Quy Mông hiện là xã có nghề chế biến đao riềng duy nhất ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, sau 3 năm nỗ lực phấn đấu thực hiện. Ghi nhận thành tích đó, tỉnh Yên Bái đã thưởng xã 01 công trình phúc lợi trị giá 600 triệu đồng.
Nghề chế biến đao riềng đang phát triển mạnh mẽ ở xã Quy Mông
Theo đó, trong ngày 14/11/2022 vừa qua, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã kí Quyết định công nhận xã Quy Mông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng ngày, Chủ tịch tỉnh Yên Bái đã kí Quyết định công nhận xã Hưng Thịnh (huyện Trấn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và xã Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới.
Đặc biệt, tại Lễ đón mừng xã nông thôn mới nâng cao vào ngày 17/11 vừa qua, xã Quy Mông vinh dự được đón Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy về dự; làm cho niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã càng thêm lan tỏa, động viên khích lệ xã Quy Mông thêm quyết tâm phấn đấu trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện và có bước đột phá
Nhân dịp này, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong xã, ông Nguyễn Tiến Chiển (Bí thư Đảng ủy xã Quy Mông) đã phấn khởi điểm lại những kết quả nổi bật của xã trong thời gian qua.Ông Nguyễn Tiến Chiển cho biết, với mục tiêu cốt lõi là nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong những năm qua xã Quy Mông đã tập trung tổ chức thực hiện phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn xã theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của xã, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản.
Do đó đến nay, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Quy Môngphát triển toàn diện và có bước đột phá rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra 6 vùng sản xuất hàng hóa chủ lực có giá trị kinh tếvà sức cạnh tranh cao trên thị trường. Trong đó, vùng trồng và chế biến đao riềng:Diện tích trồng đao riềng 70 ha và đã được cấp mã số vùng trồng, sản lượng bột đao 600 tấn/năm, giá trị 9 tỷ đồng, sản lượng miến đao 100 tấn/năm, giá trị 6 tỷ đồng/năm; Vùng trồng dâu nuôi tằm:Diện tích dâu 84 ha, sản phẩm kén tằm 115 tấn/năm, giá trị 13,8 tỷ đồng; Vùng trồng cây ăn quả có múi:Diện tích 86 ha, sản lượng quả 300 tấn, giá trị 4,5 tỷ đồng;
Vùng trồng quế có diện tích 1.200 ha, mỗi năm khai thác và trồng mới từ 80 – 100 ha; đến năm 2022, toàn xã có 14 cơ sở thu mua và sơ chế vỏ quế, hàng năm thu mua trên 200 tấn vỏ quế khô xuất bán cho các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ quế ở Thành phố Hà Nội. Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi hàng hóa, tính đến tháng 9/2022, toàn xã có 68 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, gồm: 57 cơ sở chăn nuôi gia cầm (quy mô từ 2.000 – 20.000 con/cơ sở); 5 cơ sở chăn nuôi lợn; 6 cơ sở chăn nuôi trâu, bò (quy mô từ 10 con/cơ sở trở lên). Năm 2020, thành lập HTX chăn nuôi và dịch vụ Quy Mông thực hiện liên kết trong chăn nuôi gia cầm.
Cuối cùng là vùng sản xuất gạo nếp đen đặc sản Quy Mông có diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 10 ha tập trung tại thôn Hợp Thành,sản lượng mỗi năm khoảng 47 tấn. Đây là giống lúa bản địa của người Mường xã Quy Mông và chỉ được trồng vào vụ mùa tại thôn Hợp Thành mới cho chất lượng đặc biệt thơm ngon. Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con thôn Hợp Thành mở rộng diện tích trồng giống lúa đặc sản này vào vụ mùa hàng năm với diện tích tối đa 30 ha.
Đáng chú ý, xã Quy Mông có 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử VOSO.VN là: Miến đao Quy Mông của HTX Việt Hải Đăng và sản phẩm Bưởi Quy Mông của HTX trồng cây ăn quả Quy Mông. Và trước ngày xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao mấy hôm, miến đao tráng thái Toàn Nga của HTX khởi nghiệp xanh Quy Mông vừa được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao. Hiện xã đang tích cực hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP gạo nếp đen đặc sản Quy Mông để được công nhận vào cuối năm 2022 – ông Chiển nhấn mạnh.
Cũng theo vị Bí thư xã, nhờ những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế nông thôn mà bà con nhân dân trong xã đã có thêm nhiều việc làm mới, đời sống thu nhập được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 là 47,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 7,01 %. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, chuyển đổi số được quan tâm chăm lo, 2/2 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và mức độ II; xã có hội trường văn hóa đa năng, sân thể thao đạt chuẩn theo quy định; các nhà văn hóa, sân thể thao ở thôn với đầy đủ trang thiết bị đáp ứng sinh hoạt của cộng đồng;đã thực hiện số hóa hồ sơ giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 35%; tỷ lệ dân số được quản lý sức khoẻ đạt trên 97%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định, không có tụ điểm phức tạp, điểm nóng về trật tự xã hội, không xảy ra các vụ án nghiêm trọng. Do vậy đã góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội,đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, chỉ số hạnh phúc của người dân ngày càng được nâng lên.
Đến năm 2025 trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về phát triển kinh tế nông nghiệp
Bên cạnh những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế nông nghiệp, Bí thư Chiển cho hay, xã Quy Mông còn đạt kết quả tích cực trong công tác dân vận bà con hiến đất, tài sản trên đất và ủng hộ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;huy động sự tham gia của nhân dân trong phát triển giao thông nông thôn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong 3 năm qua đã có 20 hộ hiến 3 ha đất để làm các công trình hạ tầng nông thôn; nhân dân toàn xã đã tích cực đóng góp tiền, vật liệu ngày công cho xây dựng xã nông thôn mới nâng cao với giá trị trên 28 tỷ đồng, chiếm trên 10,2%tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.Tiêu biểu như năm 2021, xã đã vận động nhân dân xã hội hóa giải phóng mặt bằng xây dựng mới trường Mầm non Quy Mông, đã có 7 hộ hiến đất xây dựng trường Mầm non với diện tích 0,5 ha, trị giá gần 400 triệu đồng. Đến nay trường Mầm non đã xây dựng xong và được đưa vào sử dụng với quy mô xây dựng 6 phòng học, dãy nhà hiệu bộ, bếp ăn, sân chơi đạt tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II – ông Chiển nêu dẫn chứng.
Bí thư Đảng ủy xã thông tin thêm, xác định phát triển đường giao thông nôngthôn là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, trong 3 năm (2020- 2022) xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp kinh phí thực hiện bê tông hóa19,73 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí đầu tư 12,1 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 3,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 8,4 tỷ đồng. Qua đó đã nâng tỷ lệ kiên cố hoá đường GTNT toàn xã từ 62% năm 2019 lên trên 90% tính đến hết năm 2022.Điều đáng nói là 100% đường xã và trên 80% đường thôn đều có hệ thống đèn chiếu sáng, có trên 76% đường xã, đường thôn được trồng hoa và cây bóng mát.
Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy di tích Đình và Đền Quy Mông hiện còn lưu giữ 11 sắc phong gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường của bà con địa phương chiếm 42,6 % dân số toàn xã, chính quyền xã đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát nhằm xã hội hóa tôn tạo di tích Đình và Đền Quy Mông, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong quý I năm 2023. Đồng thời, xã đã thành lập Câu lạc bộ khuyến học "Phát triển văn hóa dân tộc Mường” nhằm giữ gìn và phát triển tiếng nói, các làn điệu múa mỡi, hát giang, hát giao duyên và văn hóa cồng chiêng mang đậm bản sắc dân tộc Mường – ông Chiển chia sẻ.
Tại buổi Lễ mừng đón xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, Bí thư xã Nguyễn Tiến Chiển vui mừng khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quy Mông sẽ tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới toàn diện, theo hướng nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả. Huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới một cách bền vững; tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tất cả10/10 thônđều đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quy Mông trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về phát triển kinh tế nông nghiệp, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng/người/năm.
(Theo TNV)
3145 lượt xem
Quy Mông hiện là xã có nghề chế biến đao riềng duy nhất ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, sau 3 năm nỗ lực phấn đấu thực hiện. Ghi nhận thành tích đó, tỉnh Yên Bái đã thưởng xã 01 công trình phúc lợi trị giá 600 triệu đồng.Theo đó, trong ngày 14/11/2022 vừa qua, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã kí Quyết định công nhận xã Quy Mông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng ngày, Chủ tịch tỉnh Yên Bái đã kí Quyết định công nhận xã Hưng Thịnh (huyện Trấn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và xã Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới.
Đặc biệt, tại Lễ đón mừng xã nông thôn mới nâng cao vào ngày 17/11 vừa qua, xã Quy Mông vinh dự được đón Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy về dự; làm cho niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã càng thêm lan tỏa, động viên khích lệ xã Quy Mông thêm quyết tâm phấn đấu trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện và có bước đột phá
Nhân dịp này, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong xã, ông Nguyễn Tiến Chiển (Bí thư Đảng ủy xã Quy Mông) đã phấn khởi điểm lại những kết quả nổi bật của xã trong thời gian qua.Ông Nguyễn Tiến Chiển cho biết, với mục tiêu cốt lõi là nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong những năm qua xã Quy Mông đã tập trung tổ chức thực hiện phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn xã theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của xã, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản.
Do đó đến nay, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Quy Môngphát triển toàn diện và có bước đột phá rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra 6 vùng sản xuất hàng hóa chủ lực có giá trị kinh tếvà sức cạnh tranh cao trên thị trường. Trong đó, vùng trồng và chế biến đao riềng:Diện tích trồng đao riềng 70 ha và đã được cấp mã số vùng trồng, sản lượng bột đao 600 tấn/năm, giá trị 9 tỷ đồng, sản lượng miến đao 100 tấn/năm, giá trị 6 tỷ đồng/năm; Vùng trồng dâu nuôi tằm:Diện tích dâu 84 ha, sản phẩm kén tằm 115 tấn/năm, giá trị 13,8 tỷ đồng; Vùng trồng cây ăn quả có múi:Diện tích 86 ha, sản lượng quả 300 tấn, giá trị 4,5 tỷ đồng;
Vùng trồng quế có diện tích 1.200 ha, mỗi năm khai thác và trồng mới từ 80 – 100 ha; đến năm 2022, toàn xã có 14 cơ sở thu mua và sơ chế vỏ quế, hàng năm thu mua trên 200 tấn vỏ quế khô xuất bán cho các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ quế ở Thành phố Hà Nội. Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi hàng hóa, tính đến tháng 9/2022, toàn xã có 68 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, gồm: 57 cơ sở chăn nuôi gia cầm (quy mô từ 2.000 – 20.000 con/cơ sở); 5 cơ sở chăn nuôi lợn; 6 cơ sở chăn nuôi trâu, bò (quy mô từ 10 con/cơ sở trở lên). Năm 2020, thành lập HTX chăn nuôi và dịch vụ Quy Mông thực hiện liên kết trong chăn nuôi gia cầm.
Cuối cùng là vùng sản xuất gạo nếp đen đặc sản Quy Mông có diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 10 ha tập trung tại thôn Hợp Thành,sản lượng mỗi năm khoảng 47 tấn. Đây là giống lúa bản địa của người Mường xã Quy Mông và chỉ được trồng vào vụ mùa tại thôn Hợp Thành mới cho chất lượng đặc biệt thơm ngon. Hiện chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con thôn Hợp Thành mở rộng diện tích trồng giống lúa đặc sản này vào vụ mùa hàng năm với diện tích tối đa 30 ha.
Đáng chú ý, xã Quy Mông có 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử VOSO.VN là: Miến đao Quy Mông của HTX Việt Hải Đăng và sản phẩm Bưởi Quy Mông của HTX trồng cây ăn quả Quy Mông. Và trước ngày xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao mấy hôm, miến đao tráng thái Toàn Nga của HTX khởi nghiệp xanh Quy Mông vừa được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao. Hiện xã đang tích cực hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP gạo nếp đen đặc sản Quy Mông để được công nhận vào cuối năm 2022 – ông Chiển nhấn mạnh.
