CTTĐT - Ngày 25/11, tại thành phố Đông Hà, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh Quảng trị tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng Thông tin điện tử các tỉnh, thành phố năm 2022. Dự Hội nghị có đồng chí Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; đồng chí Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ.
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu gồm lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, các đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Trị; đại diện lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của 46 Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các đại biểu dự Hội nghị.
Trong 63 Cổng TTĐT của 63 tỉnh, thành phố có 44 Cổng TTĐT thuộc Văn phòng UBND tỉnh, 18 Cổng TTĐT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, 01 Cổng TTĐT thuộc tỉnh ủy (Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh). Về tên gọi các đơn vị quản lý, vận hành cũng khác nhau như: Cổng TTĐT; Trung tâm Báo chí; Trung tâm Tin học - Công báo; Trung tâm Thông tin - Tin học; Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT), Trung tâm CNTT và Truyền thông; Trung tâm Điều hành thông minh; Trung tâm Tích hợp dữ liệu và Chuyển đổi số....
|
Hệ thống Cổng Thông tin điện tử các tỉnh, thành phố (gọi tắt là Cổng TTĐT) được thành lập và đi vào hoạt động trong khoảng từ năm 2002 đến năm 2013.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố đã và đang vào cuộc quyết liệt trong việc triển khai các chương trình dự án về Chính phủ điện tử, về chuyển đổi số, kinh tế số, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và phát triển Cổng TTĐT. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.
Được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ, cung cấp thông tin của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố đã khẳng định được vị thế, tầm quan trọng trong việc thông tin công tác chỉ đạo, điều hành về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; định hướng thông tin và là cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến… Một số tỉnh đi đầu trong hoạt động cung cấp thông tin trên Cổng như TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hải Phòng...
Cổng TTĐT đã đi đầu trong việc thực hiện chức năng giao tiếp 2 chiều như các hình thức: Đối thoại, toạ đàm trực tuyến và chuyên mục công dân, doanh nghiệp hỏi, cơ quan nhà nước trả lời nhằm định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giải đáp những câu hỏi, ý kiến của nhân dân về những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội: Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Yên Bái...
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu giúp tỉnh trong công tác định hướng thông tin dư luận; thực hiện các ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử: Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Hải Dương...
Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay chưa có mô hình tổ chức thống nhất trên cho Cổng TTĐT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc, đầu mối quản lý Cổng TTĐT cấp tỉnh cũng chưa thống nhất, còn nhiều địa phương Cổng TTĐT cấp tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý. Điều này chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 01/2022/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ. Hiện nay, Bộ Thông tin Truyền thông, Cổng TTĐT Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 42/2022/NĐ-CP: cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho Cổng TTĐT cấp tỉnh; cách quản lý vận hành, kết nối thông tin chỉ đạo điều hành với Chính phủ trên môi trường Internet; hướng dẫn nghiệp vụ, tích hợp thông tin với Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT các Bộ, ngành; theo quy định, Cổng TTĐT không phải là cơ quan báo chí nên trong hoạt động gặp một số khó khăn tác nghiệp; không đủ điều kiện tham gia các giải báo chí chính thống do Trung ương và địa phương tổ chức; không áp dụng được các quy định về chế độ, chính sách của cơ quan báo chí; chưa có quy định về Quỹ nhuận bút và chi cho hoạt động của Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước. Vì vậy, mỗi địa phương có mức chi cũng khác nhau, mức chi thường thấp nên đời sống của cán bộ, phóng viên, biên tập viên Cổng TTĐT còn gặp khó khăn...
Đồng chí Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao sáng kiến về tổ chức Hội thảo học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố. Đồng thời đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi thảo luận làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của của hệ thống Cổng TTĐT; những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm và bàn những giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống Cổng TTĐT, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tốt nhu cầu khai thác thông tin và triển khai các dịch vụ hành chính công của người dân, doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Đoạt - Giám đốc Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động của Cổng TTĐT; đồng thời nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để phát triển hệ thống Cổng TTĐT. Trong đó, các đại biểu đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực hiện chương trình đa phương tiện; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Cổng TTĐT cấp tỉnh; phát huy vai trò của Cổng TTĐT trong việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành; đinh hướng thông tin trên không gian mạng; đẩy mạnh cung cấp thông tin trên mạng xã hội, phương thức tác nghiệp trong giai đoạn hiện nay; khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền...
Lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao đổi giải đáp một số vấn đề liên quan đến những khó khăn, vướng mắc; những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền. Đồng thời tiếp thu các ý kiến kiến nghị để báo cáo với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Đồng chí Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ phát biểu tại Hội nghị
Thay mặt Ban tổ chức Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ đã tổng hợp các ý kiến kiến nghị, đề xuất của các Cổng Thông tin điện tử đề nghị các Bộ, ngành liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo thống nhất quản lý, vận hành hệ thống Cổng TTĐT cấp tỉnh theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Thông tư số 01/2022/TT-VPCP; hướng dẫn rõ Cổng TTĐT cấp tỉnh là đơn vị hành chính hay đơn vị sự nghiệp và trực thuộc văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố; đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Cổng TTĐT Chính phủ sớm có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về hoạt động của Cổng TTĐT các tỉnh, thành; sớm có hướng triển khai thực hiện Nghị định số 42/2022/NĐ-CP để áp dụng đồng bộ, thống nhất; cần có quy định về cơ cấu, tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hệ số phụ cấp lãnh đạo của Cổng TTĐT cấp tỉnh, thành.
Đồng thời kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xác định chức danh phóng viên, biên tập viên đối với những cán bộ làm công tác nội dung của Cổng TTĐT. Có cơ chế tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo phóng viên, biên tập viên chính; tổ chức thi nâng hạng cho đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập, kỹ thuật Cổng TTĐT. Tạo điều kiện cho Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố có một bộ phận phóng viên, biên tập viên được cấp Thẻ nhà báo để thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có hướng dẫn chi tiết quy định tiêu chuẩn chức danh chuyên môn đối với đội ngũ kỹ thuật quản trị Cổng thông tin điện tử; hướng dẫn cụ thể định mức thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với Cổng TTĐT cấp tỉnh; có quy định chi trả nhuận bút, thù lao đối với cán bộ của Cổng TTĐT cấp tỉnh thống nhất trên toàn quốc...
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tổng hợp các kiến nghị đề xuất báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ để chuyển cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo giải quyết tạo điều kiện tốt nhất để Cổng Thông tin điện tử các địa phương phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trở thành công cụ hữu hiệu giúp chỉ đạo điều hành và tăng thêm niềm tin của nhân dân với chính quyền. Về kiến nghị của các địa phương đối với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đồng chí Nguyễn Hồng Sâm nhấn mạnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẵn sàng chia sẻ đồng hành phối hợp thật tốt với Cổng Thông tin điện tử của các bộ ngành địa phương để cùng nhau thực hiện thật tốt sức mạnh và lãnh đạo và công chúng giao phó cho những người làm công tác truyền thông.
3119 lượt xem
Tiến Lập - Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 25/11, tại thành phố Đông Hà, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh Quảng trị tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng Thông tin điện tử các tỉnh, thành phố năm 2022. Dự Hội nghị có đồng chí Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; đồng chí Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ.Tham dự Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu gồm lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, các đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Trị; đại diện lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của 46 Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các đại biểu dự Hội nghị.
Trong 63 Cổng TTĐT của 63 tỉnh, thành phố có 44 Cổng TTĐT thuộc Văn phòng UBND tỉnh, 18 Cổng TTĐT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, 01 Cổng TTĐT thuộc tỉnh ủy (Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh). Về tên gọi các đơn vị quản lý, vận hành cũng khác nhau như: Cổng TTĐT; Trung tâm Báo chí; Trung tâm Tin học - Công báo; Trung tâm Thông tin - Tin học; Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT), Trung tâm CNTT và Truyền thông; Trung tâm Điều hành thông minh; Trung tâm Tích hợp dữ liệu và Chuyển đổi số....
Hệ thống Cổng Thông tin điện tử các tỉnh, thành phố (gọi tắt là Cổng TTĐT) được thành lập và đi vào hoạt động trong khoảng từ năm 2002 đến năm 2013.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố đã và đang vào cuộc quyết liệt trong việc triển khai các chương trình dự án về Chính phủ điện tử, về chuyển đổi số, kinh tế số, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và phát triển Cổng TTĐT. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.
Được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ, cung cấp thông tin của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố đã khẳng định được vị thế, tầm quan trọng trong việc thông tin công tác chỉ đạo, điều hành về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; định hướng thông tin và là cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến… Một số tỉnh đi đầu trong hoạt động cung cấp thông tin trên Cổng như TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hải Phòng...
Cổng TTĐT đã đi đầu trong việc thực hiện chức năng giao tiếp 2 chiều như các hình thức: Đối thoại, toạ đàm trực tuyến và chuyên mục công dân, doanh nghiệp hỏi, cơ quan nhà nước trả lời nhằm định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giải đáp những câu hỏi, ý kiến của nhân dân về những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội: Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Yên Bái...
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu giúp tỉnh trong công tác định hướng thông tin dư luận; thực hiện các ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử: Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Hải Dương...
Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay chưa có mô hình tổ chức thống nhất trên cho Cổng TTĐT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc, đầu mối quản lý Cổng TTĐT cấp tỉnh cũng chưa thống nhất, còn nhiều địa phương Cổng TTĐT cấp tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý. Điều này chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 01/2022/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ. Hiện nay, Bộ Thông tin Truyền thông, Cổng TTĐT Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 42/2022/NĐ-CP: cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho Cổng TTĐT cấp tỉnh; cách quản lý vận hành, kết nối thông tin chỉ đạo điều hành với Chính phủ trên môi trường Internet; hướng dẫn nghiệp vụ, tích hợp thông tin với Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT các Bộ, ngành; theo quy định, Cổng TTĐT không phải là cơ quan báo chí nên trong hoạt động gặp một số khó khăn tác nghiệp; không đủ điều kiện tham gia các giải báo chí chính thống do Trung ương và địa phương tổ chức; không áp dụng được các quy định về chế độ, chính sách của cơ quan báo chí; chưa có quy định về Quỹ nhuận bút và chi cho hoạt động của Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước. Vì vậy, mỗi địa phương có mức chi cũng khác nhau, mức chi thường thấp nên đời sống của cán bộ, phóng viên, biên tập viên Cổng TTĐT còn gặp khó khăn...
Đồng chí Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Võ Văn Hưng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao sáng kiến về tổ chức Hội thảo học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố. Đồng thời đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi thảo luận làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của của hệ thống Cổng TTĐT; những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm và bàn những giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống Cổng TTĐT, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tốt nhu cầu khai thác thông tin và triển khai các dịch vụ hành chính công của người dân, doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Đoạt - Giám đốc Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động của Cổng TTĐT; đồng thời nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để phát triển hệ thống Cổng TTĐT. Trong đó, các đại biểu đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực hiện chương trình đa phương tiện; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Cổng TTĐT cấp tỉnh; phát huy vai trò của Cổng TTĐT trong việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành; đinh hướng thông tin trên không gian mạng; đẩy mạnh cung cấp thông tin trên mạng xã hội, phương thức tác nghiệp trong giai đoạn hiện nay; khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền...
Lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao đổi giải đáp một số vấn đề liên quan đến những khó khăn, vướng mắc; những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền. Đồng thời tiếp thu các ý kiến kiến nghị để báo cáo với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Đồng chí Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ phát biểu tại Hội nghị
Thay mặt Ban tổ chức Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ đã tổng hợp các ý kiến kiến nghị, đề xuất của các Cổng Thông tin điện tử đề nghị các Bộ, ngành liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo thống nhất quản lý, vận hành hệ thống Cổng TTĐT cấp tỉnh theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Thông tư số 01/2022/TT-VPCP; hướng dẫn rõ Cổng TTĐT cấp tỉnh là đơn vị hành chính hay đơn vị sự nghiệp và trực thuộc văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố; đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Cổng TTĐT Chính phủ sớm có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về hoạt động của Cổng TTĐT các tỉnh, thành; sớm có hướng triển khai thực hiện Nghị định số 42/2022/NĐ-CP để áp dụng đồng bộ, thống nhất; cần có quy định về cơ cấu, tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hệ số phụ cấp lãnh đạo của Cổng TTĐT cấp tỉnh, thành.
Đồng thời kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xác định chức danh phóng viên, biên tập viên đối với những cán bộ làm công tác nội dung của Cổng TTĐT. Có cơ chế tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo phóng viên, biên tập viên chính; tổ chức thi nâng hạng cho đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập, kỹ thuật Cổng TTĐT. Tạo điều kiện cho Cổng TTĐT các tỉnh, thành phố có một bộ phận phóng viên, biên tập viên được cấp Thẻ nhà báo để thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có hướng dẫn chi tiết quy định tiêu chuẩn chức danh chuyên môn đối với đội ngũ kỹ thuật quản trị Cổng thông tin điện tử; hướng dẫn cụ thể định mức thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với Cổng TTĐT cấp tỉnh; có quy định chi trả nhuận bút, thù lao đối với cán bộ của Cổng TTĐT cấp tỉnh thống nhất trên toàn quốc...
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tổng hợp các kiến nghị đề xuất báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ để chuyển cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo giải quyết tạo điều kiện tốt nhất để Cổng Thông tin điện tử các địa phương phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trở thành công cụ hữu hiệu giúp chỉ đạo điều hành và tăng thêm niềm tin của nhân dân với chính quyền. Về kiến nghị của các địa phương đối với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đồng chí Nguyễn Hồng Sâm nhấn mạnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẵn sàng chia sẻ đồng hành phối hợp thật tốt với Cổng Thông tin điện tử của các bộ ngành địa phương để cùng nhau thực hiện thật tốt sức mạnh và lãnh đạo và công chúng giao phó cho những người làm công tác truyền thông.