Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu; trong đó, chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index) của Việt Nam xếp thứ 76, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc. Ảnh minh họa
Năm 2022, Liên hợp quốc đã thay đổi phương pháp đánh giá chỉ số dịch vụ trực tuyến, đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí: Khung thể chế, cung cấp nội dung, cung cấp dịch vụ, công nghệ và tham gia điện tử. Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên đánh giá về mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến thay vì chỉ đánh giá có cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Trong đó, mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến là khả năng thực hiện toàn bộ giao dịch của dịch vụ trên môi trường mạng hay chỉ thực hiện trực tuyến một phần và người dân vẫn phải hiện diện để hoàn thành hầu hết các giao dịch. Đây cũng là nội dung quy định mới về mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trong Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam được xếp loại ở mức cao và cao hơn so với mức trung bình của thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một trong số 9 quốc gia có thu nhập dưới trung bình nhưng có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và chỉ số dịch vụ trực tuyến cao trên mức trung bình của thế giới.
(Theo Hanoitv)
3024 lượt xem
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu; trong đó, chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index) của Việt Nam xếp thứ 76, tăng 5 bậc so với năm 2020.Năm 2022, Liên hợp quốc đã thay đổi phương pháp đánh giá chỉ số dịch vụ trực tuyến, đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí: Khung thể chế, cung cấp nội dung, cung cấp dịch vụ, công nghệ và tham gia điện tử. Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên đánh giá về mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến thay vì chỉ đánh giá có cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Trong đó, mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến là khả năng thực hiện toàn bộ giao dịch của dịch vụ trên môi trường mạng hay chỉ thực hiện trực tuyến một phần và người dân vẫn phải hiện diện để hoàn thành hầu hết các giao dịch. Đây cũng là nội dung quy định mới về mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trong Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam được xếp loại ở mức cao và cao hơn so với mức trung bình của thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một trong số 9 quốc gia có thu nhập dưới trung bình nhưng có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và chỉ số dịch vụ trực tuyến cao trên mức trung bình của thế giới.
(Theo Hanoitv)