Nghe theo tiếng gọi của Nhà nước, của ngành, cô giáo Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thị Thanh Mai làm đơn tình nguyện lên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái dạy học khi tuổi mới đôi mươi...
Ngày mới lên Mù Cang Chải, không ít lần cô Loan cảm thấy hụt hẫng bởi điều kiện quá khó khăn lại gặp phải rào cản ngôn ngữ với học trò.
Đi bộ hơn 10km mỗi ngày đến điểm trường dạy học
Ra trường năm 2007, bước chân lên Mù Cang Chải dạy học, cô Loan cầm trong tay hợp đồng lao động với mức lương vỏn vẹn 400.000 đồng. Nhìn xung quanh chỉ toàn rừng và núi, phương tiện di chuyển không có, đường sá khó khăn, cô gái 22 tuổi không khỏi hụt hẫng.
Nữ giáo viên trẻ này về công tác tại trường mầm non xã La Pán Tẩn, cách thị trấn Mù Cang Chải 25km. Ròng rã hơn 1 năm, để hoàn thành tốt việc dạy học, ngày nào cô Loan phải đi sớm, về tối, vượt hơn 10km đường mòn trên núi.
Cô Đỗ Thị Loan là một trong số 68 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức trong dịp lễ 20/11, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
|
“Đấy có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 15 năm làm giáo viên vùng cao của tôi. Những ngày tháng ấy tôi đi bộ hơn 10km đến trường chính trong ngày để dạy học. Trời mưa chúng tôi mang ủng, có những khi chân sưng lên vì lạnh giá, và vì đi bộ quá xa. Ngày nào cũng vậy, khi sương chưa tan thì chúng tôi đã khoác balo lên để di chuyển đến điểm bản. Khi chúng tôi trả các con về với gia đình và trở về điểm trường chính, thì hầu như trời đã gần về tối ”, cô Loan nhớ lại. Tuy nhiên, khó khăn nhất với cô Loan là rào cản ngôn ngữ với học trò của mình. Học sinh của cô thời gian đầu chỉ nói tiếng địa phương. Cô gặp trở ngại cả khi giao tiếp với phụ huynh các em. Vậy là mỗi ngày sau giờ lên lớp, cô lại miệt mài cập nhật tiếng địa phương.
“Tôi bắt đầu học tiếng địa phương từ những câu sinh hoạt hằng ngày, khi mà tôi biết được rồi,. Nhờ học tiếng địa phương, tôi có thêm kinh nghiệm về cách giảng dạy các con để bài giảng của mình và các hoạt động trong ngày hiệu quả. Đôi khi chúng tôi còn phải nhờ phụ huynh giúp đỡ, trao đổi về các con để hiểu các con hơn”, cô Loan cho biết.
“Nếu được nhắn nhủ đến các thầy cô giáo trẻ trong tương lai, tôi chỉ muốn nói một câu tôi rất tâm huyết, tôi rất yêu nghề, và thế hệ trẻ vùng cao rất cần những thầy cô giáo yêu nghề, tâm huyết. Các bạn hãy đến với Mù Cang Chải chúng tôi. Hãy đem nguồn đem nguồn lực, nghị lực của các bạn gieo những con chữ cho học sinh vùng cao”
Cô Đỗ Thị Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
|
Khó khăn là thế, nhưng gặp những học sinh nhỏ vùng cao cô Loan lại thắt lòng, không muốn "bỏ cuộc". Muốn các con được đi học để có tương lai tốt đẹp hơn, cô cùng các đồng nghiệp của mình động viên nhau và tự tìm cách để vượt qua những thách thức.
Sau khoảng thời gian công tác tại xã La Pán Tẩn và trường Mầm non Bông Sen ở xã Chế Cu Nha, năm 2021 cô Loan được điều chuyển về Trường mầm non Kim Nọi với vai trò là Phó hiệu trưởng trường. Trường hiện có 198 học sinh và 100% các em là dân tộc H’mông.
Suốt 15 năm qua, không dừng lại ở việc gieo chữ, cô giáo Loan vẫn luôn trăn trở, ấp ủ về những sáng kiến nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao, hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa cho đồng bào dân tộc Mông.
Trong lớp học, cô giáo lên ý tưởng trang trí lớp học với những hình ảnh trang phục của đồng bào dân tộc. Trong tuần, trường tổ chức hoạt động múa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bố trí “góc địa phương” mở phiên chợ vùng cao ở sân trường để giúp các em nhỏ không quên được những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.
|
Mỗi tuần 2 ngày, học sinh được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để đi học. Ảnh: Ngọc Nga
|
“Thèm” hơi người
Cũng giống cô giáo Đỗ Thị Loan, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai cũng là một trong những giáo viên chủ động viết đơn xin lên vùng cao dạy học. Thoáng đã 15 năm trôi qua, nhớ về những ngày đầu đặt chân lên xã Kim Nọi, cô Mai không khỏi xúc động.
“Thấy được hoàn cảnh của con, em vùng cao nên khi vừa ra trường tôi đã muốn lên đây, với mong muốn mang những gì mình được học dạy lại cho các con nơi này”, cô Mai chia sẻ.
|
Các cô giáo nơi đây còn tổ chức những buổi hoạt động văn nghệ, để học sinh không quên nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình.
|
Ngày mới lên, cô ở hẳn trên bản, điểm trường chính của xã Kim Nọi lúc bấy giờ mới chỉ có 3 lớp. Ngày ngày các cô giáo vào bản để gọi các con đi học, thậm chí còn mua bánh, kẹo để đến tận nhà “dụ” các con đi học. Thời đó, phụ huynh nhận thức về việc cho con đi học vẫn còn hạn chế. Nhiều phụ huynh còn mắng: “Tôi không cho con đi học đâu, các cô gọi lắm thế”. Thậm chí có phụ huynh còn nói dối cô giáo để không cho con đi học.
Đều đặn 5h30 mỗi ngày, các cô giáo chia nhau đi bộ 5-6km đón học sinh và 7h quay về trường là vào lớp dạy. Đến chiều các cô giáo lại tiếp tục đi bộ 5-6km để đưa các con về nhà.
|
Phiên chợ vùng cao cũng được các cô giáo tái hiện ngay trên sân trường.
|
“Lúc mới lên chẳng hề biết tiếng Mông đâu, qua quá trình làm việc, dần dần tôi học tiếng địa phương. Nhiều lúc cũng cảm thấy nản, nhưng vì các con, vì nghề giáo mà mình chọn, nên sau cùng tôi vượt qua tất cả để tiếp tục cống hiến”, cô Mai tâm sự.
Cô Loan hồi tưởng kỷ niệm không thể quên, có lần đi xe máy qua đường đèo để vào bản dạy học giữa mưa, đường trơn, trượt tay lái, cô Loan ngã nhào xuống vực. "May sao hôm ấy trời thương, mắc vào dây sắn rừng, được các thầy cô đi cùng kéo lên", Cô Loan kể. "Còn không ít lần đường quá trơn, khi xuống dốc tôi còn phải thả cho xe tự đi, còn mình nhảy ra khỏi xe để bảo đảm tính mạng". Đến giờ, cô vẫn giữ chiếc xe này làm kỷ niệm.
|
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai đã 15 năm gắn bó với các em học sinh ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
|
“Thời điểm ở trên bản, cách rất xa trung tâm huyện, có khi phải cả tháng mới được xuống huyện 1 lần. Ngày đấy nhìn quanh toàn là núi với rừng, nhà dân thưa thớt, những ngày nghỉ dạy ở mãi trong trường buồn quá, phải ra mỏm đồi đứng từ trên nhìn xuống trung tâm huyện để thấy nhà, thấy người cho đỡ “thèm” hơi người”, cô Mai tiếp tục hồi ức.
15 năm gắn bó với núi rừng, cô Loan cũng như cô Mai luôn trăn trở làm sao để giúp con đồng bào vùng cao học chữ, học tiếng Việt, nâng cao kiến thức, hiểu biết cho các em. Nơi đây đã trở thành quê hương thứ 2 của các cô. Những giáo viên cắm bản mong muốn, Đảng, Nhà nước tluôn quan tâm, giúp đỡ để các thầy, cô yên tâm công tác.
(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)
2880 lượt xem
Nghe theo tiếng gọi của Nhà nước, của ngành, cô giáo Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thị Thanh Mai làm đơn tình nguyện lên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái dạy học khi tuổi mới đôi mươi...Đi bộ hơn 10km mỗi ngày đến điểm trường dạy học
Ra trường năm 2007, bước chân lên Mù Cang Chải dạy học, cô Loan cầm trong tay hợp đồng lao động với mức lương vỏn vẹn 400.000 đồng. Nhìn xung quanh chỉ toàn rừng và núi, phương tiện di chuyển không có, đường sá khó khăn, cô gái 22 tuổi không khỏi hụt hẫng.
Nữ giáo viên trẻ này về công tác tại trường mầm non xã La Pán Tẩn, cách thị trấn Mù Cang Chải 25km. Ròng rã hơn 1 năm, để hoàn thành tốt việc dạy học, ngày nào cô Loan phải đi sớm, về tối, vượt hơn 10km đường mòn trên núi.
Cô Đỗ Thị Loan là một trong số 68 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức trong dịp lễ 20/11, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
“Đấy có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 15 năm làm giáo viên vùng cao của tôi. Những ngày tháng ấy tôi đi bộ hơn 10km đến trường chính trong ngày để dạy học. Trời mưa chúng tôi mang ủng, có những khi chân sưng lên vì lạnh giá, và vì đi bộ quá xa. Ngày nào cũng vậy, khi sương chưa tan thì chúng tôi đã khoác balo lên để di chuyển đến điểm bản. Khi chúng tôi trả các con về với gia đình và trở về điểm trường chính, thì hầu như trời đã gần về tối ”, cô Loan nhớ lại. Tuy nhiên, khó khăn nhất với cô Loan là rào cản ngôn ngữ với học trò của mình. Học sinh của cô thời gian đầu chỉ nói tiếng địa phương. Cô gặp trở ngại cả khi giao tiếp với phụ huynh các em. Vậy là mỗi ngày sau giờ lên lớp, cô lại miệt mài cập nhật tiếng địa phương.
“Tôi bắt đầu học tiếng địa phương từ những câu sinh hoạt hằng ngày, khi mà tôi biết được rồi,. Nhờ học tiếng địa phương, tôi có thêm kinh nghiệm về cách giảng dạy các con để bài giảng của mình và các hoạt động trong ngày hiệu quả. Đôi khi chúng tôi còn phải nhờ phụ huynh giúp đỡ, trao đổi về các con để hiểu các con hơn”, cô Loan cho biết.
“Nếu được nhắn nhủ đến các thầy cô giáo trẻ trong tương lai, tôi chỉ muốn nói một câu tôi rất tâm huyết, tôi rất yêu nghề, và thế hệ trẻ vùng cao rất cần những thầy cô giáo yêu nghề, tâm huyết. Các bạn hãy đến với Mù Cang Chải chúng tôi. Hãy đem nguồn đem nguồn lực, nghị lực của các bạn gieo những con chữ cho học sinh vùng cao”
Cô Đỗ Thị Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Khó khăn là thế, nhưng gặp những học sinh nhỏ vùng cao cô Loan lại thắt lòng, không muốn "bỏ cuộc". Muốn các con được đi học để có tương lai tốt đẹp hơn, cô cùng các đồng nghiệp của mình động viên nhau và tự tìm cách để vượt qua những thách thức.
Sau khoảng thời gian công tác tại xã La Pán Tẩn và trường Mầm non Bông Sen ở xã Chế Cu Nha, năm 2021 cô Loan được điều chuyển về Trường mầm non Kim Nọi với vai trò là Phó hiệu trưởng trường. Trường hiện có 198 học sinh và 100% các em là dân tộc H’mông.
Suốt 15 năm qua, không dừng lại ở việc gieo chữ, cô giáo Loan vẫn luôn trăn trở, ấp ủ về những sáng kiến nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao, hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa cho đồng bào dân tộc Mông.
Trong lớp học, cô giáo lên ý tưởng trang trí lớp học với những hình ảnh trang phục của đồng bào dân tộc. Trong tuần, trường tổ chức hoạt động múa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bố trí “góc địa phương” mở phiên chợ vùng cao ở sân trường để giúp các em nhỏ không quên được những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.
Mỗi tuần 2 ngày, học sinh được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để đi học. Ảnh: Ngọc Nga
“Thèm” hơi người
Cũng giống cô giáo Đỗ Thị Loan, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai cũng là một trong những giáo viên chủ động viết đơn xin lên vùng cao dạy học. Thoáng đã 15 năm trôi qua, nhớ về những ngày đầu đặt chân lên xã Kim Nọi, cô Mai không khỏi xúc động.
“Thấy được hoàn cảnh của con, em vùng cao nên khi vừa ra trường tôi đã muốn lên đây, với mong muốn mang những gì mình được học dạy lại cho các con nơi này”, cô Mai chia sẻ.
Các cô giáo nơi đây còn tổ chức những buổi hoạt động văn nghệ, để học sinh không quên nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình.
Ngày mới lên, cô ở hẳn trên bản, điểm trường chính của xã Kim Nọi lúc bấy giờ mới chỉ có 3 lớp. Ngày ngày các cô giáo vào bản để gọi các con đi học, thậm chí còn mua bánh, kẹo để đến tận nhà “dụ” các con đi học. Thời đó, phụ huynh nhận thức về việc cho con đi học vẫn còn hạn chế. Nhiều phụ huynh còn mắng: “Tôi không cho con đi học đâu, các cô gọi lắm thế”. Thậm chí có phụ huynh còn nói dối cô giáo để không cho con đi học.
Đều đặn 5h30 mỗi ngày, các cô giáo chia nhau đi bộ 5-6km đón học sinh và 7h quay về trường là vào lớp dạy. Đến chiều các cô giáo lại tiếp tục đi bộ 5-6km để đưa các con về nhà.
Phiên chợ vùng cao cũng được các cô giáo tái hiện ngay trên sân trường.
“Lúc mới lên chẳng hề biết tiếng Mông đâu, qua quá trình làm việc, dần dần tôi học tiếng địa phương. Nhiều lúc cũng cảm thấy nản, nhưng vì các con, vì nghề giáo mà mình chọn, nên sau cùng tôi vượt qua tất cả để tiếp tục cống hiến”, cô Mai tâm sự.
Cô Loan hồi tưởng kỷ niệm không thể quên, có lần đi xe máy qua đường đèo để vào bản dạy học giữa mưa, đường trơn, trượt tay lái, cô Loan ngã nhào xuống vực. "May sao hôm ấy trời thương, mắc vào dây sắn rừng, được các thầy cô đi cùng kéo lên", Cô Loan kể. "Còn không ít lần đường quá trơn, khi xuống dốc tôi còn phải thả cho xe tự đi, còn mình nhảy ra khỏi xe để bảo đảm tính mạng". Đến giờ, cô vẫn giữ chiếc xe này làm kỷ niệm.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai đã 15 năm gắn bó với các em học sinh ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
“Thời điểm ở trên bản, cách rất xa trung tâm huyện, có khi phải cả tháng mới được xuống huyện 1 lần. Ngày đấy nhìn quanh toàn là núi với rừng, nhà dân thưa thớt, những ngày nghỉ dạy ở mãi trong trường buồn quá, phải ra mỏm đồi đứng từ trên nhìn xuống trung tâm huyện để thấy nhà, thấy người cho đỡ “thèm” hơi người”, cô Mai tiếp tục hồi ức.
15 năm gắn bó với núi rừng, cô Loan cũng như cô Mai luôn trăn trở làm sao để giúp con đồng bào vùng cao học chữ, học tiếng Việt, nâng cao kiến thức, hiểu biết cho các em. Nơi đây đã trở thành quê hương thứ 2 của các cô. Những giáo viên cắm bản mong muốn, Đảng, Nhà nước tluôn quan tâm, giúp đỡ để các thầy, cô yên tâm công tác.
(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)
Các bài khác
- Đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Sơn Nam, xã Mai Sơn, Lục Yên (12/11/2022)
- Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Trường TH&THCS Vĩnh Lạc - huyện Lục Yên (12/11/2022)
- Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 tại thôn Đồng Thành - xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên (12/11/2022)
- Đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh thăm, chúc mừng cán bộ, giáo viên trường TH&THCS Mai Sơn, huyện Lục Yên (12/11/2022)
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long thăm, chúc mừng trường Mầm non Hoa Lan, thị xã Nghĩa Lộ nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (12/11/2022)
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn gặp mặt trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn thành phố Yên Bái (12/11/2022)
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho công chức, viên chức Bộ Nội vụ (11/11/2022)
- Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với UBND tỉnh Yên Bái (11/11/2022)
- Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác dân số và công tác phòng, chống dịch bệnh tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên (11/11/2022)
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái tiếp Đoàn công tác của Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và Tổ chức Good News World (Hàn Quốc) (10/11/2022)
Xem thêm »