CTTĐT - Sáng 24/10, tham gia phiên thảo luận tại hội trường, Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã có ý kiến phát biểu về một số nội dung của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tại Hội trường
"Trước tiên, tôi đánh giá cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan hữu quan tổ chức các nghiên cứu, lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Luật.
Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo Luật lần này, tôi xin có một số ý kiến đóng góp cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (được quy đinh tại Điều 57).
Tại khoản 7 điều này quy định: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khác theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh trong phạm vi chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ”
Quy định này có thể hiểu là cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhưng nội dung quy định còn quá chung chung và chưa rõ ràng, bởi vì không rõ “cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” là cơ quan nào? Nội dung phê duyệt là gì? Và các điều kiện phải đáp ứng theo quy định của Chính phủ là những điều kiện gi? Nội dung này, dự thảo luật cũng không giao cho Chính phủ quy định chi tiết, do vậy không thể thực hiện được. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung làm rõ hơn nội dung quy định này.
Thứ hai: Về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước là thực hiện xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; là nguyên nhân dẫn đến nhiều cán bộ trong ngành y tế vi phạm pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, dự thảo luật chỉ có duy nhất Điều 107 quy định về vấn đề này. Mặc dù tại khoản 3 có quy định về các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tuy nhiên, tại khoản 4 quy định: “Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật”; đồng thời, tại khoản 5 có giao cho Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tôi cho rằng nội dung quy định tại Điều 107 không thể giải quyết được những vướng mắc, bất cập hiện nay; kể cả việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết, bởi lẽ các hình thức huy động nguồn lực xã hội hóa quy định tại khoản 3 diều này còn bị điều chỉnh bởi nhiều bộ luật khác như: Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…
Chẳng hạn, với các quy định hiện hành, các bệnh viện công không thể góp vốn đầu tư, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất; cũng không thể lấy một phần đất được nhà nước giao để cho các nhà đầu tư thuê để xây dựng các công trình phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; cũng không được sử dụng tài sản do nhà nước đầu tư để bảo đảm cho các khoản vay tín dụng có thế chấp để vay vốn đầu tư xây dựng công trình, nâng cấp trang, thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. Việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư cũng không dễ thực hiện, bởi theo quy định chỉ được áp dụng phương thức này đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ trở lên - Là mức vốn rất lớn so với các dự án hợp tác đầu tư phổ biến hiện nay tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh.
Tôi xin dẫn chứng một việc cụ thể: Hiện nay hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các bệnh viện tuyến huyện thường xuyên bị hư hỏng, phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới. Do không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này, nên các bệnh viện mong muốn được hợp tác với doanh nghiệp chuyên về công nghệ môi trường theo hướng: Doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình thu gom, xử lý nước thải; còn bệnh viện sẽ trả chi phí thuê doanh nghiệp xử lý nước thải hàng tháng. Tuy nhiên, bệnh viện không thể cho doanh nghiệp thuê đất để xây dựng công trình; cũng không thể trả lại một phần đất để Nhà nước cho doanh nghiệp thuê (vì đường ống thu gom nước thải đan xen trong các toà nhà); hai bên cũng không thể hợp tác đầu tư theo phương thức PPP (do tổng mức đầu tư dưới 200 tỷ). Còn nếu bệnh viện cứ chấp thuận để doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình thì cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể cấp giấy phép xây dựng (do doanh nghiệp không có giấy tờ về đất đai), và do đó cũng không thể nghiệm thu, cấp phép cho công trình đi vào hoạt động. Đây thực sự là một bài toán chưa có lời giải.
Với phân tích trên đây, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần nghiên cứu, quy định đầy đủ và rõ ràng hơn về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay".
1680 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 24/10, tham gia phiên thảo luận tại hội trường, Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã có ý kiến phát biểu về một số nội dung của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). "Trước tiên, tôi đánh giá cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan hữu quan tổ chức các nghiên cứu, lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Luật.
Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo Luật lần này, tôi xin có một số ý kiến đóng góp cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (được quy đinh tại Điều 57).
Tại khoản 7 điều này quy định: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khác theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh trong phạm vi chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ”
Quy định này có thể hiểu là cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhưng nội dung quy định còn quá chung chung và chưa rõ ràng, bởi vì không rõ “cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” là cơ quan nào? Nội dung phê duyệt là gì? Và các điều kiện phải đáp ứng theo quy định của Chính phủ là những điều kiện gi? Nội dung này, dự thảo luật cũng không giao cho Chính phủ quy định chi tiết, do vậy không thể thực hiện được. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung làm rõ hơn nội dung quy định này.
Thứ hai: Về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước là thực hiện xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; là nguyên nhân dẫn đến nhiều cán bộ trong ngành y tế vi phạm pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, dự thảo luật chỉ có duy nhất Điều 107 quy định về vấn đề này. Mặc dù tại khoản 3 có quy định về các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tuy nhiên, tại khoản 4 quy định: “Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật”; đồng thời, tại khoản 5 có giao cho Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tôi cho rằng nội dung quy định tại Điều 107 không thể giải quyết được những vướng mắc, bất cập hiện nay; kể cả việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết, bởi lẽ các hình thức huy động nguồn lực xã hội hóa quy định tại khoản 3 diều này còn bị điều chỉnh bởi nhiều bộ luật khác như: Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…
Chẳng hạn, với các quy định hiện hành, các bệnh viện công không thể góp vốn đầu tư, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất; cũng không thể lấy một phần đất được nhà nước giao để cho các nhà đầu tư thuê để xây dựng các công trình phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; cũng không được sử dụng tài sản do nhà nước đầu tư để bảo đảm cho các khoản vay tín dụng có thế chấp để vay vốn đầu tư xây dựng công trình, nâng cấp trang, thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. Việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư cũng không dễ thực hiện, bởi theo quy định chỉ được áp dụng phương thức này đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ trở lên - Là mức vốn rất lớn so với các dự án hợp tác đầu tư phổ biến hiện nay tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh.
Tôi xin dẫn chứng một việc cụ thể: Hiện nay hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các bệnh viện tuyến huyện thường xuyên bị hư hỏng, phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới. Do không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này, nên các bệnh viện mong muốn được hợp tác với doanh nghiệp chuyên về công nghệ môi trường theo hướng: Doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình thu gom, xử lý nước thải; còn bệnh viện sẽ trả chi phí thuê doanh nghiệp xử lý nước thải hàng tháng. Tuy nhiên, bệnh viện không thể cho doanh nghiệp thuê đất để xây dựng công trình; cũng không thể trả lại một phần đất để Nhà nước cho doanh nghiệp thuê (vì đường ống thu gom nước thải đan xen trong các toà nhà); hai bên cũng không thể hợp tác đầu tư theo phương thức PPP (do tổng mức đầu tư dưới 200 tỷ). Còn nếu bệnh viện cứ chấp thuận để doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình thì cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể cấp giấy phép xây dựng (do doanh nghiệp không có giấy tờ về đất đai), và do đó cũng không thể nghiệm thu, cấp phép cho công trình đi vào hoạt động. Đây thực sự là một bài toán chưa có lời giải.
Với phân tích trên đây, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần nghiên cứu, quy định đầy đủ và rõ ràng hơn về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay".