Chiến thắng Nghĩa Lộ là chiến công oanh liệt, là trận đánh mở màn có tính then chốt trong chiến dịch Tây Bắc. Ta đã tiêu diệt hoàn toàn 1 phân khu quân sự có tính chiến lược của địch, một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ sông Đà, phá vỡ cánh cửa thép che chắn cho Tây Bắc từ phía Đông.
Bộ đội xung kích đột phá đồn Pú Trạng trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952.
Thị xã Nghĩa Lộ nằm trên cánh đồng Mường Lò, dọc theo Quốc lộ 32, đây là cánh đồng lớn thứ 2 của Tây Bắc, diện tích 107,78 km vuông, dân số trên 70.000 người, gồm 12 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người dân tộc Thái.
Là vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nghĩa Lộ đã đoàn kết một lòng kiên cường kháng chiến dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Nguyễn Quang Bích, Vương Văn Doãn bảo vệ từng tấc đất quê hương gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.
Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp là Ban cán sự Đảng Liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang nhân dân Nghĩa Lộ đã nổi dậy khởi nghĩa phá vỡ chính quyền địch, xây dựng chính quyền cách mạng. Nghĩa Lộ là địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên của Tây Bắc thành lập được chính quyền cách mạng.
Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nhận thấy Nghĩa Lộ bộ là địa bàn chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía Đông đi vào vùng Tây Bắc rộng lớn và giàu có của Tổ quốc, chúng đã tìm mọi cách đặt lại ách thống trị của mình vào tháng 10 năm 1947.
Sau khi chiếm được Nghĩa Lộ và nhiều vùng quan trọng của Tây Bắc, Thực dân Pháp đã nhanh chóng tổ chức bộ máy cai trị, giết hại những người yêu nước, tăng cường xây dựng hệ thống đồn bốt là phân khu Nghĩa Lộ, phân khu Sông Đà, phân khu Sơn La và phân khu Lai Châu nhằm đàn áp cách mạng bảo vệ sự thống trị lâu dài của chúng ở Tây Bắc.
Trong 4 phân khu, phân khu Nghĩa Lộ là mạnh nhất, được coi là cánh cửa thép bảo vệ Tây Bắc từ hướng Đông, lực lượng của địch ở đây có khoảng 1.000 quân dưới sự chỉ huy của viên quan Tư Ti-ri-ông, khét tiếng tàn ác. Ti-ri-ông đã đóng quân tại Tây Bắc từ năm 1940, cho nên rất thông thạo địa hình, địa vật, phong tục của đồng bào các dân tộc, Ti-ri-ông nói thành thạo cả tiếng Việt và tiếng của người dân tộc Thái.
Phân khu Nghĩa Lộ gồm tiểu khu Ba Khe, tiểu khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Gia Hội, tiểu khu Than Uyên. Tiểu khu Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây Nam cánh đồng Mường Lò gồm hai cứ điểm, cứ điểm Nghĩa Lộ (Nghĩa Lộ phố), đóng trên một quả đồi thấp rộng khoảng 2,5 ha (hiện nay là khu di tích Căng và Đồn), phía sau cứ điểm là sân bay dã chiến. Cứ điểm Pú Trạng (Nghĩa Lộ đồi) nằm ở vị trí trên cao cách cứ điểm Nghĩa Lộ phố hơn km, nơi đây địch đặt sở chỉ huy phân khu và cũng là nơi đóng quân của quan Tư Ti-ri-ong.
Tiểu khu Nghĩa Lộ được xây dựng rất kiên cố với nhiều lò cốt, ụ súng, hệ thống hầm ngầm, hàng rào tre và dây thép gai bao quanh. Với địa thế hiểm trở, lực lượng đông, trang bị hiện đại lại có vành đai là các các tiền đồn bảo vệ xung quanh, khi bị uy hiếp dễ dàng có quân dù tiếp viện. Địch chủ quan cho rằng quân ta chưa thể đánh Nghĩa Lộ, viên quan Tư Ti-ri-ông cho rằng phải mất 5 năm nữa Việt Minh mới đủ sức đánh Nghĩa Lộ.
