CTTĐT - Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã nêu nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến chính sách tiền lương và tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên thảo luận.
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn lực và là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững. Chính sách tiền lương tạo cho người lao động nói chung, đặc biệt đối với cán bộ công chức, viên chức nói riêng đảm bảo có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ chính trị.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương, từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, xem xét rất kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định.
Theo Bộ trưởng, khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Đây là thời điểm rất hợp lý để điều chỉnh tăng mức lương cơ sở. Với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức điều chỉnh khoảng 20,8% đang tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương bởi khung cải cách tiền lương dự kiến thấp nhất so với mức lương hiện hành tăng khoảng 29%, mức cao nhất khoảng trên 40%.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 nếu tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như năm 2020-2021, cũng như bối cảnh năm 2022 thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương.
Băn khoăn về tình trạng cán bộ công chức, viên chức xin thôi việc và nghỉ việc trong vòng 2,5 năm qua, Bộ trưởng Nội vụ cho biết đại dịch COVID-19 tác động trên mọi mặt của đời sống xã hội, chi phối tất cả và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhất là viên chức phải chịu áp lực rất lớn trong công việc.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tính từ ngày 1/1/2020 và đến 30/6/2022, số cán bộ, công chức, viên chức của nghỉ việc và thôi việc là 39.552 (chiếm 1,94%), trong đó viên chức chiếm đa số, còn công chức chỉ chiếm 1,63%. Trong hơn 2 năm qua, khối giáo dục có 16.427 người xin thôi việc (chiếm 41,53%), trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 49%, độ tuổi dưới 40 chiếm khoảng 60%. Đối với lĩnh vực y tế, có 12.198 người (chiếm 30,84%); độ tuổi từ 40 trở xuống là 74,72%, đại học trở lên là 65,27%.
Công chức, viên chức nghỉ việc chủ yếu ở địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, là những nơi có lượng doanh nghiệp lớn, có khu công nghiệp, khu chế xuất. Nguyên nhân hàng chục nghìn cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc theo Bộ trưởng đó là thứ nhất do yếu tố khách quan tác động của đại dịch Covid-19 đã gây lên áp lực. Áp lực này rất nặng nề, đặc biệt đối với nhân viên y tế, trong một bối cảnh cực kỳ nguy hiểm và vô cùng rủi ro của dịch bệnh. Thêm vào đó, đời sống chế độ, các chính sách hỗ trợ cho lực lượng nhân viên y tế chưa đáp ứng được mong muốn. Đối với nhân viên ngành giáo dục, họ phải thay đổi phương thức làm việc nên cũng gây ra áp lực lớn.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, đầu tiên là phải tập trung quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc điều chỉnh mức lương cơ sở cũng là một trong những giải pháp giảm bớt khó khăn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho rằng, phải xem xét lại một cách tổng thể và toàn diện về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, viên chức. Đồng thời cần phải xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thân thiện để cán bộ, công chức, viên chức thấy yên tâm làm việc trong môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thật tốt.
1504 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã nêu nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến chính sách tiền lương và tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc.
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn lực và là động lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững. Chính sách tiền lương tạo cho người lao động nói chung, đặc biệt đối với cán bộ công chức, viên chức nói riêng đảm bảo có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ chính trị.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương, từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, xem xét rất kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định.
Theo Bộ trưởng, khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Đây là thời điểm rất hợp lý để điều chỉnh tăng mức lương cơ sở. Với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức điều chỉnh khoảng 20,8% đang tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương bởi khung cải cách tiền lương dự kiến thấp nhất so với mức lương hiện hành tăng khoảng 29%, mức cao nhất khoảng trên 40%.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 nếu tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như năm 2020-2021, cũng như bối cảnh năm 2022 thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương.
Băn khoăn về tình trạng cán bộ công chức, viên chức xin thôi việc và nghỉ việc trong vòng 2,5 năm qua, Bộ trưởng Nội vụ cho biết đại dịch COVID-19 tác động trên mọi mặt của đời sống xã hội, chi phối tất cả và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhất là viên chức phải chịu áp lực rất lớn trong công việc.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tính từ ngày 1/1/2020 và đến 30/6/2022, số cán bộ, công chức, viên chức của nghỉ việc và thôi việc là 39.552 (chiếm 1,94%), trong đó viên chức chiếm đa số, còn công chức chỉ chiếm 1,63%. Trong hơn 2 năm qua, khối giáo dục có 16.427 người xin thôi việc (chiếm 41,53%), trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 49%, độ tuổi dưới 40 chiếm khoảng 60%. Đối với lĩnh vực y tế, có 12.198 người (chiếm 30,84%); độ tuổi từ 40 trở xuống là 74,72%, đại học trở lên là 65,27%.
Công chức, viên chức nghỉ việc chủ yếu ở địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, là những nơi có lượng doanh nghiệp lớn, có khu công nghiệp, khu chế xuất. Nguyên nhân hàng chục nghìn cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc theo Bộ trưởng đó là thứ nhất do yếu tố khách quan tác động của đại dịch Covid-19 đã gây lên áp lực. Áp lực này rất nặng nề, đặc biệt đối với nhân viên y tế, trong một bối cảnh cực kỳ nguy hiểm và vô cùng rủi ro của dịch bệnh. Thêm vào đó, đời sống chế độ, các chính sách hỗ trợ cho lực lượng nhân viên y tế chưa đáp ứng được mong muốn. Đối với nhân viên ngành giáo dục, họ phải thay đổi phương thức làm việc nên cũng gây ra áp lực lớn.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, đầu tiên là phải tập trung quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc điều chỉnh mức lương cơ sở cũng là một trong những giải pháp giảm bớt khó khăn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho rằng, phải xem xét lại một cách tổng thể và toàn diện về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, viên chức. Đồng thời cần phải xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thân thiện để cán bộ, công chức, viên chức thấy yên tâm làm việc trong môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thật tốt.