Cũng theo vị Bí thư xã, nhờ những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế nông thôn mà bà con nhân dân trong xã đã có thêm nhiều việc làm mới, đời sống thu nhập được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 là 47,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 7,01 %. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, chuyển đổi số được quan tâm chăm lo, 2/2 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và mức độ II; xã có hội trường văn hóa đa năng, sân thể thao đạt chuẩn theo quy định; các nhà văn hóa, sân thể thao ở thôn với đầy đủ trang thiết bị đáp ứng sinh hoạt của cộng đồng;đã thực hiện số hóa hồ sơ giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 35%; tỷ lệ dân số được quản lý sức khoẻ đạt trên 97%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định, không có tụ điểm phức tạp, điểm nóng về trật tự xã hội, không xảy ra các vụ án nghiêm trọng. Do vậy đã góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội,đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, chỉ số hạnh phúc của người dân ngày càng được nâng lên.
Đến năm 2025 trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về phát triển kinh tế nông nghiệp
Bên cạnh những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế nông nghiệp, Bí thư Chiển cho hay, xã Quy Mông còn đạt kết quả tích cực trong công tác dân vận bà con hiến đất, tài sản trên đất và ủng hộ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;huy động sự tham gia của nhân dân trong phát triển giao thông nông thôn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong 3 năm qua đã có 20 hộ hiến 3 ha đất để làm các công trình hạ tầng nông thôn; nhân dân toàn xã đã tích cực đóng góp tiền, vật liệu ngày công cho xây dựng xã nông thôn mới nâng cao với giá trị trên 28 tỷ đồng, chiếm trên 10,2%tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.Tiêu biểu như năm 2021, xã đã vận động nhân dân xã hội hóa giải phóng mặt bằng xây dựng mới trường Mầm non Quy Mông, đã có 7 hộ hiến đất xây dựng trường Mầm non với diện tích 0,5 ha, trị giá gần 400 triệu đồng. Đến nay trường Mầm non đã xây dựng xong và được đưa vào sử dụng với quy mô xây dựng 6 phòng học, dãy nhà hiệu bộ, bếp ăn, sân chơi đạt tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II – ông Chiển nêu dẫn chứng.
Bí thư Đảng ủy xã thông tin thêm, xác định phát triển đường giao thông nôngthôn là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, trong 3 năm (2020- 2022) xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp kinh phí thực hiện bê tông hóa19,73 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí đầu tư 12,1 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 3,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 8,4 tỷ đồng. Qua đó đã nâng tỷ lệ kiên cố hoá đường GTNT toàn xã từ 62% năm 2019 lên trên 90% tính đến hết năm 2022.Điều đáng nói là 100% đường xã và trên 80% đường thôn đều có hệ thống đèn chiếu sáng, có trên 76% đường xã, đường thôn được trồng hoa và cây bóng mát.
Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy di tích Đình và Đền Quy Mông hiện còn lưu giữ 11 sắc phong gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường của bà con địa phương chiếm 42,6 % dân số toàn xã, chính quyền xã đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát nhằm xã hội hóa tôn tạo di tích Đình và Đền Quy Mông, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong quý I năm 2023. Đồng thời, xã đã thành lập Câu lạc bộ khuyến học "Phát triển văn hóa dân tộc Mường” nhằm giữ gìn và phát triển tiếng nói, các làn điệu múa mỡi, hát giang, hát giao duyên và văn hóa cồng chiêng mang đậm bản sắc dân tộc Mường – ông Chiển chia sẻ.
Tại buổi Lễ mừng đón xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, Bí thư xã Nguyễn Tiến Chiển vui mừng khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quy Mông sẽ tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới toàn diện, theo hướng nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả. Huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới một cách bền vững; tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tất cả10/10 thônđều đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quy Mông trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về phát triển kinh tế nông nghiệp, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng/người/năm.
(Theo TNV)