Về phía ta sau chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, trên đà Thắng Lợi Trung ương Đảng quyết định mở các chiến dịch vừa và nhỏ nhằm phát huy quyền chủ động chiến lược, đẩy địch lún sâu vào thế bị động đối phó.
Qua các chiến dịch ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, tuy nhiên những chiến dịch đánh vào vùng trung du, nhất là vùng đồng bằng quân ta gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế là do lực lượng của địch ở đó khá mạnh, quân ta lại chưa quen đánh ở vùng đồng bằng nơi địch có nhiều lợi thế hơn ta.
Trước tình hình đó Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh cho rằng phương hướng chiến lược có lợi cho chúng ta lúc này là đánh địch ở vùng chiến trường rừng núi, nơi ta có thể phát huy được thế mạnh, địch có nhiều hạn chế và lực lượng của chúng tương đối yếu.
Với chủ trương "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta quyết định tiến công lên Tây Bắc, nhằm tiêu hao sinh lực địch, giải phóng nhân dân và vùng đất đai rộng lớn của Tổ quốc, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc và tạo sự liên lạc với cách mạng Lào, cách mạng Trung Quốc. Lực lượng tham gia chiến dịch là 36.000 quân, trang thiết bị hiện đại, chỉ huy chiến dịch là Bộ Tổng Tư lệnh, đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước khi lên đường ra trận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp căn dặn và giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy chiến dịch "Phải quyết tâm chiến đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, bất kỳ việc lớn hay nhỏ phải quyết tâm làm cho bằng được” và người khẳng định "Ta nhất định thắng lợi”.
Phân khu Nghĩa Lộ được chọn làm vị trí tiến công mở màn chiến dịch. Bộ Chính trị cho rằng đánh vào Nghĩa Lộ là đánh vào phân khu đầu não, góp phần phá tan phòng tuyến Sông Đà, tạo thế và lực để ta tiến lên giải phóng Lai Châu và toàn bộ khu Tây Bắc.
Ngày 14 tháng 10 năm 1952, chiến dịch Tây Bắc bắt đầu. Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiến công địch ở Ca Vịnh, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) tiến công địch ở Sài Lương, trong khi đó Đại đoàn 308 theo đường Đại Bục, Khau Vác tiến vào Nghĩa Lộ.
Phát hiện được ý định của ta, địch vội vàng rút quân ở Thượng Bằng La, Ba Khe về tăng cường cho Tiểu khu Nghĩa Lộ, chúng tổ chức càn quét những vùng xung quanh thị trấn, cho Tiểu đoàn dù số 6 nhảy xuống Tú Lệ để cản bước tiến, chặn đường tiếp tế của ta, giải tỏa áp lực cho Nghĩa Lộ.
Trước tình hình đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho Đại đoàn 308 tiến vào bao vây chặt quân địch ở Nghĩa Lộ, không cho chúng rút chạy về Sơn La và nhanh chóng tổ chức tiến công tiêu diệt chúng.
Chỉ huy Đại đoàn 308 là đại tá Vương Thừa Vũ. Ông từng bị Thực dân Pháp giam cầm tại căng Nghĩa Lộ, đã vượt ngục năm 1945, tham gia khởi nghĩa tháng Tám. Là một trong những sĩ quan giỏi võ nghệ, có nhiều kinh nghiệm chỉ huy trận mạc, lúc này ông bị đau dạ dày rất nặng song vẫn rất xông xáo, trực tiếp đi thị sát Nghĩa Lộ và đề ra phương án tác chiến.
Ông cho rằng mặc dù lực lượng của địch ở Nghĩa Lộ rất mạnh, song chúng đóng trên địa hình hiểm trở, dễ bị cô lập, khó bề ứng cứu cho nhau khi bị ta tiến công.
Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ Đô) được giao đánh cứ điểm Pú Trạng, Trung đoàn 88 (Trung đoàn Tu Vũ) đánh cứ điểm Nghĩa Lộ phố trong cùng một ngày. Chỉ huy Trung đoàn 102 là Trung đoàn trưởng Vũ Yên lúc này đang bị ốm, đi lại rất khó khăn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 108 là Nguyễn Thái Dũng lại bị cụt bàn tay phải, khi trèo đèo lội suối luôn bị ngã đã song đã thể hiện quyết tâm rất cao, truyền lửa cho quân ta quyết tâm tiến công, quyết tâm đánh thắng địch.
Đúng 17:05, trong lúc pháo binh ta dồn dập trút bão lửa xuống trận địa pháo 105 ly của địch ở Nghĩa Lộ phố, Trung đoàn 102 lợi dụng sương mù dày đặc đã áp sát tiến công cứ điểm Pú Trạng từ 3 hướng, Tiểu đoàn 54 tiến công từ hướng Bắc, Tiểu đoàn 18 tiến công từ hướng Tây, Tiểu đoàn 79 tiến công từ hướng Đông, ngoài ra còn có 2 đại đội của Trung đoàn 88 làm nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu.
Dựa vào hệ thống hầm ngầm và công sự kiên cố, quân địch chống trả quyết liệt, máy bay địch bay lượn trên bầu trời thả bom Napan vào đội hình quân ta làm 34 cán bộ chiến sĩ bị thương, trong đó có Trung đoàn phó Hùng Sinh. Cuộc chiến diễn ra ngày càng ác liệt, 2 máy bay của địch bị ta bắn rơi, vòng vây ngày càng siết chặt, quân ta thọc sâu chia cắt tiêu diệt từng lô cốt địch.
Sau hơn 3 giờ chiến đấu, quân ta giành thắng lợi hoàn toàn, hơn 400 tên địch bị ta tiêu diệt và bắt sống, trong đó có tên quan Tư Ti-ri-ông, ta thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân trang, quân dụng của địch. Trong lúc quân ta thu dọn chiến trường máy bay địch bất ngờ đến ném bom xuống trận địa làm Tiểu đoàn trưởng Vũ Phương hi sinh, một số chiến sĩ ta bị thương.
Ngày 18 tháng 10, dưới ánh pháo sáng và đèn dù của máy bay địch Trung đoàn 88 tiến vào áp sát, bao vây Nghĩa Lộ phố. Lúc 3:05, quân ta nổ súng tiến công, ta vừa phải đối phó với máy bay địch ném bom dữ dội, vừa dũng mãnh đột phá tiêu diệt từng vị trí của địch. Sau hơn 2 giờ chiến đấu quân ta đã đè bẹp mọi sự kháng cự của địch và hoàn toàn làm chủ cứ điểm, 280 tên địch bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh, trong đó có cả tên đại uý BecBe chỉ huy quân tăng viện, tiểu khu Nghĩa Lộ hoàn toàn bị xóa sổ.
Cũng trong đêm 18/10/1952, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) do Trung đoàn trưởng Hồng Sơn chỉ huy tiến công địch ở đồn Cửa Nhì, loại khỏi vòng chiến 250 tên, trong đó có 2 tên sĩ quan chỉ huy. Như vậy cả 3 Trung đoàn của Đại đoàn 308 đều lập công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bọn địch ở Gia Hội vội vàng rút chạy lên Tú Lệ và nhập với Tiểu đoàn dù số 6 tháo chạy sang Sơn La, chúng bị ta đuổi theo truy kích, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 tên. Thị trấn Nghĩa Lộ và các xã của huyện Văn Chấn hoàn toàn được giải phóng.
Chiến thắng Nghĩa Lộ đã giải phóng một vùng đất rộng lớn của Tổ quốc, nối liền Tây Bắc với căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, phá vỡ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc của kẻ thù. Chiến thắng Nghĩa Lộ đã góp phần làm tiền đề, làm cơ sở vững chắc cho quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng có tính quyết định buộc Thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơ-Ne-Vơ, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta.
Chiến thắng Nghĩa Lộ là mốc son, là trang sử vàng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mãi là niềm tự hào của nhân dân Nghĩa Lộ, nhân dân Yên Bái, của dân tộc Việt Nam và là nỗi khiếp sợ với mọi kẻ thù xâm lược.
1539 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chiến thắng Nghĩa Lộ là chiến công oanh liệt, là trận đánh mở màn có tính then chốt trong chiến dịch Tây Bắc. Ta đã tiêu diệt hoàn toàn 1 phân khu quân sự có tính chiến lược của địch, một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ sông Đà, phá vỡ cánh cửa thép che chắn cho Tây Bắc từ phía Đông.Thị xã Nghĩa Lộ nằm trên cánh đồng Mường Lò, dọc theo Quốc lộ 32, đây là cánh đồng lớn thứ 2 của Tây Bắc, diện tích 107,78 km vuông, dân số trên 70.000 người, gồm 12 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người dân tộc Thái.
Là vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nghĩa Lộ đã đoàn kết một lòng kiên cường kháng chiến dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Nguyễn Quang Bích, Vương Văn Doãn bảo vệ từng tấc đất quê hương gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.
Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp là Ban cán sự Đảng Liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang nhân dân Nghĩa Lộ đã nổi dậy khởi nghĩa phá vỡ chính quyền địch, xây dựng chính quyền cách mạng. Nghĩa Lộ là địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên của Tây Bắc thành lập được chính quyền cách mạng.
Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nhận thấy Nghĩa Lộ bộ là địa bàn chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía Đông đi vào vùng Tây Bắc rộng lớn và giàu có của Tổ quốc, chúng đã tìm mọi cách đặt lại ách thống trị của mình vào tháng 10 năm 1947.
Sau khi chiếm được Nghĩa Lộ và nhiều vùng quan trọng của Tây Bắc, Thực dân Pháp đã nhanh chóng tổ chức bộ máy cai trị, giết hại những người yêu nước, tăng cường xây dựng hệ thống đồn bốt là phân khu Nghĩa Lộ, phân khu Sông Đà, phân khu Sơn La và phân khu Lai Châu nhằm đàn áp cách mạng bảo vệ sự thống trị lâu dài của chúng ở Tây Bắc.
Trong 4 phân khu, phân khu Nghĩa Lộ là mạnh nhất, được coi là cánh cửa thép bảo vệ Tây Bắc từ hướng Đông, lực lượng của địch ở đây có khoảng 1.000 quân dưới sự chỉ huy của viên quan Tư Ti-ri-ông, khét tiếng tàn ác. Ti-ri-ông đã đóng quân tại Tây Bắc từ năm 1940, cho nên rất thông thạo địa hình, địa vật, phong tục của đồng bào các dân tộc, Ti-ri-ông nói thành thạo cả tiếng Việt và tiếng của người dân tộc Thái.
Phân khu Nghĩa Lộ gồm tiểu khu Ba Khe, tiểu khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Gia Hội, tiểu khu Than Uyên. Tiểu khu Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây Nam cánh đồng Mường Lò gồm hai cứ điểm, cứ điểm Nghĩa Lộ (Nghĩa Lộ phố), đóng trên một quả đồi thấp rộng khoảng 2,5 ha (hiện nay là khu di tích Căng và Đồn), phía sau cứ điểm là sân bay dã chiến. Cứ điểm Pú Trạng (Nghĩa Lộ đồi) nằm ở vị trí trên cao cách cứ điểm Nghĩa Lộ phố hơn km, nơi đây địch đặt sở chỉ huy phân khu và cũng là nơi đóng quân của quan Tư Ti-ri-ong.
Tiểu khu Nghĩa Lộ được xây dựng rất kiên cố với nhiều lò cốt, ụ súng, hệ thống hầm ngầm, hàng rào tre và dây thép gai bao quanh. Với địa thế hiểm trở, lực lượng đông, trang bị hiện đại lại có vành đai là các các tiền đồn bảo vệ xung quanh, khi bị uy hiếp dễ dàng có quân dù tiếp viện. Địch chủ quan cho rằng quân ta chưa thể đánh Nghĩa Lộ, viên quan Tư Ti-ri-ông cho rằng phải mất 5 năm nữa Việt Minh mới đủ sức đánh Nghĩa Lộ.
Về phía ta sau chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, trên đà Thắng Lợi Trung ương Đảng quyết định mở các chiến dịch vừa và nhỏ nhằm phát huy quyền chủ động chiến lược, đẩy địch lún sâu vào thế bị động đối phó.
Qua các chiến dịch ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, tuy nhiên những chiến dịch đánh vào vùng trung du, nhất là vùng đồng bằng quân ta gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế là do lực lượng của địch ở đó khá mạnh, quân ta lại chưa quen đánh ở vùng đồng bằng nơi địch có nhiều lợi thế hơn ta.
Trước tình hình đó Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh cho rằng phương hướng chiến lược có lợi cho chúng ta lúc này là đánh địch ở vùng chiến trường rừng núi, nơi ta có thể phát huy được thế mạnh, địch có nhiều hạn chế và lực lượng của chúng tương đối yếu.
Với chủ trương "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta quyết định tiến công lên Tây Bắc, nhằm tiêu hao sinh lực địch, giải phóng nhân dân và vùng đất đai rộng lớn của Tổ quốc, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc và tạo sự liên lạc với cách mạng Lào, cách mạng Trung Quốc. Lực lượng tham gia chiến dịch là 36.000 quân, trang thiết bị hiện đại, chỉ huy chiến dịch là Bộ Tổng Tư lệnh, đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước khi lên đường ra trận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp căn dặn và giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy chiến dịch "Phải quyết tâm chiến đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, bất kỳ việc lớn hay nhỏ phải quyết tâm làm cho bằng được” và người khẳng định "Ta nhất định thắng lợi”.
Phân khu Nghĩa Lộ được chọn làm vị trí tiến công mở màn chiến dịch. Bộ Chính trị cho rằng đánh vào Nghĩa Lộ là đánh vào phân khu đầu não, góp phần phá tan phòng tuyến Sông Đà, tạo thế và lực để ta tiến lên giải phóng Lai Châu và toàn bộ khu Tây Bắc.
Ngày 14 tháng 10 năm 1952, chiến dịch Tây Bắc bắt đầu. Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiến công địch ở Ca Vịnh, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) tiến công địch ở Sài Lương, trong khi đó Đại đoàn 308 theo đường Đại Bục, Khau Vác tiến vào Nghĩa Lộ.
Phát hiện được ý định của ta, địch vội vàng rút quân ở Thượng Bằng La, Ba Khe về tăng cường cho Tiểu khu Nghĩa Lộ, chúng tổ chức càn quét những vùng xung quanh thị trấn, cho Tiểu đoàn dù số 6 nhảy xuống Tú Lệ để cản bước tiến, chặn đường tiếp tế của ta, giải tỏa áp lực cho Nghĩa Lộ.
Trước tình hình đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho Đại đoàn 308 tiến vào bao vây chặt quân địch ở Nghĩa Lộ, không cho chúng rút chạy về Sơn La và nhanh chóng tổ chức tiến công tiêu diệt chúng.
Chỉ huy Đại đoàn 308 là đại tá Vương Thừa Vũ. Ông từng bị Thực dân Pháp giam cầm tại căng Nghĩa Lộ, đã vượt ngục năm 1945, tham gia khởi nghĩa tháng Tám. Là một trong những sĩ quan giỏi võ nghệ, có nhiều kinh nghiệm chỉ huy trận mạc, lúc này ông bị đau dạ dày rất nặng song vẫn rất xông xáo, trực tiếp đi thị sát Nghĩa Lộ và đề ra phương án tác chiến.
Ông cho rằng mặc dù lực lượng của địch ở Nghĩa Lộ rất mạnh, song chúng đóng trên địa hình hiểm trở, dễ bị cô lập, khó bề ứng cứu cho nhau khi bị ta tiến công.
Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ Đô) được giao đánh cứ điểm Pú Trạng, Trung đoàn 88 (Trung đoàn Tu Vũ) đánh cứ điểm Nghĩa Lộ phố trong cùng một ngày. Chỉ huy Trung đoàn 102 là Trung đoàn trưởng Vũ Yên lúc này đang bị ốm, đi lại rất khó khăn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 108 là Nguyễn Thái Dũng lại bị cụt bàn tay phải, khi trèo đèo lội suối luôn bị ngã đã song đã thể hiện quyết tâm rất cao, truyền lửa cho quân ta quyết tâm tiến công, quyết tâm đánh thắng địch.
