CTTĐT - Thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp pháp của cử tri và nhân dân.
Hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri và nhân dân
Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, quy định về hoạt động tiếp xúc cử tri đã được quan tâm chỉ đạo xây dựng, ban hành và cụ thể hóa trong Quy chế hoạt động của HĐND các cấp. Thường trực HĐND các cấp đã chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện nghiêm và có hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Đặc biệt, là hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều điểm đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp pháp của cử tri và nhân dân. Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên HĐND các cấp đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri như: Công tác tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thường lệ đã được đổi mới theo hướng kết hợp tổ chức tiếp xúc cử tri cấp tỉnh và cấp huyện, tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp trực tuyến. Với hình thức này, đã giúp cho đại biểu HĐND hai cấp tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện cho cử tri. Đồng thời, đại diện các phòng, ban, ngành của cấp huyện và lãnh đạo chính quyền địa phương được bố trí tham gia tiếp xúc giải thích, trả lời trực tiếp cho cử tri rõ đối với những nội dung thuộc thẩm quyền đã làm tăng tính minh bạch, công khai, tăng cường đối thoại, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, không né tránh, đồng thời hạn chế được số lượng ý kiến kiến nghị của cử tri gửi lên cơ quan cấp trên. Các điểm tiếp xúc được bố trí hợp lý, thuận tiện cho cử tri và luân phiên thay đổi. Không khí tiếp xúc diễn ra dân chủ, thẳng thắn. Chất lượng tiếp xúc cử tri ngày càng được nâng lên, được cử tri đánh giá cao, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động tiếp xúc cử tri còn một số hạn chế cần được khắc phục như: Hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu chỉ mới tổ chức tiếp xúc cử tri định kỳ theo Tổ đại biểu trước và sau kỳ họp thường lệ; chưa tổ chức được tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, nhóm đối tượng cử tri, nhóm vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm; thành phần tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri chủ yếu là cán bộ lãnh đạo UBND, các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn, tổ dân phố, một số nơi thành phần tham dự vẫn còn diễn ra tình trạng “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”; phần lớn các ý kiến, kiến nghị của cử tri chủ yếu tập trung vào các vấn đề cụ thể của địa phương hoặc chủ yếu đề nghị cấp trên bố trí, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương; mở rộng các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; một số ít cử tri đề nghị giải quyết các vụ việc cụ thể của cá nhân (đơn khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa thỏa mãn), thậm chí có những cử tri đến chỉ để hỏi về các chế độ, chính sách...; số lượng ý kiến cử tri tham gia vào nội dung, chương trình kỳ họp của HĐND còn rất ít, nhất là đối với các nghị quyết; chưa có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất các giải pháp hữu hiệu về các lĩnh vực chuyên đề và các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Ngoài ra, công tác chuẩn bị nội dung, cung cấp thông tin phục vụ cho tiếp xúc cử tri ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu; kỹ năng tiếp xúc, đối thoại với cử tri của một số đại biểu HĐND còn hạn chế; việc giải trình và tiếp thu ý kiến cử tri của một số đại biểu HĐND tại các cuộc tiếp xúc chưa tốt, đa số chỉ mới tiếp thu mà chưa nghiên cứu giải trình tại chỗ đáp ứng nguyện vọng của cử tri; việc tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri trình tại kỳ họp HĐND theo quy định, do Thường trực HĐND và Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp đồng thời thực hiện nên còn có sự trùng lặp. Chất lượng giải quyết một số ý kiến, kiến nghị cử tri của UBND các cấp và các cơ quan hữu quan chưa cao, thiếu kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị trả lời cho xong việc mà ít quan tâm kiểm tra, giải quyết và thường trả lời chậm so với yêu cầu, có những ý kiến để kéo dài cử tri có ý kiến nhiều lần. Công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND, các ngành, địa phương, đơn vị giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri chưa thường xuyên. Việc tổ chức các hoạt động giám sát trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được nhiều, chưa được quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tiếp xúc cử tri, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, cần phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND và Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri cho đại biểu HĐND thật sự khoa học, bám sát các yêu cầu đổi mới nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ tổ chức và phối hợp tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, trong đó chú trọng vai trò tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri của chính quyền các cấp để thực hiện nhiệm vụ tiếp thu và giải trình các nội dung liên quan tới địa phương. Cách thức điều hành buổi tiếp xúc cần linh hoạt, người điều hành cần định hướng nội dung của từng đợt tiếp xúc cử tri phù hợp, có thể gợi mở vấn đề để cử tri tham gia; chú ý dành nhiều thời gian để cử tri được thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất ý kiến kiến nghị.
Hai là, tiếp tục thực hiện kết hợp tổ chức tiếp xúc cử tri cấp tỉnh và cấp huyện, cấp huyện và cấp xã; tổ chức tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Luôn đổi mới hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri để có nhiều cử tri tham gia, trách tình trạng chỉ có “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”. Xem xét, lựa chọn chuyên đề, lĩnh vực, nhóm đối tượng cử tri, nhóm vấn đề hoặc nội dung cử tri và nhân dân quan tâm, những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương để tổ chức tiếp xúc cử tri. Xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri theo phạm vi, quy mô, nội dung, địa điểm, thời gian phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Ba là, bản thân mỗi đại biểu HĐND cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ tài liệu, nội dung phát biểu trước cử tri theo từng vùng dân cư cho phù hợp. Đặc biệt, là báo cáo trình bày trước hội nghị đảm bảo ngắn gọn, súc tích, đủ nội dung; trình bày báo cáo mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu, dễ nghe thu hút sự chăm chú lắng nghe của cử tri để cử tri hiểu, nắm chắc nội dung mà đại biểu muốn truyền tải đến cử tri, tạo tiền đề tốt cho việc phát biểu ý kiến của cử tri. Mỗi đại biểu phải tự rèn luyện phẩm chất, biết lắng nghe, cởi mở, tiếp thu, giải trình ý kiến kiến nghị của cử tri; phải xác định các nội dung, các vấn đề để báo cáo, để trao đổi, để gợi ý cho cử tri tham gia ý kiến.
Bốn là, bố trí người điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri có năng lực tổ chức, nắm chắc nội dung, trình tự và nhiệm vụ cụ thể hội nghị đặt ra; biết xử lý tình huống linh hoạt, gợi ý thu hút nhiều cử tri phát biểu ý kiến đúng trọng tâm, trọng điểm vào nội dung chương trình đã thông qua; dẫn dắt, định hướng sự đóng góp ý kiến của cử tri đối với chủ trương, chính sách, các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện tốt nội dung tại hội nghị tiếp xúc cử tri.
Năm là, tại hội nghị tiếp xúc cử tri cần có sự tham dự của lãnh đạo chủ chốt địa phương. Thường trực HĐND thống nhất với UBND bố trí, sắp xếp lãnh đạo UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trực tiếp trả lời, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Nâng cao vai trò trách nhiệm giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sáu là, nâng cao chất lượng công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phải đầy đủ, trung thực, có chọn lọc, có tính khái quát cao, tránh trùng lặp, thể hiện rõ ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri, đồng thời gửi kịp thời tới các cơ quan có chức năng giải quyết theo quy định. Để tránh trùng lặp, Thường trực HĐND cần chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp trong việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Bảy là, tăng cường công tác giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND; theo dõi đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời có hiệu quả các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tổ đại biểu HĐND cần quan tâm theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết, trả lời của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các ý kiến, kiến nghị tại địa bàn cử tri mà bản thân đại biểu tiếp xúc, trực tiếp tổng hợp. Chất vấn tại kỳ họp các cơ quan, đơn vị thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
2318 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp pháp của cử tri và nhân dân. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, quy định về hoạt động tiếp xúc cử tri đã được quan tâm chỉ đạo xây dựng, ban hành và cụ thể hóa trong Quy chế hoạt động của HĐND các cấp. Thường trực HĐND các cấp đã chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện nghiêm và có hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Đặc biệt, là hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều điểm đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp pháp của cử tri và nhân dân. Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên HĐND các cấp đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri như: Công tác tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thường lệ đã được đổi mới theo hướng kết hợp tổ chức tiếp xúc cử tri cấp tỉnh và cấp huyện, tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp trực tuyến. Với hình thức này, đã giúp cho đại biểu HĐND hai cấp tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện cho cử tri. Đồng thời, đại diện các phòng, ban, ngành của cấp huyện và lãnh đạo chính quyền địa phương được bố trí tham gia tiếp xúc giải thích, trả lời trực tiếp cho cử tri rõ đối với những nội dung thuộc thẩm quyền đã làm tăng tính minh bạch, công khai, tăng cường đối thoại, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, không né tránh, đồng thời hạn chế được số lượng ý kiến kiến nghị của cử tri gửi lên cơ quan cấp trên. Các điểm tiếp xúc được bố trí hợp lý, thuận tiện cho cử tri và luân phiên thay đổi. Không khí tiếp xúc diễn ra dân chủ, thẳng thắn. Chất lượng tiếp xúc cử tri ngày càng được nâng lên, được cử tri đánh giá cao, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động tiếp xúc cử tri còn một số hạn chế cần được khắc phục như: Hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu chỉ mới tổ chức tiếp xúc cử tri định kỳ theo Tổ đại biểu trước và sau kỳ họp thường lệ; chưa tổ chức được tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, nhóm đối tượng cử tri, nhóm vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm; thành phần tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri chủ yếu là cán bộ lãnh đạo UBND, các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn, tổ dân phố, một số nơi thành phần tham dự vẫn còn diễn ra tình trạng “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”; phần