CTTĐT - Tại buổi thảo luận tại Tổ, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH Tỉnh Yên Bái đã có một số ý kiến phát biểu về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
.
“Tham gia thảo luận ở tổ 7 tôi xin tham gia vào một số nội dung về đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, triển khai xây dựng dự toán 2023, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
Đi vào phần nội dung thứ nhất, qua Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo của các cơ quan của Quốc hội có thể thấy tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 của chúng ta đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó chúng ta đảm bảo được các nhiệm vụ chi, mặc dù trong năm 2022 chúng ta thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế để hỗ trợ cho người dân cũng như cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các biện pháp giảm thuế để kiểm soát lạm phát, cho nên chỉ số giá tiêu dùng CPI theo dự kiến của Chính phủ trong mức Quốc hội cho phép.
Về thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 94% dự toán, ước thực hiện tăng là 14,3% so với dự toán, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến khoảng 8% cũng như tỷ lệ lạm phát ở mức 4% theo Nghị quyết của Quốc hội, tôi cho là tốc độ tăng thu này là phù hợp. Tuy nhiên, ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 còn khá thận trọng do khi xây dựng dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 tại thời điểm quý III của năm 2021 tăng trưởng âm dẫn đến tăng trưởng kinh tế của năm 2021 chỉ đạt 2,58%. Do vậy việc xây dựng dự toán 2022 còn khá thận trọng. Tôi cho rằng từ nay đến cuối năm nhiều khoản thu vẫn còn dư địa tăng thêm. Ví dụ như các khoản thu ngân sách nhà nước sát với tình hình thực hiện được giãn, được gia hạn theo các Nghị định 32 và Nghị định 34 của Chính phủ tiếp tục được thu vào thời điểm cuối năm. Cho nên tôi nghĩ khoản đánh giá thu này sẽ tăng thêm hơn so với Báo cáo của Chính phủ. Đơn giản như năm 2021, việc thực hiện dự toán mặc dù rất khó khăn do tác động của đại dịch song kết quả thực hiện vẫn vượt 225.000 tỷ so với dự toán, tương đương khoảng 16,8%, tăng hơn 200.000 tỷ so với số báo cáo với Quốc hội khi Quốc hội xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Tôi đề nghị Chính phủ rà soát kỹ tất cả nguồn thu để đánh giá chính xác, sát với tình hình thực hiện để từ đó chúng ta xây dựng xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 sát với tình hình thực hiện được trong thu Ngân sách Nhà nước. Cần quan tâm 2 vấn đề: Thứ nhất là thu tiền sử dụng đất có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm và đặc biệt theo dõi từ năm 2016 đến nay tỷ lệ tăng thu từ đất hàng năm vẫn đạt. Tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm dần qua các năm và đặc biệt những tháng cuối năm 2022 thì thu từ đất có xu hướng giảm, một số địa phương dự kiến là không đạt kế hoạch thu từ tiền sử dụng đất dẫn đến ảnh hưởng nguồn lực thực hiện chi đầu tư phát triển khi các địa phương lập phương án chi đầu tư phát triển từ nguồn sử dụng đất này tương đối lớn. Nếu thực trạng này cũng không được khắc phục thì sẽ dẫn đến tình trạng dự án dở dang, thiếu vốn.
Vấn đề thứ hai, trong thu ngân sách nhà nước cũng đề nghị Chính phủ lưu ý đó là thu cổ phần hóa không đạt, năm nay chúng ta đặt ra yêu cầu thu vào Ngân sách nhà nước ba mươi nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên thực hiện bây giờ chưa được 10%, còn khá xa so với yêu cầu Quốc hội. Trong Báo cáo của Chính phủ chưa chỉ ra được nguyên nhân, đề ra các giải pháp để đảm bảo được số thu này trong trung hạn.
Về chi ngân sách nhà nước, một vấn đề mà Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng đã chỉ ra qua báo cáo, đó là tỷ lệ giải ngân vốn chủ đầu tư công đạt rất thấp, giải ngân vốn nước ngoài đạt 19% kế hoạch. Mặc dù cũng như các đại biểu đã biết trong năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công song tỷ lệ này của chúng ta cũng chưa được cao như mong muốn. Tôi cho rằng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp còn có nhiều nguyên nhân, như chất lượng lập kế hoạch đầu tư công còn hạn chế, công tác chuẩn bị đầu tư, xác định danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch trung hạn thì còn hạn chế, chưa sát thực tế, vấn đề chậm giải phóng mặt bằng, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao cũng như năng lực tài chính, năng lực thi công của các nhà thầu còn hạn chế. Tôi đề nghị Chính phủ lưu ý các tồn tại, hạn chế này để có giải pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Thứ hai, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế còn rất thấp. Đầu tư kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 43, việc triển khai một số chính sách theo Nghị quyết 43 còn rất chậm, nhất là gói hỗ trợ lãi suất 2% của hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp, trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch cao song khó tiếp cận được chính sách hỗ trợ này do việc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với điều hành lãi suất của một số nền kinh tế trên thế giới. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện một số chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43 đảm bảo phù hợp với tình hình hiện tại.
Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 đối với thu ngân sách nhà nước năm 2003, báo cáo các vị đại biểu như đã phân tích ở trên thì ước thực hiện thu 2022 còn khá thận trọng. Nếu tính thêm các khoản đã gia hạn như tôi đã phát biểu trước thì thực hiện thu vào cuối năm có thể cao hơn do đó, tôi đề nghị dự toán thu 2023 tích cực hơn. Đây là cơ sở để dự toán bội chi ở mức thấp hơn tương ứng đối với thu cổ phần hóa, thoái vốn hiện tại Chính phủ dự toán bằng tương tương tự mức thực hiện của năm 2021 2022. Mức này thấp hơn rất nhiều so với số dự toán của 2 năm vừa qua. Như vậy, dự kiến 3 năm nếu chúng ta thực hiện dự toán đạt 2023. Như vậy cả 3 năm chúng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước mới đạt khoảng gần 10.000 tỷ đồng so với yêu cầu của Nghị quyết 23 về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm còn rất hạn chế. Nghị quyết 23 có đặt ra chỉ tiêu là thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước là 248.000 tỷ cho giai đoạn 2021- 2020. Toàn bộ nguồn thu từ cổ phần hóa này sẽ để dành cho đầu tư phát triển. Như vậy, nếu không có các giải pháp để thực hiện, tôi cho rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực để đảm bảo thực hiện kế hoạch và đầu tư công trung hạn.
Về chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương, tôi cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch và đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các nhiệm vụ, các dự án trong nội bộ ngành, địa phương, Việc thay thế, bổ sung dự án mới vào kế hoạch và đầu tư công trung hạn. Việc này để đảm bảo tính linh hoạt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, tôi cũng tán thành việc trình Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 sang năm 2023, song phải có giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình.
Đối với một số nguồn lực mà đã được dự toán để thực hiện một số cơ chế, chính sách. trong năm 2023 song chưa phân bổ do một số nhiệm vụ chi thường xuyên do chưa có cơ sở để dự toán, trong đó có các nhiệm vụ chủ yếu như miễn học phí cho học sinh trung học, kinh phí mua sách giáo khoa, điều chỉnh phụ cấp nghề cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện… và một số khoản hỗ trợ của Trung ương cho các chế độ, chính sách khác, tôi đề nghị nên giao cho Chính phủ bổ sung có mục tiêu trong quá trình điều hành ngân sách để đảm bảo linh hoạt, chủ động. Đồng thời Chính phủ phải chịu trách nhiệm rà soát và phân bổ các nguồn kinh phí này cho các địa phương trong quá trình thực hiện. Từ dự toán năm 2020 -2021 và 2022 trong các Nghị quyết của Quốc hội, Quốc hội cũng đều giao cho Chính phủ thực hiện bổ sung có mục tiêu này trong quá trình điều hành ngân sách, tôi đề nghị việc này nên giao lại thẩm quyền cho Chính phủ…”.
1604 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại buổi thảo luận tại Tổ, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH Tỉnh Yên Bái đã có một số ý kiến phát biểu về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.“Tham gia thảo luận ở tổ 7 tôi xin tham gia vào một số nội dung về đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, triển khai xây dựng dự toán 2023, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
Đi vào phần nội dung thứ nhất, qua Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo của các cơ quan của Quốc hội có thể thấy tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 của chúng ta đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó chúng ta đảm bảo được các nhiệm vụ chi, mặc dù trong năm 2022 chúng ta thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế để hỗ trợ cho người dân cũng như cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các biện pháp giảm thuế để kiểm soát lạm phát, cho nên chỉ số giá tiêu dùng CPI theo dự kiến của Chính phủ trong mức Quốc hội cho phép.
Về thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 94% dự toán, ước thực hiện tăng là 14,3% so với dự toán, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến khoảng 8% cũng như tỷ lệ lạm phát ở mức 4% theo Nghị quyết của Quốc hội, tôi cho là tốc độ tăng thu này là phù hợp. Tuy nhiên, ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 còn khá thận trọng do khi xây dựng dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 tại thời điểm quý III của năm 2021 tăng trưởng âm dẫn đến tăng trưởng kinh tế của năm 2021 chỉ đạt 2,58%. Do vậy việc xây dựng dự toán 2022 còn khá thận trọng. Tôi cho rằng từ nay đến cuối năm nhiều khoản thu vẫn còn dư địa tăng thêm. Ví dụ như các khoản thu ngân sách nhà nước sát với tình hình thực hiện được giãn, được gia hạn theo các Nghị định 32 và Nghị định 34 của Chính phủ tiếp tục được thu vào thời điểm cuối năm. Cho nên tôi nghĩ khoản đánh giá thu này sẽ tăng thêm hơn so với Báo cáo của Chính phủ. Đơn giản như năm 2021, việc thực hiện dự toán mặc dù rất khó khăn do tác động của đại dịch song kết quả thực hiện vẫn vượt 225.000 tỷ so với dự toán, tương đương khoảng 16,8%, tăng hơn 200.000 tỷ so với số báo cáo với Quốc hội khi Quốc hội xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Tôi đề nghị Chính phủ rà soát kỹ tất cả nguồn thu để đánh giá chính xác, sát với tình hình thực hiện để từ đó chúng ta xây dựng xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 sát với tình hình thực hiện được trong thu Ngân sách Nhà nước. Cần quan tâm 2 vấn đề: Thứ nhất là thu tiền sử dụng đất có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm và đặc biệt theo dõi từ năm 2016 đến nay tỷ lệ tăng thu từ đất hàng năm vẫn đạt. Tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm dần qua các năm và đặc biệt những tháng cuối năm 2022 thì thu từ đất có xu hướng giảm, một số địa phương dự kiến là không đạt kế hoạch thu từ tiền sử dụng đất dẫn đến ảnh hưởng nguồn lực thực hiện chi đầu tư phát triển khi các địa phương lập phương án chi đầu tư phát triển từ nguồn sử dụng đất này tương đối lớn. Nếu thực trạng này cũng không được khắc phục thì sẽ dẫn đến tình trạng dự án dở dang, thiếu vốn.
Vấn đề thứ hai, trong thu ngân sách nhà nước cũng đề nghị Chính phủ lưu ý đó là thu cổ phần hóa không đạt, năm nay chúng ta đặt ra yêu cầu thu vào Ngân sách nhà nước ba mươi nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên thực hiện bây giờ chưa được 10%, còn khá xa so với yêu cầu Quốc hội. Trong Báo cáo của Chính phủ chưa chỉ ra được nguyên nhân, đề ra các giải pháp để đảm bảo được số thu này trong trung hạn.
Về chi ngân sách nhà nước, một vấn đề mà Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng đã chỉ ra qua báo cáo, đó là tỷ lệ giải ngân vốn chủ đầu tư công đạt rất thấp, giải ngân vốn nước ngoài đạt 19% kế hoạch. Mặc dù cũng như các đại biểu đã biết trong năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công song tỷ lệ này của chúng ta cũng chưa được cao như mong muốn. Tôi cho rằng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp còn có nhiều nguyên nhân, như chất lượng lập kế hoạch đầu tư công còn hạn chế, công tác chuẩn bị đầu tư, xác định danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch trung hạn thì còn hạn chế, chưa sát thực tế, vấn đề chậm giải phóng mặt bằng, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao cũng như năng lực tài chính, năng lực thi công của các nhà thầu còn hạn chế. Tôi đề nghị Chính phủ lưu ý các tồn tại, hạn chế này để có giải pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Thứ hai, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế còn rất thấp. Đầu tư kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 43, việc triển khai một số chính sách theo Nghị quyết 43 còn rất chậm, nhất là gói hỗ trợ lãi suất 2% của hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp, trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch cao song khó tiếp cận được chính sách hỗ trợ này do việc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với điều hành lãi suất của một số nền kinh tế trên thế giới. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện một số chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43 đảm bảo phù hợp với tình hình hiện tại.
Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 đối với thu ngân sách nhà nước năm 2003, báo cáo các vị đại biểu như đã phân tích ở trên thì ước thực hiện thu 2022 còn khá thận trọng. Nếu tính thêm các khoản đã gia hạn như tôi đã phát biểu trước thì thực hiện thu vào cuối năm có thể cao hơn do đó, tôi đề nghị dự toán thu 2023 tích cực hơn. Đây là cơ sở để dự toán bội chi ở mức thấp hơn tương ứng đối với thu cổ phần hóa, thoái vốn hiện tại Chính phủ dự toán bằng tương tương tự mức thực hiện của năm 2021 2022. Mức này thấp hơn rất nhiều so với số dự toán của 2 năm vừa qua. Như vậy, dự kiến 3 năm nếu chúng ta thực hiện dự toán đạt 2023. Như vậy cả 3 năm chúng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước mới đạt khoảng gần 10.000 tỷ đồng so với yêu cầu của Nghị quyết 23 về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm còn rất hạn chế. Nghị quyết 23 có đặt ra chỉ tiêu là thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước là 248.000 tỷ cho giai đoạn 2021- 2020. Toàn bộ nguồn thu từ cổ phần hóa này sẽ để dành cho đầu tư phát triển. Như vậy, nếu không có các giải pháp để thực hiện, tôi cho rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực để đảm bảo thực hiện kế hoạch và đầu tư công trung hạn.
Về chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương, tôi cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch và đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các nhiệm vụ, các dự án trong nội bộ ngành, địa phương, Việc thay thế, bổ sung dự án mới vào kế hoạch và đầu tư công trung hạn. Việc này để đảm bảo tính linh hoạt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, tôi cũng tán thành việc trình Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 sang năm 2023, song phải có giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình.
Đối với một số nguồn lực mà đã được dự toán để thực hiện một số cơ chế, chính sách. trong năm 2023 song chưa phân bổ do một số nhiệm vụ chi thường xuyên do chưa có cơ sở để dự toán, trong đó có các nhiệm vụ chủ yếu như miễn học phí cho học sinh trung học, kinh phí mua sách giáo khoa, điều chỉnh phụ cấp nghề cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện… và một số khoản hỗ trợ của Trung ương cho các chế độ, chính sách khác, tôi đề nghị nên giao cho Chính phủ bổ sung có mục tiêu trong quá trình điều hành ngân sách để đảm bảo linh hoạt, chủ động. Đồng thời Chính phủ phải chịu trách nhiệm rà soát và phân bổ các nguồn kinh phí này cho các địa phương trong quá trình thực hiện. Từ dự toán năm 2020 -2021 và 2022 trong các Nghị quyết của Quốc hội, Quốc hội cũng đều giao cho Chính phủ thực hiện bổ sung có mục tiêu này trong quá trình điều hành ngân sách, tôi đề nghị việc này nên giao lại thẩm quyền cho Chính phủ…”.