CTTĐT - Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (mở rộng) đã hoàn thành chương trình đề ra.
Quang cảnh Hội nghị
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 18/10, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 16 (mở rộng) tiếp tục với phần báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại các tổ; tiến hành thảo luận tại hội trường, thông qua Nghị quyết và bế mạc Hội nghị. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho biết đã có 34 ý kiến tham gia vào nội dung báo cáo, tờ trình dự thảo nghị quyết trình tại Hội nghị; 100% đại biểu nhất trí với dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu, bổ sung gạo ST25 vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh để hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP gạo ST25. Về nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (mở rộng).
Đối với những ý kiến đề nghị tỉnh tiếp tục tuyển dụng bổ sung công chức, giáo viên đáp ứng nhu cầu làm việc và giảng dạy trên địa bàn. Về nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tham mưu phương án giao dự toán chi thường xuyên phù hợp theo định mức biên chế được giao, bảo đảm nguồn chi trả cho giáo viên dạy thêm giờ trong trường hợp nhà trường chưa tuyển dụng đủ số lượng giáo viên được phép tuyển dụng.
Về một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, một số ý kiến đề nghị cần sớm có văn bản hướng dẫn, thẩm định, phân bổ nguồn vốn… thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức làm việc với các huyện, thị, thành phố để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; các huyện, thị, thành ủy chỉ đạo UBND cấp huyện khẩn trương rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ theo hướng dẫn của Trung ương và UBND tỉnh.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu, xem xét, có cơ chế đặc thù đối với các địa bàn có địa hình khó khăn; đề nghị Sở Công Thương và một số sở, ngành có liên quan của tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư thủy điện phải phối hợp chặt chẽ và thông báo với huyện Trạm Tấu khi triển khai các dự án trên địa bàn huyện; đề nghị tỉnh cho chủ trương thực hiện điều chỉnh quy hoạch khu du lịch Suối Giàng phù hợp với điều kiện thực tiễn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xem xét, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để thực hiện xây dựng quy hoạch chung các xã từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; quan tâm có chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế tại địa bàn vùng cao và vùng dân tộc thiểu số; đề nghị tỉnh có văn bản báo cáo Trung ương sớm thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng cho 10 xã đặc biệt khó khăn; có một số ý kiến cho rằng các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là rất khó hoàn thành, nhất là các tiêu chí về giảm nghèo (bao gồm cả cận nghèo); tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử…
Đối với dự thảo Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 và Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Tỉnh ủy, nhiều ý kiến cho rằng phương án giao chỉ tiêu của năm 2023 là cao, một số chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành; do đó, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, khả thi (nhất là chỉ tiêu Thu ngân sách, phát triển đảng viên, giảm nghèo,...). Về nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất nguyên tắc xây dựng Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX; Chương trình hành động số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và trên cơ sở đề xuất về nhiệm vụ, giải pháp của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Cơ quan soạn thảo đã phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở chuyên ngành có liên quan để thực hiện phân bổ, giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo đúng nguyên tắc, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chỉ tiêu được giao, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể và quyết tâm, nỗ lực tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, góp phần vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung, một số nội dung Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu thực hiện.
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Trấn Yên phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu dự hội nghị tiếp tục nêu lên những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp liên quan đến việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; công tác giải phóng mặt bằng; việc giải ngân vốn đầu tư công; tiến độ thi công các dự án trọng điểm; công tác đấu giá thu ngân sách từ các quỹ đất; tình trạng thiếu giáo viên, công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các huyện vùng cao. Một số đại biểu kiến nghị tỉnh cần xem xét, điều chỉnh giảm chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo dự thảo kế hoạch năm 2023 để phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương; tiếp tục thực hiện đề án tinh giản biên chế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy các cơ quan khối Đảng, các đơn vị sự nghiệp công lập; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy giải trình các ý kiến thảo luận tại hội trường
Thường trực Tỉnh ủy và các sở, ngành liên quan cũng đã giải trình, trả lời kiến nghị của các đại biểu.
Các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị
Sau 1,5 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (mở rộng) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu bế mạc Hội nghị
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: bám sát chủ đề năm gắn với phương châm hành động “Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”, tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2022 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thời gian còn lại của năm 2022 không còn nhiều, chỉ còn gần 3 tháng để nỗ lực, cố gắng, quyết tâm bứt tốc, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của năm 2022. Do đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, khẩn trương rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy, đồng thời, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tăng tốc, bứt phá để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2022.
Trong đó, cần khẩn trương, quyết liệt triển khai các Chương trình MTQG, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tiến độ công nhận các sản phẩm OCOP; cấp chứng chỉ rừng bền vững, quế hữu cơ. Khẩn trương hoàn thành các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phấn đấu về đích 11 xã nông thôn mới, 7 xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2022.
Tiếp tục quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đang nghiên cứu, khảo sát, đề xuất dự án đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, nhất là Khu công nghiệp Trấn Yên; tiếp tục phát triển mạnh thương mại ,dịch vụ; đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của tỉnh thông qua các sàn thương mại điện tử. Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách theo đúng kịch bản thu ngân sách năm 2022. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản, tập trung vào các dự án trọng điểm của tỉnh, của huyện.
Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản; theo dõi sát tình hình, dự báo, cảnh báo, chủ động phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các hiện tượng mưa lũ, sạt lở đất; tổ chức tốt kế hoạch năm học 2022-2023, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm năm 2022; quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội gắn với quản lý xã hội an toàn, lành mạnh; khẩn trương hoàn thành kế hoạch giảm nghèo, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân năm 2022; thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự quốc phòng, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Về Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương cụ thể hóa thành kế hoạch hành động của cấp mình, trên nguyên tắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra phải có tính phấn đấu cao (bằng hoặc cao hơn so với chỉ tiêu Tỉnh ủy giao), các giải pháp phải cụ thể, phù hợp, khả thi, đồng thời chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện nhằm hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2023.
Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, Dự toán ngân sách địa phương năm 2023, Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo tiếp thu tối đa để hoàn chỉnh, trình kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh xem xét, thông qua và tổ chức thực hiện, bảo đảm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2023 và những năm tiếp theo.
1805 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (mở rộng) đã hoàn thành chương trình đề ra.Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 18/10, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 16 (mở rộng) tiếp tục với phần báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại các tổ; tiến hành thảo luận tại hội trường, thông qua Nghị quyết và bế mạc Hội nghị. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho biết đã có 34 ý kiến tham gia vào nội dung báo cáo, tờ trình dự thảo nghị quyết trình tại Hội nghị; 100% đại biểu nhất trí với dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu, bổ sung gạo ST25 vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh để hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP gạo ST25. Về nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (mở rộng).
Đối với những ý kiến đề nghị tỉnh tiếp tục tuyển dụng bổ sung công chức, giáo viên đáp ứng nhu cầu làm việc và giảng dạy trên địa bàn. Về nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tham mưu phương án giao dự toán chi thường xuyên phù hợp theo định mức biên chế được giao, bảo đảm nguồn chi trả cho giáo viên dạy thêm giờ trong trường hợp nhà trường chưa tuyển dụng đủ số lượng giáo viên được phép tuyển dụng.
Về một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, một số ý kiến đề nghị cần sớm có văn bản hướng dẫn, thẩm định, phân bổ nguồn vốn… thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức làm việc với các huyện, thị, thành phố để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; các huyện, thị, thành ủy chỉ đạo UBND cấp huyện khẩn trương rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ theo hướng dẫn của Trung ương và UBND tỉnh.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu, xem xét, có cơ chế đặc thù đối với các địa bàn có địa hình khó khăn; đề nghị Sở Công Thương và một số sở, ngành có liên quan của tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư thủy điện phải phối hợp chặt chẽ và thông báo với huyện Trạm Tấu khi triển khai các dự án trên địa bàn huyện; đề nghị tỉnh cho chủ trương thực hiện điều chỉnh quy hoạch khu du lịch Suối Giàng phù hợp với điều kiện thực tiễn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xem xét, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để thực hiện xây dựng quy hoạch chung các xã từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; quan tâm có chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế tại địa bàn vùng cao và vùng dân tộc thiểu số; đề nghị tỉnh có văn bản báo cáo Trung ương sớm thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng cho 10 xã đặc biệt khó khăn; có một số ý kiến cho rằng các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là rất khó hoàn thành, nhất là các tiêu chí về giảm nghèo (bao gồm cả cận nghèo); tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử…
Đối với dự thảo Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 và Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Tỉnh ủy, nhiều ý kiến cho rằng phương án giao chỉ tiêu của năm 2023 là cao, một số chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành; do đó, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, khả thi (nhất là chỉ tiêu Thu ngân sách, phát triển đảng viên, giảm nghèo,...). Về nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất nguyên tắc xây dựng Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX; Chương trình hành động số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và trên cơ sở đề xuất về nhiệm vụ, giải pháp của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Cơ quan soạn thảo đã phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở chuyên ngành có liên quan để thực hiện phân bổ, giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo đúng nguyên tắc, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chỉ tiêu được giao, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể và quyết tâm, nỗ lực tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, góp phần vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung, một số nội dung Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu thực hiện.
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Trấn Yên phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu dự hội nghị tiếp tục nêu lên những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp liên quan đến việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; công tác giải phóng mặt bằng; việc giải ngân vốn đầu tư công; tiến độ thi công các dự án trọng điểm; công tác đấu giá thu ngân sách từ các quỹ đất; tình trạng thiếu giáo viên, công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các huyện vùng cao. Một số đại biểu kiến nghị tỉnh cần xem xét, điều chỉnh giảm chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo dự thảo kế hoạch năm 2023 để phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương; tiếp tục thực hiện đề án tinh giản biên chế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy các cơ quan khối Đảng, các đơn vị sự nghiệp công lập; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy giải trình các ý kiến thảo luận tại hội trường
Thường trực Tỉnh ủy và các sở, ngành liên quan cũng đã giải trình, trả lời kiến nghị của các đại biểu.
Các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị
Sau 1,5 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (mở rộng) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu bế mạc Hội nghị
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: bám sát chủ đề năm gắn với phương châm hành động “Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”, tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2022 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thời gian còn lại của năm 2022 không còn nhiều, chỉ còn gần 3 tháng để nỗ lực, cố gắng, quyết tâm bứt tốc, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của năm 2022. Do đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, khẩn trương rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy, đồng thời, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tăng tốc, bứt phá để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2022.
Trong đó, cần khẩn trương, quyết liệt triển khai các Chương trình MTQG, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tiến độ công nhận các sản phẩm OCOP; cấp chứng chỉ rừng bền vững, quế hữu cơ. Khẩn trương hoàn thành các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phấn đấu về đích 11 xã nông thôn mới, 7 xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2022.
Tiếp tục quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đang nghiên cứu, khảo sát, đề xuất dự án đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, nhất là Khu công nghiệp Trấn Yên; tiếp tục phát triển mạnh thương mại ,dịch vụ; đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của tỉnh thông qua các sàn thương mại điện tử. Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách theo đúng kịch bản thu ngân sách năm 2022. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản, tập trung vào các dự án trọng điểm của tỉnh, của huyện.
Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản; theo dõi sát tình hình, dự báo, cảnh báo, chủ động phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các hiện tượng mưa lũ, sạt lở đất; tổ chức tốt kế hoạch năm học 2022-2023, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm năm 2022; quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội gắn với quản lý xã hội an toàn, lành mạnh; khẩn trương hoàn thành kế hoạch giảm nghèo, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân năm 2022; thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự quốc phòng, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Về Chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương cụ thể hóa thành kế hoạch hành động của cấp mình, trên nguyên tắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra phải có tính phấn đấu cao (bằng hoặc cao hơn so với chỉ tiêu Tỉnh ủy giao), các giải pháp phải cụ thể, phù hợp, khả thi, đồng thời chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện nhằm hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2023.
Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, Dự toán ngân sách địa phương năm 2023, Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo tiếp thu tối đa để hoàn chỉnh, trình kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh xem xét, thông qua và tổ chức thực hiện, bảo đảm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2023 và những năm tiếp theo.