Đúng 17:05, trong lúc pháo binh ta dồn dập trút bão lửa xuống trận địa pháo 105 ly của địch ở Nghĩa Lộ phố, Trung đoàn 102 lợi dụng sương mù dày đặc đã áp sát tiến công cứ điểm Pú Trạng từ 3 hướng, Tiểu đoàn 54 tiến công từ hướng Bắc, Tiểu đoàn 18 tiến công từ hướng Tây, Tiểu đoàn 79 tiến công từ hướng Đông, ngoài ra còn có 2 đại đội của Trung đoàn 88 làm nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu.
Dựa vào hệ thống hầm ngầm và công sự kiên cố, quân địch chống trả quyết liệt, máy bay địch bay lượn trên bầu trời thả bom Napan vào đội hình quân ta làm 34 cán bộ chiến sĩ bị thương, trong đó có Trung đoàn phó Hùng Sinh. Cuộc chiến diễn ra ngày càng ác liệt, 2 máy bay của địch bị ta bắn rơi, vòng vây ngày càng siết chặt, quân ta thọc sâu chia cắt tiêu diệt từng lô cốt địch.
Sau hơn 3 giờ chiến đấu, quân ta giành thắng lợi hoàn toàn, hơn 400 tên địch bị ta tiêu diệt và bắt sống, trong đó có tên quan Tư Ti-ri-ông, ta thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân trang, quân dụng của địch. Trong lúc quân ta thu dọn chiến trường máy bay địch bất ngờ đến ném bom xuống trận địa làm Tiểu đoàn trưởng Vũ Phương hi sinh, một số chiến sĩ ta bị thương.
Ngày 18 tháng 10, dưới ánh pháo sáng và đèn dù của máy bay địch Trung đoàn 88 tiến vào áp sát, bao vây Nghĩa Lộ phố. Lúc 3:05, quân ta nổ súng tiến công, ta vừa phải đối phó với máy bay địch ném bom dữ dội, vừa dũng mãnh đột phá tiêu diệt từng vị trí của địch. Sau hơn 2 giờ chiến đấu quân ta đã đè bẹp mọi sự kháng cự của địch và hoàn toàn làm chủ cứ điểm, 280 tên địch bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh, trong đó có cả tên đại uý BecBe chỉ huy quân tăng viện, tiểu khu Nghĩa Lộ hoàn toàn bị xóa sổ.
Cũng trong đêm 18/10/1952, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) do Trung đoàn trưởng Hồng Sơn chỉ huy tiến công địch ở đồn Cửa Nhì, loại khỏi vòng chiến 250 tên, trong đó có 2 tên sĩ quan chỉ huy. Như vậy cả 3 Trung đoàn của Đại đoàn 308 đều lập công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bọn địch ở Gia Hội vội vàng rút chạy lên Tú Lệ và nhập với Tiểu đoàn dù số 6 tháo chạy sang Sơn La, chúng bị ta đuổi theo truy kích, loại khỏi vòng chiến đấu gần 400 tên. Thị trấn Nghĩa Lộ và các xã của huyện Văn Chấn hoàn toàn được giải phóng.
Chiến thắng Nghĩa Lộ đã giải phóng một vùng đất rộng lớn của Tổ quốc, nối liền Tây Bắc với căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, phá vỡ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc của kẻ thù. Chiến thắng Nghĩa Lộ đã góp phần làm tiền đề, làm cơ sở vững chắc cho quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng có tính quyết định buộc Thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơ-Ne-Vơ, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta.
Chiến thắng Nghĩa Lộ là mốc son, là trang sử vàng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mãi là niềm tự hào của nhân dân Nghĩa Lộ, nhân dân Yên Bái, của dân tộc Việt Nam và là nỗi khiếp sợ với mọi kẻ thù xâm lược.