CTTĐT - Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chương trình hành động số 117-Ctr/TU ngày 30/8/2022 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phấn đấu đến năm 2030, tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân khoảng 6%/năm.
Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có đời sống vật chất, tinh thần và trình độ ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt bình quân khoảng 5,0%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp phấn đấu bình quân khoảng 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân 10%/năm.
90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 135 xã, trong đó, phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 54 xã; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tương ứng 11 xã; 70% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 7 huyện, trong đó phấn đấu 20% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 2 đơn vị.
Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020.
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn phấn đấu đạt 50% và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội phấn đấu dưới 45%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động nông thôn.
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 63%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 60% trở lên.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình hành động đề ra các giải pháp bao gồm: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hưóng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo đột phá trong ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyến đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đối khí hậu, phòng, chống thiên tai; Chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ…
3164 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chương trình hành động số 117-Ctr/TU ngày 30/8/2022 thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có đời sống vật chất, tinh thần và trình độ ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt bình quân khoảng 5,0%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp phấn đấu bình quân khoảng 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân 10%/năm.
90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 135 xã, trong đó, phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 54 xã; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tương ứng 11 xã; 70% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới tương ứng là 7 huyện, trong đó phấn đấu 20% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương ứng là 2 đơn vị.
Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020.
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn phấn đấu đạt 50% và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội phấn đấu dưới 45%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động nông thôn.
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 63%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 60% trở lên.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình hành động đề ra các giải pháp bao gồm: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hưóng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo đột phá trong ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyến đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đối khí hậu, phòng, chống thiên tai; Chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ…