CTTĐT - Chương trình hành động nhằm phổ biến, quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, tổ chức Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW.
Toàn cảnh thành phố Yên Bái
Chương trình hành động xác định xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc; tích cực tham gia, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng; tạo động lực phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân trong những ngành chủ lực có lợi thế của tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội; thiết thực nâng cao chất lượng sống, sự hài lòng, chỉ số hạnh phúc cho nhân dân; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập" bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, gắn với xây dựng chính quyền điện tử; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển.
Mục tiêu tổng quát của chương trình hành động là xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại; phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; phát triển du lịch xanh, bản sắc văn hóa; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh nguồn nước, chủ động ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; nâng cao chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc cho nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả cơ chế hợp tác, liên kết vùng, thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.
Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
Chỉ tiêu về kinh tế:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) đạt 8,5%/năm. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 14,8%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 39,0%; Dịch vụ chiếm 41,5%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,7%.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 90%, trong đó có 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 16.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 28-30%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 6,8%/năm.
Chỉ tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%.
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm so với năm trước (theo chuẩn nghèo mới) trên 3%/năm.
- Số bác sỹ/vạn dân đạt 15 bác sỹ.
- Số giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường.
- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%.
- Chỉ số hạnh phúc của người dân tăng 25% so với năm 2020.
Chỉ tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt trên 98%.
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực đô thị đạt trên 93%.
- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%.
Tầm nhìn đến năm 2045: Tiếp tục huy động, phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển xanh của vùng; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, thuộc nhóm tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
1943 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chương trình hành động nhằm phổ biến, quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, tổ chức Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW.
Chương trình hành động xác định xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc; tích cực tham gia, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng; tạo động lực phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân trong những ngành chủ lực có lợi thế của tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội; thiết thực nâng cao chất lượng sống, sự hài lòng, chỉ số hạnh phúc cho nhân dân; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập" bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, gắn với xây dựng chính quyền điện tử; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển.
Mục tiêu tổng quát của chương trình hành động là xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại; phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; phát triển du lịch xanh, bản sắc văn hóa; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh nguồn nước, chủ động ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; nâng cao chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc cho nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả cơ chế hợp tác, liên kết vùng, thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.
Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
Chỉ tiêu về kinh tế:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) đạt 8,5%/năm. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 14,8%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 39,0%; Dịch vụ chiếm 41,5%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,7%.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 90%, trong đó có 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 16.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 28-30%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 6,8%/năm.
Chỉ tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%.
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm so với năm trước (theo chuẩn nghèo mới) trên 3%/năm.
- Số bác sỹ/vạn dân đạt 15 bác sỹ.
- Số giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường.
- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%.
- Chỉ số hạnh phúc của người dân tăng 25% so với năm 2020.
Chỉ tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt trên 98%.
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực đô thị đạt trên 93%.
- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%.
Tầm nhìn đến năm 2045: Tiếp tục huy động, phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển xanh của vùng; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, thuộc nhóm tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.