CTTĐT - Sở Thông tin và truyền thông vừa ban hành công văn số 1607/STTTT-TTBCXB yêu cầu các cơ quan báo chí địa phương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên truyền về công tác tiêm chủng trên địa bàn.
Tờ rơi tuyên truyền về bệnh bạch hầu
Trong đó tập trung vào một số nội dung như tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiêm phòng; lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là những đợt tiêm chủng theo chiến dịch. Thông tin về thời gian, địa điểm tiêm chủng trên địa bàn theo thông báo của ngành y tế.
Tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ mắc bệnh, dịch nếu không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; trách nhiệm của cha, mẹ trong việc đăng ký và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn. Tuyên truyền các loại bệnh được tiêm phòng vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gồm Lao, Viêm gan B, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ do Hip và Sởi. Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin thường gặp như: trẻ sốt, sưng, nóng, đau chỗ tiêm, trẻ mệt; trẻ biếng ăn; quấy khóc, nổi ban. Thường trẻ sẽ trở lại bình thường trong vòng 24 - 48 giờ, nếu phản ứng kéo dài cần đưa trẻ đi khám ngay...
Trong quá trình tuyên truyền, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái và Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế cấp tỉnh, cấp huyện để được cung cấp kịp thời thông tin về tiêm chủng, tránh tình trạng đưa tin thiếu chính xác, không đầy đủ tạo dư luận không tốt trong cộng đồng, ảnh hưởng đến việc tham gia tiêm chủng của người dân. Riêng đối với công tác tuyên truyền ở cấp huyện, đề nghị phòng Văn hóa - Thông tin chủ trì hướng dẫn hệ thống đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tăng cường thông tin về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là những đợt tiêm chủng theo chiến dịch nhằm khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm chủng, bảo vệ bản thân và cộng đồng, phòng chống dịch bệnh.
3035 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Thông tin và truyền thông vừa ban hành công văn số 1607/STTTT-TTBCXB yêu cầu các cơ quan báo chí địa phương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên truyền về công tác tiêm chủng trên địa bàn.Trong đó tập trung vào một số nội dung như tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiêm phòng; lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là những đợt tiêm chủng theo chiến dịch. Thông tin về thời gian, địa điểm tiêm chủng trên địa bàn theo thông báo của ngành y tế.
Tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ mắc bệnh, dịch nếu không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; trách nhiệm của cha, mẹ trong việc đăng ký và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn. Tuyên truyền các loại bệnh được tiêm phòng vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gồm Lao, Viêm gan B, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ do Hip và Sởi. Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin thường gặp như: trẻ sốt, sưng, nóng, đau chỗ tiêm, trẻ mệt; trẻ biếng ăn; quấy khóc, nổi ban. Thường trẻ sẽ trở lại bình thường trong vòng 24 - 48 giờ, nếu phản ứng kéo dài cần đưa trẻ đi khám ngay...
Trong quá trình tuyên truyền, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái và Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế cấp tỉnh, cấp huyện để được cung cấp kịp thời thông tin về tiêm chủng, tránh tình trạng đưa tin thiếu chính xác, không đầy đủ tạo dư luận không tốt trong cộng đồng, ảnh hưởng đến việc tham gia tiêm chủng của người dân. Riêng đối với công tác tuyên truyền ở cấp huyện, đề nghị phòng Văn hóa - Thông tin chủ trì hướng dẫn hệ thống đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tăng cường thông tin về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là những đợt tiêm chủng theo chiến dịch nhằm khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm chủng, bảo vệ bản thân và cộng đồng, phòng chống dịch bệnh.