CTTĐT - Ngày 14/10/2022, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo
Tiếp tục Chương trình Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952 -Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”, các đại biểu đã phát biểu tham luận các nội dung liên quan đến Chiến thắng Tây Bắc.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài - Nhân chứng lịch sử, nguyên Chính trị viên Phó Tiểu đoàn 16 Trung đoàn 141 Đại đoàn 312, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã nhận được hơn 90 bài tham luận khoa học của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; các cơ quan Trung ương, các địa phương; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Các tham luận có nội dung phong phú, chất lượng khoa học tốt, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, trong đó có một số khía cạnh mới về “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”, như: “Chiến dịch Tây Bắc 1952 - Trong bối cảnh quốc tế thập niên 1950”; “Giữa đêm đông vượt thác lũ sông Đà đánh chiếm Ba Lay”; “Chiến thắng Tây Bắc - Bước phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam”; “Phát huy tinh thần chiến thắng Tây bắc, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng”; “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Thành quả của quá trình “kháng chiến, kiến quốc””...
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội thảo
Các tham luận được trình bày tại Hội thảo đã phân tích, đánh giá làm rõ bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực trong những năm đầu thập niên 1950; âm mưu, thủ đoạn mở rộng chiếm đóng và lập “Xứ Thái tự trị” ở vùng Tây Bắc của thực dân Pháp, làm rõ thuận lợi, khó khăn khi tiến hành chiến dịch; làm rõ chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, khẳng định tầm nhìn chiến lược và tài thao lược của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh khi quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc; trong đó có vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Đồng thời làm rõ quá trình chuẩn bị, tổ chức và thực hành tác chiến của các lực lượng vũ trang; vai trò của đảng bộ các địa phương và các lực lượng dân quân du kích, thanh niên xung phong, dân công; sự phối hợp của các chiến trường, các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương trong chiến dịch Tây Bắc. Cùng với đó, nêu bật nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch: nghệ thuật chọn hướng tiến công; nghệ thuật sử dụng lực lượng; nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch; nghệ thuật chọn mục tiêu chủ yếu, đánh trận then chốt; cách đánh sáng tạo được hình thành và phát triển trong suốt quá trình chiến dịch.
Các tham luận cũng đã phân tích, luận giải làm sâu sắc hơn tầm vóc to lớn, ý nghĩa quan trọng; nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Tây Bắc; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội thảo
Phát biểu tham luận với chủ đề “Phát huy tinh thần chiến thắng Tây Bắc, quyết tâm xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Trải qua chặng đường 70 năm, kể từ Chiến thắng Tây Bắc, với quyết tâm, nỗ lực và sự năng động, chủ động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, quê hương Yên Bái hôm nay đã thay da đổi thịt từng ngày; cuộc sống của đồng bào các dân tộc đã thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; đến nay, đã thực sự làm chủ cuộc đời mới trong “hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc”. Kinh tế của tỉnh duy trì tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn. Năm 2021, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố; 9 tháng đầu năm 2022, đạt 9,09% (đứng thứ 6/14 tỉnh trong vùng). Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, là điểm sáng trong các tỉnh khu vực Tây Bắc; giảm nghèo nhanh và bền vững với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; diện mạo đô thị và nông thôn ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.
Chất lượng, hiệu quả văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã trở thành động lực, nền tảng tinh thần, quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, với nhiều phong trào thi đua thiết thực, lan tỏa sâu rộng trong từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.
Quan tâm, chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; chủ động xây dựng, tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số cho cả trước mắt và lâu dài. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo khẳng định: Kết quả cuả cuộc Hội thảo đã bổ sung, làm rõ thêm một cách toàn diện, sâu sắc về tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng Tây Bắc 1952. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc 1952 là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, là kết quả của 7 năm vừa chiến đấu, vừa xây dựng của quân và dân ta; là sự trưởng thành nhanh chóng của các lực lượng vũ trang; là kết tinh sức mạnh tổng hợp của cả nước, trực tiếp là hướng chính Tây Bắc với các hướng phối hợp ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Các ý kiến tham luận tại Hội thảo đã nêu bật tầm vóc ý nghĩa và cung cấp nhiều tư liệu quý về sự kiện lịch sử trọng đại này. Đây là tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền, học tập và giáo dục có giá trị về lịch sử chiến tranh. Thượng tướng Lê Huy Vịnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong Quân đội tích cực khai thác sử dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình giáo dục - đào tạo, thực tiễn huấn luyện, học tập và xây dựng cơ quan đơn vị mình.
Thượng tướng Lê Huy Vịnh cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục tuyên truyền, đưa tin rộng rãi về kết quả của Hội thảo góp phần giáo dục tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, hiểu đúng về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Tây Bắc đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng tiến công trong thực hiện mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội giao phó.
2353 lượt xem
Nguyễn Hiên - Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 14/10/2022, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Tiếp tục Chương trình Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Tây Bắc 1952 -Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”, các đại biểu đã phát biểu tham luận các nội dung liên quan đến Chiến thắng Tây Bắc.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài - Nhân chứng lịch sử, nguyên Chính trị viên Phó Tiểu đoàn 16 Trung đoàn 141 Đại đoàn 312, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã nhận được hơn 90 bài tham luận khoa học của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; các cơ quan Trung ương, các địa phương; các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Các tham luận có nội dung phong phú, chất lượng khoa học tốt, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, trong đó có một số khía cạnh mới về “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”, như: “Chiến dịch Tây Bắc 1952 - Trong bối cảnh quốc tế thập niên 1950”; “Giữa đêm đông vượt thác lũ sông Đà đánh chiếm Ba Lay”; “Chiến thắng Tây Bắc - Bước phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam”; “Phát huy tinh thần chiến thắng Tây bắc, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng”; “Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Thành quả của quá trình “kháng chiến, kiến quốc””...
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội thảo
Các tham luận được trình bày tại Hội thảo đã phân tích, đánh giá làm rõ bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực trong những năm đầu thập niên 1950; âm mưu, thủ đoạn mở rộng chiếm đóng và lập “Xứ Thái tự trị” ở vùng Tây Bắc của thực dân Pháp, làm rõ thuận lợi, khó khăn khi tiến hành chiến dịch; làm rõ chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, khẳng định tầm nhìn chiến lược và tài thao lược của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh khi quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc; trong đó có vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Đồng thời làm rõ quá trình chuẩn bị, tổ chức và thực hành tác chiến của các lực lượng vũ trang; vai trò của đảng bộ các địa phương và các lực lượng dân quân du kích, thanh niên xung phong, dân công; sự phối hợp của các chiến trường, các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương trong chiến dịch Tây Bắc. Cùng với đó, nêu bật nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch: nghệ thuật chọn hướng tiến công; nghệ thuật sử dụng lực lượng; nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch; nghệ thuật chọn mục tiêu chủ yếu, đánh trận then chốt; cách đánh sáng tạo được hình thành và phát triển trong suốt quá trình chiến dịch.
Các tham luận cũng đã phân tích, luận giải làm sâu sắc hơn tầm vóc to lớn, ý nghĩa quan trọng; nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Tây Bắc; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội thảo
Phát biểu tham luận với chủ đề “Phát huy tinh thần chiến thắng Tây Bắc, quyết tâm xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Trải qua chặng đường 70 năm, kể từ Chiến thắng Tây Bắc, với quyết tâm, nỗ lực và sự năng động, chủ động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, quê hương Yên Bái hôm nay đã thay da đổi thịt từng ngày; cuộc sống của đồng bào các dân tộc đã thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; đến nay, đã thực sự làm chủ cuộc đời mới trong “hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc”. Kinh tế của tỉnh duy trì tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn. Năm 2021, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố; 9 tháng đầu năm 2022, đạt 9,09% (đứng thứ 6/14 tỉnh trong vùng). Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, là điểm sáng trong các tỉnh khu vực Tây Bắc; giảm nghèo nhanh và bền vững với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; diện mạo đô thị và nông thôn ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.
Chất lượng, hiệu quả văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên đưa Chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã trở thành động lực, nền tảng tinh thần, quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, với nhiều phong trào thi đua thiết thực, lan tỏa sâu rộng trong từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.
Quan tâm, chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; chủ động xây dựng, tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số cho cả trước mắt và lâu dài. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo khẳng định: Kết quả cuả cuộc Hội thảo đã bổ sung, làm rõ thêm một cách toàn diện, sâu sắc về tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng Tây Bắc 1952. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc 1952 là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, là kết quả của 7 năm vừa chiến đấu, vừa xây dựng của quân và dân ta; là sự trưởng thành nhanh chóng của các lực lượng vũ trang; là kết tinh sức mạnh tổng hợp của cả nước, trực tiếp là hướng chính Tây Bắc với các hướng phối hợp ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Các ý kiến tham luận tại Hội thảo đã nêu bật tầm vóc ý nghĩa và cung cấp nhiều tư liệu quý về sự kiện lịch sử trọng đại này. Đây là tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền, học tập và giáo dục có giá trị về lịch sử chiến tranh. Thượng tướng Lê Huy Vịnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong Quân đội tích cực khai thác sử dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình giáo dục - đào tạo, thực tiễn huấn luyện, học tập và xây dựng cơ quan đơn vị mình.
Thượng tướng Lê Huy Vịnh cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục tuyên truyền, đưa tin rộng rãi về kết quả của Hội thảo góp phần giáo dục tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, hiểu đúng về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Tây Bắc đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng tiến công trong thực hiện mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội giao phó.