CTTĐT - Chiều 1/11, tham gia phiên thảo luận tại tổ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tên gọi, cá nhân tôi cũng thống nhất với đa số đại biểu đã phát biểu và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc giữ nguyên tên gọi như hiện nay là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) vì khi tổ chức hội nghị thẩm tra cũng như hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật và khảo sát thực tế thì đại đa số đại biểu đều đề nghị cho giữ nguyên tên gọi này.
Về một số vấn đề cụ thể trong nội dung dự thảo Luật, tôi xin tham gia như sau: Thứ nhất là về Quỹ tín dụng nhân dân. Báo cáo với đại biểu, hiện nay chúng ta có hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đang tổ chức thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng. Hiện nay có thể nói các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động khá hiệu quả, là một kênh huy động vốn, hỗ trợ vốn cho các thành viên và bà con nhân dân. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi), tôi chưa thấy đề cập đến Quỹ tín dụng nhân dân mà không có điều khoản chuyển tiếp thì không biết tới nay Quỹ tín dụng nhân dân tồn tại thế nào, hình thức ra sao, còn tồn tại hay không. Do vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu để bổ sung các quy định về Quỹ tín dụng nhân dân vào dự thảo Luật, nếu trường hợp không để tồn tại nữa cũng cần phải có điều khoản chuyển tiếp để các quỹ này hoạt động.
Thứ hai, liên quan đến quy định về Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng ban Kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng của các tổ chức kinh tế tập thể phải có chứng chỉ bồi dưỡng về tổ chức kinh tế tập thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo tôi quy định như vậy là chưa hợp lý. Bây giờ chúng ta cơ bản là bỏ hết các loại giấy phép con, giấy phép không hợp lý. Bây giờ tự nhiên chúng ta ban hành luật này lại đẻ ra một loại giấy phép con, đặc biệt là đối với hợp tác xã miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thì rất không thuận lợi và không phù hợp. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bỏ nội dung này, không yêu cầu các đối tượng này phải có chứng chỉ về kinh tế tập thể, khó thực hiện, không phù hợp thực tế.
Thứ ba, theo quy định, yêu cầu phải có báo cáo kiểm toán trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm đề xuất mới được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy cũng không phù hợp, đặc biệt là đối với hợp tác xã mới thành lập, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, bây giờ yêu cầu là phải có báo cáo kiểm toán 12 tháng, lúc đó đã có báo cáo kiểm toán khi đang hoạt động rồi, ổn định rồi, báo cáo kiểm toán rồi, cần gì phải hỗ trợ nữa.
Do vậy, tôi cho rằng quy định như vậy rất không phù hợp với thực tế hiện nay. HĐND tỉnh Yên Bái các nhiệm kỳ vừa rồi đều có Nghị quyết về hỗ trợ kinh tế tập thể, trong đó hỗ trợ nhiều mặt nội dung như: hỗ trợ về thành lập mới, hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về đất đai ... Bây giờ đưa vào điều kiện này chúng tôi cho rằng là bất hợp lý, không phù hợp thực tế nên tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về nội dung này.
Vấn đề cuối cùng tôi xin tham gia là vấn đề về kiểm toán, các tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân, tôi thống nhất rất cao với nội dung này, đã là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh thì phải tổ chức kiểm toán, tôi đồng tình rất cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng có những vấn đề gây sự chồng chéo, trùng lắp, gây bức xúc cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Do vậy, tôi đề nghị cũng cần phải có những quy định rất cụ thể, rõ ràng về đối tượng, tiêu chí, về quy trình, trình tự, thủ tục tổ chức kiểm toán và những quy định về sự phối hợp sử dụng kết quả của kiểm toán, thanh tra để tránh phiền hà cho các tổ chức kinh tế.
1838 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 1/11, tham gia phiên thảo luận tại tổ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi).Nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tên gọi, cá nhân tôi cũng thống nhất với đa số đại biểu đã phát biểu và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc giữ nguyên tên gọi như hiện nay là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) vì khi tổ chức hội nghị thẩm tra cũng như hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật và khảo sát thực tế thì đại đa số đại biểu đều đề nghị cho giữ nguyên tên gọi này.
Về một số vấn đề cụ thể trong nội dung dự thảo Luật, tôi xin tham gia như sau: Thứ nhất là về Quỹ tín dụng nhân dân. Báo cáo với đại biểu, hiện nay chúng ta có hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đang tổ chức thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng. Hiện nay có thể nói các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động khá hiệu quả, là một kênh huy động vốn, hỗ trợ vốn cho các thành viên và bà con nhân dân. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi), tôi chưa thấy đề cập đến Quỹ tín dụng nhân dân mà không có điều khoản chuyển tiếp thì không biết tới nay Quỹ tín dụng nhân dân tồn tại thế nào, hình thức ra sao, còn tồn tại hay không. Do vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu để bổ sung các quy định về Quỹ tín dụng nhân dân vào dự thảo Luật, nếu trường hợp không để tồn tại nữa cũng cần phải có điều khoản chuyển tiếp để các quỹ này hoạt động.
Thứ hai, liên quan đến quy định về Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng ban Kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng của các tổ chức kinh tế tập thể phải có chứng chỉ bồi dưỡng về tổ chức kinh tế tập thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo tôi quy định như vậy là chưa hợp lý. Bây giờ chúng ta cơ bản là bỏ hết các loại giấy phép con, giấy phép không hợp lý. Bây giờ tự nhiên chúng ta ban hành luật này lại đẻ ra một loại giấy phép con, đặc biệt là đối với hợp tác xã miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thì rất không thuận lợi và không phù hợp. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bỏ nội dung này, không yêu cầu các đối tượng này phải có chứng chỉ về kinh tế tập thể, khó thực hiện, không phù hợp thực tế.
Thứ ba, theo quy định, yêu cầu phải có báo cáo kiểm toán trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm đề xuất mới được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy cũng không phù hợp, đặc biệt là đối với hợp tác xã mới thành lập, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, bây giờ yêu cầu là phải có báo cáo kiểm toán 12 tháng, lúc đó đã có báo cáo kiểm toán khi đang hoạt động rồi, ổn định rồi, báo cáo kiểm toán rồi, cần gì phải hỗ trợ nữa.
Do vậy, tôi cho rằng quy định như vậy rất không phù hợp với thực tế hiện nay. HĐND tỉnh Yên Bái các nhiệm kỳ vừa rồi đều có Nghị quyết về hỗ trợ kinh tế tập thể, trong đó hỗ trợ nhiều mặt nội dung như: hỗ trợ về thành lập mới, hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về đất đai ... Bây giờ đưa vào điều kiện này chúng tôi cho rằng là bất hợp lý, không phù hợp thực tế nên tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về nội dung này.
Vấn đề cuối cùng tôi xin tham gia là vấn đề về kiểm toán, các tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân, tôi thống nhất rất cao với nội dung này, đã là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh thì phải tổ chức kiểm toán, tôi đồng tình rất cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng có những vấn đề gây sự chồng chéo, trùng lắp, gây bức xúc cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Do vậy, tôi đề nghị cũng cần phải có những quy định rất cụ thể, rõ ràng về đối tượng, tiêu chí, về quy trình, trình tự, thủ tục tổ chức kiểm toán và những quy định về sự phối hợp sử dụng kết quả của kiểm toán, thanh tra để tránh phiền hà cho các tổ chức kinh tế.
Các bài khác
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Phiên họp thành viên UBND tỉnh tháng 10/2022: Tập trung cao độ, nỗ lực tối đa thực hiện thắng lợi toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 (02/11/2022)
- Yên Bình công bố quyết định về công tác tổ chức, cán bộ theo Đề án số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (02/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận tại tổ chiều ngày 01/11/2022 về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV (02/11/2022)
- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy nội lực với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”
(01/11/2022)
- Yên Bái sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Đề án số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (31/10/2022)
- Điểm hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần từ 24- 30/10 (31/10/2022)
Xem thêm »