Nà Hẩu xinh đẹp, quyến rũ và trù phú trước ưu đãi của thiên nhiên nằm gọn giữa chốn thâm nghiêm của hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh càng trở nên kiêu hùng và bí ẩn và có thể trở thành một trong những khu sinh thái tuyệt vời nhất của tỉnh Yên Bái.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có tọa độ địa lý từ 21051’35’’ đến 21057’00’’ vĩ độ Bắc và từ 104030’50’’ đến 104036’55’’ kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 9.700 ha.
Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ bình quân 23,20C, lượng mưa bình quân 1.458,0 mm/năm, độ ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông - Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.
Trong khu bảo tồn thiên nhiên này, hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm. Cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, tầng tán được phân chia rõ rệt: tầng cao nhất là cây gỗ lớn nhô lên không liên tục chủ yếu là các loài như Chò nâu, Giổi, Trám...; tầng giữa là tầng ưu thế sinh thái, tán cây rừng liên tục cao gần ngang nhau, thuộc các loài cây thường xanh như Gội, De, Giẻ...; tầng dưới phân thành nhiều lớp cao thấp khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ ưa bóng; tầng thảm tươi chủ yếu là cây bụi, Dương sỉ, Cau rừng...; Hiện rừng tự nhiên vẫn còn trên 30 loài thực vật khác nhau, trong đó có những loài cây gỗ quý hiếm như Lát Hoa, Pơ mu... phát triển chủ yếu ở độ cao 700m trở lên.
Hệ động vật trong khu bảo tồn khá phong phú và nhiều loài quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Chủ yếu còn các loài thú như Chồn, Cầy hương, Lợn rừng, Rắn... và một số loài chim.
Bên cạnh đó, người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông và Dao với những nét đẹp văn hóa dân tộc đặc sắc như trang phục và nhà ở... vẫn được gìn giữ khá nguyên bản.
Hiện nay đã có đường từ trung tâm huyện Văn Yên đến trung tâm khu bảo tồn. Trên tuyến hành trình đến khu bảo tồn, du khách có thể dừng chân, thăm quan những rừng quế tại xã Đại Sơn. Cây quế Văn Yên có hàm lượng tinh dầu đứng thứ hai sau quế Trà My ở Quảng Nam. Trung bình mỗi năm diện tích quế ở Văn Yên lại trồng mới thêm hàng ngàn ha, nâng diện tích quế của toàn huyện lên trên 15.000 ha. Cây quế là nguồn thu nhập rất lớn trong kinh tế hộ gia đình của người Dao ở huyện Văn Yên nhưng chưa được khai thác đáng kể vào mục đích du lịch sinh thái gắn liền với các bản sắc văn hoá của dân tộc Dao.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng tại huyện Văn Yên anh hùng trong những năm tới.
3874 lượt xem
Nà Hẩu xinh đẹp, quyến rũ và trù phú trước ưu đãi của thiên nhiên nằm gọn giữa chốn thâm nghiêm của hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh càng trở nên kiêu hùng và bí ẩn và có thể trở thành một trong những khu sinh thái tuyệt vời nhất của tỉnh Yên Bái.Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có tọa độ địa lý từ 21051’35’’ đến 21057’00’’ vĩ độ Bắc và từ 104030’50’’ đến 104036’55’’ kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 9.700 ha.
Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ bình quân 23,20C, lượng mưa bình quân 1.458,0 mm/năm, độ ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông - Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.
Trong khu bảo tồn thiên nhiên này, hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm. Cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, tầng tán được phân chia rõ rệt: tầng cao nhất là cây gỗ lớn nhô lên không liên tục chủ yếu là các loài như Chò nâu, Giổi, Trám...; tầng giữa là tầng ưu thế sinh thái, tán cây rừng liên tục cao gần ngang nhau, thuộc các loài cây thường xanh như Gội, De, Giẻ...; tầng dưới phân thành nhiều lớp cao thấp khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ ưa bóng; tầng thảm tươi chủ yếu là cây bụi, Dương sỉ, Cau rừng...; Hiện rừng tự nhiên vẫn còn trên 30 loài thực vật khác nhau, trong đó có những loài cây gỗ quý hiếm như Lát Hoa, Pơ mu... phát triển chủ yếu ở độ cao 700m trở lên.
Hệ động vật trong khu bảo tồn khá phong phú và nhiều loài quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Chủ yếu còn các loài thú như Chồn, Cầy hương, Lợn rừng, Rắn... và một số loài chim.
Bên cạnh đó, người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông và Dao với những nét đẹp văn hóa dân tộc đặc sắc như trang phục và nhà ở... vẫn được gìn giữ khá nguyên bản.
Hiện nay đã có đường từ trung tâm huyện Văn Yên đến trung tâm khu bảo tồn. Trên tuyến hành trình đến khu bảo tồn, du khách có thể dừng chân, thăm quan những rừng quế tại xã Đại Sơn. Cây quế Văn Yên có hàm lượng tinh dầu đứng thứ hai sau quế Trà My ở Quảng Nam. Trung bình mỗi năm diện tích quế ở Văn Yên lại trồng mới thêm hàng ngàn ha, nâng diện tích quế của toàn huyện lên trên 15.000 ha. Cây quế là nguồn thu nhập rất lớn trong kinh tế hộ gia đình của người Dao ở huyện Văn Yên nhưng chưa được khai thác đáng kể vào mục đích du lịch sinh thái gắn liền với các bản sắc văn hoá của dân tộc Dao.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng tại huyện Văn Yên anh hùng trong những năm tới.