CTTĐT - Sáng 10/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Đại biểu Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến.
Đại biểu Khang Thị Mào thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 10/11. (Ảnh Minh Đông - TTXVN)
Đại biểu Khang Thị Mào bày tỏ tán thành cao sự cần thiết sửa đổi Luật Hợp tác xã (HTX), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả bền vững cùng với kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Đại biểu cho rằng để tên là Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác như đề nghị của Chính phủ Luật là phù hợp với sự phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó HTX là nòng cốt bao gồm các tổ chức kinh tế hoạt động theo hình thức hợp tác giữa các pháp nhân, các thể nhân, các tổ chức, cá nhân với nhau, phù hợp với thông lệ quốc tế và phạm vi, nội hàm được điều chỉnh phù hợp với Nghị quyết 20 của Trung ương Đảng.
Về chính sách của Nhà nước về phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác, đại biểu cho biết, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân đã tích cực triển khai Luật HTX năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 và 2021-2026.
Theo đó đã ban hành và tổ chức nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX, tuy nhiên quá trình triển khai còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều HTX chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, chưa chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị, đầu tư ứng dụng công nghệ cao, còn lúng túng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Nhiều HTX sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, chưa gắn với nhu cầu của thị trường; thiếu nhân lực quản trị, thiếu lao động được đào tạo nghề; thiếu vốn sản xuất, kinh doanh.
Tỷ lệ HTX tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn ở mức thấp..., do nhiều địa phương khó khăn trong bố trí nguồn lực; điều kiện và thủ tục hỗ trợ khá phức tạp, chưa tạo thuận tiện cho HTX, Tổ hợp tác; một số chính sách hỗ trợ chưa hấp dẫn, chưa bao phủ vốn đến các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
"Với những hạn chế trên, tôi đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát các chính sách hỗ trợ, trong đó cần có các chính sách hỗ trợ về ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và chế biến, ứng dụng kỹ thuật số để truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại; cơ chế thúc đẩy, khuyến khích liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp” - đại biểu kiến nghị.
Liên quan đến sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, đại biểu cho rằng cần có các quy định ưu tiên đối tượng là HTX trong đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, tạo điều kiện cho HTX, tổ hợp tác được nhận chuyển nhượng, thuê đất để đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, logicstic, phát triển vùng chuyên canh nông sản lớn theo chuỗi giá trị, xây dựng Cụm công nghiệp chế biến, Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX...
Đối với quy định về tổ hợp tác, thuận tiện cho các cá nhân, hộ gia đình thành lập, tổ chức hoạt động các tổ hợp tác tại địa phương, đại biểu cho biết, trong những năm qua tại các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động tổ hợp tác đã góp phần giúp cho các bạn trẻ, các cá nhân, hộ gia đình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế, do mô hình tổ chức và hoạt động chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ; trong khi đó, nội dung điều chỉnh đối với tổ hợp tác trong dự án Luật lần này còn chung chung, chưa rõ ràng đầy đủ.
Viện dẫn tại khoản 32, Điều 4 về giải thích từ ngữ, quy định Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, nhưng tại khoản 4, Điều 102 về thành lập tổ hợp tác lại quy định tổ hợp tác được tham gia các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế tương tự như HTX và tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện, con dấu, tài khoản, đặc biệt là quyền và trách nhiệm của Tổ hợp tác trong thực hiện các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế, bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp nếu có trong các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế để có đủ cơ sở pháp lý và thuận lợi trong quá trình tổ chức, thực hiện.
Đại biểu cũng cho rằng, chế độ chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác cũng rất hạn chế, chỉ có duy nhất một chính sách, đó là khi tổ hợp tác chuyển đổi thành mô hình HTX thì được hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy cần nghiên cứu, bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp như đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách hỗ trợ về tín dụng, về hạ tầng, đất đai, khoa học kỹ thuật… để thu hút các cá nhân, pháp nhân tích cực góp vốn, sức lao động để hoạt động tổ hợp tác hiệu quả.
