnh cơ chế, chính sách các chương trình tín dụng để phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay, thực hiện hiệu quả Nghị định số 78 của Chính phủ trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh đến chính sách tín dụng ưu đãi trong hực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động; phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến đối tượng hưởng thụ, nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH trong triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi; phát huy vai trò của Chủ tịch UBND xã, thành viên Ban Đại diện HĐQT, ngân hàng CSXH trong quản lý hoạt động tín dụng chính sách.
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam đánh giá, kết quả sau 20 năm triển khai Nghị định 78 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định 78 của Chính phủ; quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện các của các Bộ, ngành, của Hội đồng quản trị NHCSXH. Đồng thời, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực và phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành của tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, cơ quan liên quan và NHCSXH tỉnh; cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn và sự đồng tình, ủng hộ của toàn thể nhân dân đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị định số 78 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, chuyển tải hiệu quả, kịp thời, chất lượng vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long đề nghị Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, các cơ quan có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ngân hàng CSXH tỉnh tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40, Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định số 1630 của Thủ tướng Chính phủ và các Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, cho vay phát triển sản xuất, an sinh xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố phải nhận thức sâu sắc và xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế của địa phương; tiếp tục tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn và của các Điểm giao dịch tại xã, thị trấn để chuyển tải kịp thời, có hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; cần chú trọng đẩy mạnh, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn. Tuyên truyền để nhân rộng nhiều mô hình tiêu biểu sử dụng vốn tín dụng chính sách có hiệu quả.
Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của các cấp; của các ngành và của nhân dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cơ sở để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa về cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế.
Nhân dịp này, 17 tập thể và 97 cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002 - 2022 được nhận Bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Ngân hàng CSXH Việt Nam và các cơ quan Trung ương.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh
Đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam trao tặng giấy khen của NHCSXH Việt Nam cho các cá nhân
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
2430 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 27/9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện thị xã thành phố trong tỉnh. 443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi
Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, tín dụng chính sách đã không ngừng mở rộng mạng lưới đến 100% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận được dịch vụ tài chính ngân hàng, nguồn vốn cho vay kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đến nay toàn tỉnh Yên Bái có 2.309 tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, bản, khu dân cư trong tỉnh, quản lý 4.001,3 tỷ đồng dư nợ của 80.824 hộ vay.
Từ 2 chương trình tín dụng chính sách thời điểm năm 2003 với dư nợ 173 tỷ đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, dư nợ 4.017,8 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2002-2022 đã thực hiện cho vay 443.463 lượt khách hàng với số tiền 9.793 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh không ngừng nâng cao. Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 4.023,5 tỷ đồng, tăng 3.878,5 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003; tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% so với tổng dư nợ, tỷ lệ hộ vay trả nợ đúng hạn đạt 99%, trả lãi đạt 100%.
Gia đình ông Sùng A Khua (dân tộc Mông, ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư trồng trọt, nuôi vịt siêu trứng... và có thu nhập 200 triệu đồng/năm. Ảnh Báo Dân Việt
Nguồn vốn tín dụng đã giúp cho 124.899 lượt hộ vay vốn thoát nghèo, 26.955 lao động được tạo việc làm mới, 1.635 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xây dựng và cải tạo 146.909 công trình nước sạch, vệ sinh, 42.801 em học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí, mua sắm thiết bị học tập, xây dựng 9.165 căn nhà cho hộ nghèo và người có thu nhập thấp… góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3-4%; giai đoạn 2016-2020 giảm từ 32,2% còn 7,04%. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 4,76%.
Những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách và NHCSXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc phát biểu tại hội nghị
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được; chỉ ra những khó khăn, tồn tại, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ trong 20 năm qua; đồng thời đưa ra những cách làm hay, có hiệu quả trong sử dụng vốn tín dụng chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, có những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các cấp, các ngành, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và điều chỉnh cơ chế, chính sách các chương trình tín dụng để phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay, thực hiện hiệu quả Nghị định số 78 của Chính phủ trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh đến chính sách tín dụng ưu đãi trong hực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động; phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến đối tượng hưởng thụ, nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH trong triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi; phát huy vai trò của Chủ tịch UBND xã, thành viên Ban Đại diện HĐQT, ngân hàng CSXH trong quản lý hoạt động tín dụng chính sách.
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam đánh giá, kết quả sau 20 năm triển khai Nghị định 78 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định 78 của Chính phủ; quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện các của các Bộ, ngành, của Hội đồng quản trị NHCSXH. Đồng thời, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc tích cực và phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành của tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, cơ quan liên quan và NHCSXH tỉnh; cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn và sự đồng tình, ủng hộ của toàn thể nhân dân đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị định số 78 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, chuyển tải hiệu quả, kịp thời, chất lượng vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long đề nghị Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, các cơ quan có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ngân hàng CSXH tỉnh tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40, Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định số 1630 của Thủ tướng Chính phủ và các Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, cho vay phát triển sản xuất, an sinh xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố phải nhận thức sâu sắc và xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế của địa phương; tiếp tục tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn và của các Điểm giao dịch tại xã, thị trấn để chuyển tải kịp thời, có hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; cần chú trọng đẩy mạnh, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn. Tuyên truyền để nhân rộng nhiều mô hình tiêu biểu sử dụng vốn tín dụng chính sách có hiệu quả.
Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của các cấp; của các ngành và của nhân dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cơ sở để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa về cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế.
Nhân dịp này, 17 tập thể và 97 cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002 - 2022 được nhận Bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Ngân hàng CSXH Việt Nam và các cơ quan Trung ương.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh
Đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam trao tặng giấy khen của NHCSXH Việt Nam cho các cá nhân
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị