Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định: Việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là chủ trương đúng đắn và là hướng ưu tiên của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo.
4 lý do để Yên Bái quyết tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ
Những năm qua, Yên Bái là tỉnh điển hình trong việc thu hút các doanh nghiệp, hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ? Đâu là những lý do để tỉnh ưu tiên tập trung cho lĩnh vực này, thưa ông?
Có 4 lý do để Yên Bái quyết tâm phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thứ nhất, người tiêu dùng càng ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ bởi chất lượng, giá trị dinh dưỡng và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe.
Thứ hai, nông dân khi chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp đã nhận thấy lợi thế rõ ràng của việc sản xuất theo quy trình hữu cơ. Mặc dù quy mô, năng suất và sản lượng không lớn, thậm chí chi phí đầu vào còn lớn hơn, nhưng giá trị gia tăng trên một đơn vị canh tác vượt trội so với kỹ thuật canh tác thông thường.
Thứ ba, đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, ở một số thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản..., bắt buộc phải sản xuất theo quy trình hữu cơ mới có thể tiếp cận được. Và cuối cùng, đối với những địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, sản phẩm đặc hữu của địa phương, khi không thể mở rộng quy mô sản xuất, không thể gia tăng năng suất và sản lượng thì chuyển sang sản xuất hữu cơ là giải pháp duy nhất để gia tăng giá trị trên một đơn vị canh tác.
Vậy tỉnh Yên Bái đã có cơ chế, chính sách gì để lan tỏa những mô hình, vùng nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ?
Yên Bái có nhiều sản phẩm có quy mô đủ lớn và có giá trị cao có thể sản xuất theo quy trình hữu cơ. Nhận thấy những tiềm năng lợi thế của địa phương và xu thế của thị trường hiện nay, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp theo quy trình hữu cơ.
Thứ hai là hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, HTX để cùng tham gia vào các dự án sản xuất, phát triển các vùng nguyên liệu theo quy trình hữu cơ, ưu tiên hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hữu cơ.
Thứ ba là hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cũng như giúp HTX, doanh nghiệp và người dân xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, đặc biệt là giúp tiếp cận để được các tổ chức quốc tế chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Và cuối cùng là hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm hữu cơ ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Mặc dù tỉnh Yên Bái mới chuyển hướng sang phát triển nông nghiệp hữu cơ trong một vài năm gần đây, tuy nhiên, sản phẩm hữu cơ của địa phương đã và đang khẳng định ưu thế cũng như chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Giá trị sản phẩm hữu cơ cao gấp đôi thông thường
Ông có thể giới thiệu một số vùng sản xuất/sản phẩm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu, đã và đang mang lại tác động ngoạn mục để thay đổi sinh kế của người dân tại Yên Bái?
Tôi lấy ví dụ, Yên Bái hiện nay được coi là "thủ phủ" của cây quế cả nước với quy mô diện tích khoảng gần 80.000ha. Khi chuyển sang sản xuất theo quy trình hữu cơ, hầu hết các sản phẩm này đều được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản... với giá trị gia tăng trên một đơn vị canh tác cao từ 1,5 đến 2 lần so với sản phẩm sản xuất theo quy trình thông thường.
Tương tự như vậy, đối với sản phẩm như chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng (huyện Văn Chấn), khi xây dựng thương hiệu và sản xuất theo quy trình hữu cơ mà được chứng nhận thì giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm gấp 2 - 3 lần, mang lại giá trị rất rõ rệt. Qua đó tạo ra sự lan tỏa và thôi thúc các hộ gia đình, cá nhân nỗ lực tham gia mở rộng vùng sản xuất theo quy trình hữu cơ để có được lợi thế lớn như đã nêu.
Thăm một số mô hình sản xuất chè ở Suối Giàng và mô hình sản xuất dược liệu của tỉnh Yên Bái, chúng tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ quyết định rời phố về quê phát triển nông nghiệp hữu cơ và bước đầu gặt hái được thành công. Rõ ràng, chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự thành công khi đầu tư vào nông nghiệp. Vậy, làm thế nào để Yên Bái đẩy mạnh đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ của nông dân để họ có thể tiếp cận với các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ?