2456 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Đại biểu Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến.Đại biểu Khang Thị Mào bày tỏ tán thành cao sự cần thiết sửa đổi Luật Hợp tác xã (HTX), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả bền vững cùng với kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Đại biểu cho rằng để tên là Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác như đề nghị của Chính phủ Luật là phù hợp với sự phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó HTX là nòng cốt bao gồm các tổ chức kinh tế hoạt động theo hình thức hợp tác giữa các pháp nhân, các thể nhân, các tổ chức, cá nhân với nhau, phù hợp với thông lệ quốc tế và phạm vi, nội hàm được điều chỉnh phù hợp với Nghị quyết 20 của Trung ương Đảng.
Về chính sách của Nhà nước về phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác, đại biểu cho biết, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân đã tích cực triển khai Luật HTX năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 và 2021-2026.
Theo đó đã ban hành và tổ chức nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX, tuy nhiên quá trình triển khai còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều HTX chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, chưa chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị, đầu tư ứng dụng công nghệ cao, còn lúng túng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Nhiều HTX sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, chưa gắn với nhu cầu của thị trường; thiếu nhân lực quản trị, thiếu lao động được đào tạo nghề; thiếu vốn sản xuất, kinh doanh.
Tỷ lệ HTX tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn ở mức thấp..., do nhiều địa phương khó khăn trong bố trí nguồn lực; điều kiện và thủ tục hỗ trợ khá phức tạp, chưa tạo thuận tiện cho HTX, Tổ hợp tác; một số chính sách hỗ trợ chưa hấp dẫn, chưa bao phủ vốn đến các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
"Với những hạn chế trên, tôi đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát các chính sách hỗ trợ, trong đó cần có các chính sách hỗ trợ về ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và chế biến, ứng dụng kỹ thuật số để truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại; cơ chế thúc đẩy, khuyến khích liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp” - đại biểu kiến nghị.
Liên quan đến sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, đại biểu cho rằng cần có các quy định ưu tiên đối tượng là HTX trong đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, tạo điều kiện cho HTX, tổ hợp tác được nhận chuyển nhượng, thuê đất để đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, logicstic, phát triển vùng chuyên canh nông sản lớn theo chuỗi giá trị, xây dựng Cụm công nghiệp chế biến, Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX...
Đối với quy định về tổ hợp tác, thuận tiện cho các cá nhân, hộ gia đình thành lập, tổ chức hoạt động các tổ hợp tác tại địa phương, đại biểu cho biết, trong những năm qua tại các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động tổ hợp tác đã góp phần giúp cho các bạn trẻ, các cá nhân, hộ gia đình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế, do mô hình tổ chức và hoạt động chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ; trong khi đó, nội dung điều chỉnh đối với tổ hợp tác trong dự án Luật lần này còn chung chung, chưa rõ ràng đầy đủ.
Viện dẫn tại khoản 32, Điều 4 về giải thích từ ngữ, quy định Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, nhưng tại khoản 4, Điều 102 về thành lập tổ hợp tác lại quy định tổ hợp tác được tham gia các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế tương tự như HTX và tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, người đại diện, con dấu, tài khoản, đặc biệt là quyền và trách nhiệm của Tổ hợp tác trong thực hiện các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế, bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp nếu có trong các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế để có đủ cơ sở pháp lý và thuận lợi trong quá trình tổ chức, thực hiện.
Đại biểu cũng cho rằng, chế độ chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp tác cũng rất hạn chế, chỉ có duy nhất một chính sách, đó là khi tổ hợp tác chuyển đổi thành mô hình HTX thì được hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy cần nghiên cứu, bổ sung thêm chính sách hỗ trợ đối với tổ hợp như đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách hỗ trợ về tín dụng, về hạ tầng, đất đai, khoa học kỹ thuật… để thu hút các cá nhân, pháp nhân tích cực góp vốn, sức lao động để hoạt động tổ hợp tác hiệu quả.