CTTĐT - Chiều 6/10, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông, lâm sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2022; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển trong thời gian tới.
Quang cảnh hội nghị.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) khối chế biến nông lâm sản thực phẩm chiếm khoảng 43% trong tổng giá trị SXCN của toàn tỉnh. Hàng năm, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm đã từng bước được cơ cấu lại theo đúng định hướng, phù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, thân thiện môi trường; được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Yên Bái đã thu hút được 5 dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 347 tỷ đồng.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, nguyên liệu đầu vào khan hiếm dẫn đến nhiều nhà máy, cơ sở phải tạm dừng sản xuất, một số nhà máy trong quá trình hoạt động chưa tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Tại hội nghị, đại diện, lãnh đạo các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, cho ý kiến và bàn các giải pháp để ngành sản xuất chế biến nông lâm sản, thực phẩm trên địa bàn phát triển bền vững. Trong đó kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh không cấp chủ trương đầu tư cho những dự án sản xuất chế biến gỗ rừng trồng sử dụng công nghệ lạc hậu, sản xuất sản phẩm thô, lãng phí nguyên liệu; những dự án sản xuất tinh dầu quế ở dạng thô, không gắn với vùng nguyên liệu. Đề nghị các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch, cương quyết xử lý các cơ sở sản xuất đầu tư không theo quy hoạch, đầu tư không gắn với vùng nguyên liệu như: Chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng... Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các dự án chế biến sâu, sản xuất tiêu thụ các sản phẩm chế biến thô của tỉnh như các dự án sản xuất ván ép, chế biến chè, chế biến gỗ... sớm đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế khuyến khích đào tạo nghề, thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, lao động lành nghề gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp; cùng với đó đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp...
Tất cả những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được Sở Công Thương báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
3739 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 6/10, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông, lâm sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2022; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển trong thời gian tới. Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) khối chế biến nông lâm sản thực phẩm chiếm khoảng 43% trong tổng giá trị SXCN của toàn tỉnh. Hàng năm, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm đã từng bước được cơ cấu lại theo đúng định hướng, phù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, thân thiện môi trường; được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Yên Bái đã thu hút được 5 dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 347 tỷ đồng.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, nguyên liệu đầu vào khan hiếm dẫn đến nhiều nhà máy, cơ sở phải tạm dừng sản xuất, một số nhà máy trong quá trình hoạt động chưa tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Tại hội nghị, đại diện, lãnh đạo các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, cho ý kiến và bàn các giải pháp để ngành sản xuất chế biến nông lâm sản, thực phẩm trên địa bàn phát triển bền vững. Trong đó kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh không cấp chủ trương đầu tư cho những dự án sản xuất chế biến gỗ rừng trồng sử dụng công nghệ lạc hậu, sản xuất sản phẩm thô, lãng phí nguyên liệu; những dự án sản xuất tinh dầu quế ở dạng thô, không gắn với vùng nguyên liệu. Đề nghị các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch, cương quyết xử lý các cơ sở sản xuất đầu tư không theo quy hoạch, đầu tư không gắn với vùng nguyên liệu như: Chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng... Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các dự án chế biến sâu, sản xuất tiêu thụ các sản phẩm chế biến thô của tỉnh như các dự án sản xuất ván ép, chế biến chè, chế biến gỗ... sớm đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế khuyến khích đào tạo nghề, thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, lao động lành nghề gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp; cùng với đó đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp...
Tất cả những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được Sở Công Thương báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Các bài khác
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 (06/10/2022)
- Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm (05/10/2022)
- Thông báo mời thi tuyển phương án thiết kế công trình đường hoa khu vực trung tâm km5, Thành phố Yên Bái (03/10/2022)
- Thông tin hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ phát triển DNNVV (02/10/2022)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài (01/10/2022)
- Yên Bái: 9 tháng đầu năm thành lập mới 70 hợp tác xã (30/09/2022)
- Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thực hiện Chương trình về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (29/09/2022)
- Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (29/09/2022)
- Yên Bái tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn nội địa (29/09/2022)
- Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới (28/09/2022)
Xem thêm »