Trên các diễn đàn, chúng tôi hay chia sẻ với các doanh nghiệp, HTX và doanh nhân khởi nghiệp rằng, hiện nay nếu nói lĩnh vực nào còn nhiều dư địa cho khởi nghiệp thành công, còn nhiều dư địa để tạo giá trị gia tăng lớn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì đó chính là nông nghiệp, nhất là những địa phương có tiềm năng lớn về nông nghiệp như Yên Bái và các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc vì có điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển đa dạng sản phẩm, trong đó có sản phẩm hữu cơ.
Tuy vậy, để có thể chuyển từ phương thức canh tác sản phẩm thông thường sang sản xuất theo quy trình hữu cơ, hoặc phát triển mới một sản phẩm theo quy trình hữu cơ đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, hiệp hội ngành hàng về giống, vốn, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chứng nhận theo quy trình sản xuất hữu cơ và tiếp cận các thị trường mà sản phẩm hữu cơ được ưa chuộng.
Bên cạnh đó, một bài toán nữa cũng cần được giải quyết, đó là nhà nước, chính quyền các cấp cần hỗ trợ, làm cầu nối giúp cho doanh nghiệp, HTX liên kết bền vững với các hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo có vùng nguyên liệu ổn định, có quy trình sản xuất ổn định, có giải pháp về mặt kỹ thuật, công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững, sức sống lâu bền cho các sản phẩm hữu cơ và gia tăng được giá trị sản phẩm hữu cơ để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, từ đó dẫn dắt xu thế tiêu dùng để hướng tới loại bỏ các sản phẩm không an toàn, không được kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng tới các sản phẩm hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
Yên Bái sẽ có định hướng, giải pháp nào nhằm khai thác đa giá trị nông sản, kết hợp với bản sắc văn hóa, lịch sử, tài nguyên bản địa vào giá trị sản phẩm, thưa ông?
Như tôi đã nói, Yên Bái ưu tiên phát triển các sản phẩm hữu cơ là các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có thế mạnh riêng của tỉnh. Chúng tôi cho rằng, sản phẩm hữu cơ không chỉ tiếp cận ở góc độ là lương thực, thực phẩm thông thường mà là một sản phẩm mang các yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số rất đặc sắc, từ quy trình sản xuất, chế biến, sử dụng cây giống, con giống bản địa. Ví dụ, khi lên các bản du lịch cộng đồng tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), chúng ta có thể thưởng thức các loại trà san tuyết cổ thụ trong một không gian văn hóa đặc trưng của người Mông.
Đó cũng là một phương thức để quảng bá hình ảnh của mỗi địa phương, mỗi một vùng miền, cộng đồng cũng như hình ảnh quốc gia ra với bạn bè thế giới. Đó cũng là cách quảng bá để mời gọi khách quốc tế, nhà đầu tư đến với các địa phương, vùng miền để vừa tìm hiểu cơ hội sản xuất, kinh doanh, vừa tìm hiểu về các nền văn hóa tạo ra sản phẩm đó.
Yên Bái đã xác định có 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực và 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc sản. Đối với các sản phẩm đặc sản, chúng tôi đều ưu tiên phát triển theo quy trình hữu cơ. Còn đối với các sản phẩm chủ lực, chúng tôi thấy quy mô như hiện nay đã đủ lớn, do đó thay vì mở rộng sản xuất, tỉnh ưu tiên mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ.
Ví dụ, hiện nay Yên Bái có khoảng 80.000ha trồng quế, hướng tới năm 2025 có khoảng 20.000ha, trong số đó được sản xuất theo quy trình hữu cơ. Hoặc đối với măng tre Bát Độ, chúng tôi ưu tiên phát triển khoảng 1.000ha trong tổng số hơn 5.000ha; cây Sơn Tra chúng tôi cũng ưu tiên phát triển từ 1.000 - 2.000ha (trong tổng số 10.000ha). Đối với sản phẩm chè Suối Giàng, chúng tôi ưu tiên phát triển khoảng 1.000ha theo quy trình hữu cơ.
3316 lượt xem
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định: Việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là chủ trương đúng đắn và là hướng ưu tiên của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo.4 lý do để Yên Bái quyết tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ
Những năm qua, Yên Bái là tỉnh điển hình trong việc thu hút các doanh nghiệp, hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ? Đâu là những lý do để tỉnh ưu tiên tập trung cho lĩnh vực này, thưa ông?
Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Có 4 lý do để Yên Bái quyết tâm phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thứ nhất, người tiêu dùng càng ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ bởi chất lượng, giá trị dinh dưỡng và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe.
Thứ hai, nông dân khi chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp đã nhận thấy lợi thế rõ ràng của việc sản xuất theo quy trình hữu cơ. Mặc dù quy mô, năng suất và sản lượng không lớn, thậm chí chi phí đầu vào còn lớn hơn, nhưng giá trị gia tăng trên một đơn vị canh tác vượt trội so với kỹ thuật canh tác thông thường.
Thứ ba, đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, ở một số thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản..., bắt buộc phải sản xuất theo quy trình hữu cơ mới có thể tiếp cận được. Và cuối cùng, đối với những địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, sản phẩm đặc hữu của địa phương, khi không thể mở rộng quy mô sản xuất, không thể gia tăng năng suất và sản lượng thì chuyển sang sản xuất hữu cơ là giải pháp duy nhất để gia tăng giá trị trên một đơn vị canh tác.
Vậy tỉnh Yên Bái đã có cơ chế, chính sách gì để lan tỏa những mô hình, vùng nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ?
Chè shan tuyết cổ thụ là tiềm năng lớn và rất thuận lợi để phát triển sản phẩm hữu cơ của Yên Bái. Ảnh: PH.
Yên Bái có nhiều sản phẩm có quy mô đủ lớn và có giá trị cao có thể sản xuất theo quy trình hữu cơ. Nhận thấy những tiềm năng lợi thế của địa phương và xu thế của thị trường hiện nay, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp theo quy trình hữu cơ.
Thứ hai là hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, HTX để cùng tham gia vào các dự án sản xuất, phát triển các vùng nguyên liệu theo quy trình hữu cơ, ưu tiên hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hữu cơ.
Thứ ba là hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cũng như giúp HTX, doanh nghiệp và người dân xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, đặc biệt là giúp tiếp cận để được các tổ chức quốc tế chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Và cuối cùng là hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm hữu cơ ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Mặc dù tỉnh Yên Bái mới chuyển hướng sang phát triển nông nghiệp hữu cơ trong một vài năm gần đây, tuy nhiên, sản phẩm hữu cơ của địa phương đã và đang khẳng định ưu thế cũng như chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Giá trị sản phẩm hữu cơ cao gấp đôi thông thường
Ông có thể giới thiệu một số vùng sản xuất/sản phẩm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu, đã và đang mang lại tác động ngoạn mục để thay đổi sinh kế của người dân tại Yên Bái?
Yên Bái hiện là "thủ phủ" cây quế cả nước, tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: MP.
Tôi lấy ví dụ, Yên Bái hiện nay được coi là "thủ phủ" của cây quế cả nước với quy mô diện tích khoảng gần 80.000ha. Khi chuyển sang sản xuất theo quy trình hữu cơ, hầu hết các sản phẩm này đều được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản... với giá trị gia tăng trên một đơn vị canh tác cao từ 1,5 đến 2 lần so với sản phẩm sản xuất theo quy trình thông thường.
Tương tự như vậy, đối với sản phẩm như chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng (huyện Văn Chấn), khi xây dựng thương hiệu và sản xuất theo quy trình hữu cơ mà được chứng nhận thì giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm gấp 2 - 3 lần, mang lại giá trị rất rõ rệt. Qua đó tạo ra sự lan tỏa và thôi thúc các hộ gia đình, cá nhân nỗ lực tham gia mở rộng vùng sản xuất theo quy trình hữu cơ để có được lợi thế lớn như đã nêu.
Thăm một số mô hình sản xuất chè ở Suối Giàng và mô hình sản xuất dược liệu của tỉnh Yên Bái, chúng tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ quyết định rời phố về quê phát triển nông nghiệp hữu cơ và bước đầu gặt hái được thành công. Rõ ràng, chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự thành công khi đầu tư vào nông nghiệp. Vậy, làm thế nào để Yên Bái đẩy mạnh đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ của nông dân để họ có thể tiếp cận với các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ?
Trên các diễn đàn, chúng tôi hay chia sẻ với các doanh nghiệp, HTX và doanh nhân khởi nghiệp rằng, hiện nay nếu nói lĩnh vực nào còn nhiều dư địa cho khởi nghiệp thành công, còn nhiều dư địa để tạo giá trị gia tăng lớn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì đó chính là nông nghiệp, nhất là những địa phương có tiềm năng lớn về nông nghiệp như Yên Bái và các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc vì có điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển đa dạng sản phẩm, trong đó có sản phẩm hữu cơ.
Yên Bái rất đa dạng, đặc sắc về văn hóa, là cơ hội để gắn với phát triển nông đặc sản địa phương. Ảnh: MP.
Tuy vậy, để có thể chuyển từ phương thức canh tác sản phẩm thông thường sang sản xuất theo quy trình hữu cơ, hoặc phát triển mới một sản phẩm theo quy trình hữu cơ đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, hiệp hội ngành hàng về giống, vốn, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chứng nhận theo quy trình sản xuất hữu cơ và tiếp cận các thị trường mà sản phẩm hữu cơ được ưa chuộng.
Bên cạnh đó, một bài toán nữa cũng cần được giải quyết, đó là nhà nước, chính quyền các cấp cần hỗ trợ, làm cầu nối giúp cho doanh nghiệp, HTX liên kết bền vững với các hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo có vùng nguyên liệu ổn định, có quy trình sản xuất ổn định, có giải pháp về mặt kỹ thuật, công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững, sức sống lâu bền cho các sản phẩm hữu cơ và gia tăng được giá trị sản phẩm hữu cơ để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, từ đó dẫn dắt xu thế tiêu dùng để hướng tới loại bỏ các sản phẩm không an toàn, không được kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng tới các sản phẩm hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
Yên Bái sẽ có định hướng, giải pháp nào nhằm khai thác đa giá trị nông sản, kết hợp với bản sắc văn hóa, lịch sử, tài nguyên bản địa vào giá trị sản phẩm, thưa ông?
Hiện nay, Yên Bái đang định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững. Ảnh: PH.
Như tôi đã nói, Yên Bái ưu tiên phát triển các sản phẩm hữu cơ là các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có thế mạnh riêng của tỉnh. Chúng tôi cho rằng, sản phẩm hữu cơ không chỉ tiếp cận ở góc độ là lương thực, thực phẩm thông thường mà là một sản phẩm mang các yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số rất đặc sắc, từ quy trình sản xuất, chế biến, sử dụng cây giống, con giống bản địa. Ví dụ, khi lên các bản du lịch cộng đồng tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), chúng ta có thể thưởng thức các loại trà san tuyết cổ thụ trong một không gian văn hóa đặc trưng của người Mông.
Đó cũng là một phương thức để quảng bá hình ảnh của mỗi địa phương, mỗi một vùng miền, cộng đồng cũng như hình ảnh quốc gia ra với bạn bè thế giới. Đó cũng là cách quảng bá để mời gọi khách quốc tế, nhà đầu tư đến với các địa phương, vùng miền để vừa tìm hiểu cơ hội sản xuất, kinh doanh, vừa tìm hiểu về các nền văn hóa tạo ra sản phẩm đó.
Yên Bái đã xác định có 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực và 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc sản. Đối với các sản phẩm đặc sản, chúng tôi đều ưu tiên phát triển theo quy trình hữu cơ. Còn đối với các sản phẩm chủ lực, chúng tôi thấy quy mô như hiện nay đã đủ lớn, do đó thay vì mở rộng sản xuất, tỉnh ưu tiên mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ.
Ví dụ, hiện nay Yên Bái có khoảng 80.000ha trồng quế, hướng tới năm 2025 có khoảng 20.000ha, trong số đó được sản xuất theo quy trình hữu cơ. Hoặc đối với măng tre Bát Độ, chúng tôi ưu tiên phát triển khoảng 1.000ha trong tổng số hơn 5.000ha; cây Sơn Tra chúng tôi cũng ưu tiên phát triển từ 1.000 - 2.000ha (trong tổng số 10.000ha). Đối với sản phẩm chè Suối Giàng, chúng tôi ưu tiên phát triển khoảng 1.000ha theo quy trình hữu cơ.