CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.
.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi trồng, khai thác khoảng 22.500 ha; ổn định số lượng lồng nuôi từ 2.500 - 3.000 lồng; sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt trên 15.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 13.500 tấn; sản lượng khai thác tự nhiên đạt 1.500 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân từ 7 - 9 %/năm; cơ cấu thủy sản chiếm từ 4 - 5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Tỷ lệ giống đặc sản, giống có giá trị kinh tế cao chiếm 70% cơ cấu giống nuôi; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 40% sản lượng nuôi thủy sản. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng mới cơ sở chế biến thủy sản để tăng cường liên kết vùng nguyên liệu với thu mua, chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu gắn với du lịch sinh thái trên hồ Thác Bà.
Đến năm 2030, tiếp tục duy trì diện tích nuôi trồng, khai thác khoảng 22.500 ha; ổn định số lượng lồng nuôi từ 2.500 - 3.000 lồng; sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt từ 15.500 - 16.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt từ 14.000 - 14.500 tấn; sản lượng khai thác tự nhiên đạt 1.500 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân từ 7 - 9%/năm; cơ cấu thủy sản chiếm khoảng 5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh, bán thâm canh với quy mô 500 ha, tại các huyện Yên Bình 150 ha, Trấn Yên 100 ha, Lục Yên 60 ha, Văn Yên 60 ha, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ 50 ha, thành phố Yên Bái 80 ha. Vùng nuôi cá nước lạnh 35 ha tại các huyện Văn Chấn 10 ha, Mù Cang Chải 8 ha, Lục Yên 1,0 ha, Văn Yên 2,5 ha; Trấn Yên 4,0 ha, Trạm Tấu 4,5 ha, Yên Bình 5ha; Nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ 20 ha; Tỷ lệ giống đặc sản, giống có giá trị kinh tế cao chiếm 80% cơ cấu giống nuôi; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 60% sản lượng nuôi thủy sản.
Tỉnh Yên Bái sẽ tập trung rà soát, xác định cơ cấu giống phù hợp với điều kiện phát triển nuôi thủy sản của tỉnh; Khuyến khích sản xuất giống nhân tạo, chọn tạo các giống thủy sản mới, giống có năng xuất, chất lượng, giá trị cao,… có tiềm năng phát triển; giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, sạch bệnh phù hợp điều kiện của tỉnh để đưa vảo sản xuất. Đối với các cơ sở sản xuất giống cá bột sẽ duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất cá truyền thống (cá trắm, cá chép, cá trôi, cá mè,...) tại huyện Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ phục vụ nhu cầu ương nuôi trên địa bàn.
Đối với các loài thủy sản đã chủ động sản xuất giống nhân tạo sẽ hướng dẫn các cơ sở trên địa bàn áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất, ương dưỡng để nâng cao chất lượng con giống.
Về phát triển nuôi trồng thủy sản, đối với các khu nuôi tập trung, các trang trại có đủ điều kiện về hạ tầng cấp thoát nước sẽ áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh công nghiệp, bán công nghiệp đơn loài hoặc xen ghép các đối tượng chủ lực như cá: Trắm cỏ, Trắm đen, Chép lai, Rô phi, Diêu hồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; Phát triển hệ thống cung ứng vật tư hỗ trợ nuôi trồng thủy sản; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất; Ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thủy sản...
4022 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi trồng, khai thác khoảng 22.500 ha; ổn định số lượng lồng nuôi từ 2.500 - 3.000 lồng; sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt trên 15.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 13.500 tấn; sản lượng khai thác tự nhiên đạt 1.500 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân từ 7 - 9 %/năm; cơ cấu thủy sản chiếm từ 4 - 5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Tỷ lệ giống đặc sản, giống có giá trị kinh tế cao chiếm 70% cơ cấu giống nuôi; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 40% sản lượng nuôi thủy sản. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng mới cơ sở chế biến thủy sản để tăng cường liên kết vùng nguyên liệu với thu mua, chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu gắn với du lịch sinh thái trên hồ Thác Bà.
Đến năm 2030, tiếp tục duy trì diện tích nuôi trồng, khai thác khoảng 22.500 ha; ổn định số lượng lồng nuôi từ 2.500 - 3.000 lồng; sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt từ 15.500 - 16.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt từ 14.000 - 14.500 tấn; sản lượng khai thác tự nhiên đạt 1.500 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân từ 7 - 9%/năm; cơ cấu thủy sản chiếm khoảng 5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh, bán thâm canh với quy mô 500 ha, tại các huyện Yên Bình 150 ha, Trấn Yên 100 ha, Lục Yên 60 ha, Văn Yên 60 ha, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ 50 ha, thành phố Yên Bái 80 ha. Vùng nuôi cá nước lạnh 35 ha tại các huyện Văn Chấn 10 ha, Mù Cang Chải 8 ha, Lục Yên 1,0 ha, Văn Yên 2,5 ha; Trấn Yên 4,0 ha, Trạm Tấu 4,5 ha, Yên Bình 5ha; Nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ 20 ha; Tỷ lệ giống đặc sản, giống có giá trị kinh tế cao chiếm 80% cơ cấu giống nuôi; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 60% sản lượng nuôi thủy sản.
Tỉnh Yên Bái sẽ tập trung rà soát, xác định cơ cấu giống phù hợp với điều kiện phát triển nuôi thủy sản của tỉnh; Khuyến khích sản xuất giống nhân tạo, chọn tạo các giống thủy sản mới, giống có năng xuất, chất lượng, giá trị cao,… có tiềm năng phát triển; giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, sạch bệnh phù hợp điều kiện của tỉnh để đưa vảo sản xuất. Đối với các cơ sở sản xuất giống cá bột sẽ duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất cá truyền thống (cá trắm, cá chép, cá trôi, cá mè,...) tại huyện Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ phục vụ nhu cầu ương nuôi trên địa bàn.
Đối với các loài thủy sản đã chủ động sản xuất giống nhân tạo sẽ hướng dẫn các cơ sở trên địa bàn áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất, ương dưỡng để nâng cao chất lượng con giống.
Về phát triển nuôi trồng thủy sản, đối với các khu nuôi tập trung, các trang trại có đủ điều kiện về hạ tầng cấp thoát nước sẽ áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh công nghiệp, bán công nghiệp đơn loài hoặc xen ghép các đối tượng chủ lực như cá: Trắm cỏ, Trắm đen, Chép lai, Rô phi, Diêu hồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; Phát triển hệ thống cung ứng vật tư hỗ trợ nuôi trồng thủy sản; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất; Ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thủy sản...