lớn các ý kiến, kiến nghị của cử tri chủ yếu tập trung vào các vấn đề cụ thể của địa phương hoặc chủ yếu đề nghị cấp trên bố trí, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương; mở rộng các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; một số ít cử tri đề nghị giải quyết các vụ việc cụ thể của cá nhân (đơn khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa thỏa mãn), thậm chí có những cử tri đến chỉ để hỏi về các chế độ, chính sách...; số lượng ý kiến cử tri tham gia vào nội dung, chương trình kỳ họp của HĐND còn rất ít, nhất là đối với các nghị quyết; chưa có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất các giải pháp hữu hiệu về các lĩnh vực chuyên đề và các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Ngoài ra, công tác chuẩn bị nội dung, cung cấp thông tin phục vụ cho tiếp xúc cử tri ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu; kỹ năng tiếp xúc, đối thoại với cử tri của một số đại biểu HĐND còn hạn chế; việc giải trình và tiếp thu ý kiến cử tri của một số đại biểu HĐND tại các cuộc tiếp xúc chưa tốt, đa số chỉ mới tiếp thu mà chưa nghiên cứu giải trình tại chỗ đáp ứng nguyện vọng của cử tri; việc tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri trình tại kỳ họp HĐND theo quy định, do Thường trực HĐND và Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp đồng thời thực hiện nên còn có sự trùng lặp. Chất lượng giải quyết một số ý kiến, kiến nghị cử tri của UBND các cấp và các cơ quan hữu quan chưa cao, thiếu kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị trả lời cho xong việc mà ít quan tâm kiểm tra, giải quyết và thường trả lời chậm so với yêu cầu, có những ý kiến để kéo dài cử tri có ý kiến nhiều lần. Công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc UBND, các ngành, địa phương, đơn vị giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri chưa thường xuyên. Việc tổ chức các hoạt động giám sát trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được nhiều, chưa được quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tiếp xúc cử tri, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, cần phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND và Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri cho đại biểu HĐND thật sự khoa học, bám sát các yêu cầu đổi mới nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ tổ chức và phối hợp tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, trong đó chú trọng vai trò tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri của chính quyền các cấp để thực hiện nhiệm vụ tiếp thu và giải trình các nội dung liên quan tới địa phương. Cách thức điều hành buổi tiếp xúc cần linh hoạt, người điều hành cần định hướng nội dung của từng đợt tiếp xúc cử tri phù hợp, có thể gợi mở vấn đề để cử tri tham gia; chú ý dành nhiều thời gian để cử tri được thể hiện tâm tư, nguyện vọng, đề xuất ý kiến kiến nghị.
Hai là, tiếp tục thực hiện kết hợp tổ chức tiếp xúc cử tri cấp tỉnh và cấp huyện, cấp huyện và cấp xã; tổ chức tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Luôn đổi mới hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri để có nhiều cử tri tham gia, trách tình trạng chỉ có “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”. Xem xét, lựa chọn chuyên đề, lĩnh vực, nhóm đối tượng cử tri, nhóm vấn đề hoặc nội dung cử tri và nhân dân quan tâm, những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương để tổ chức tiếp xúc cử tri. Xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri theo phạm vi, quy mô, nội dung, địa điểm, thời gian phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Ba là, bản thân mỗi đại biểu HĐND cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ tài liệu, nội dung phát biểu trước cử tri theo từng vùng dân cư cho phù hợp. Đặc biệt, là báo cáo trình bày trước hội nghị đảm bảo ngắn gọn, súc tích, đủ nội dung; trình bày báo cáo mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu, dễ nghe thu hút sự chăm chú lắng nghe của cử tri để cử tri hiểu, nắm chắc nội dung mà đại biểu muốn truyền tải đến cử tri, tạo tiền đề tốt cho việc phát biểu ý kiến của cử tri. Mỗi đại biểu phải tự rèn luyện phẩm chất, biết lắng nghe, cởi mở, tiếp thu, giải trình ý kiến kiến nghị của cử tri; phải xác định các nội dung, các vấn đề để báo cáo, để trao đổi, để gợi ý cho cử tri tham gia ý kiến.
Bốn là, bố trí người điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri có năng lực tổ chức, nắm chắc nội dung, trình tự và nhiệm vụ cụ thể hội nghị đặt ra; biết xử lý tình huống linh hoạt, gợi ý thu hút nhiều cử tri phát biểu ý kiến đúng trọng tâm, trọng điểm vào nội dung chương trình đã thông qua; dẫn dắt, định hướng sự đóng góp ý kiến của cử tri đối với chủ trương, chính sách, các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện tốt nội dung tại hội nghị tiếp xúc cử tri.
Năm là, tại hội nghị tiếp xúc cử tri cần có sự tham dự của lãnh đạo chủ chốt địa phương. Thường trực HĐND thống nhất với UBND bố trí, sắp xếp lãnh đạo UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trực tiếp trả lời, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Nâng cao vai trò trách nhiệm giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sáu là, nâng cao chất lượng công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phải đầy đủ, trung thực, có chọn lọc, có tính khái quát cao, tránh trùng lặp, thể hiện rõ ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri, đồng thời gửi kịp thời tới các cơ quan có chức năng giải quyết theo quy định. Để tránh trùng lặp, Thường trực HĐND cần chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp trong việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Bảy là, tăng cường công tác giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND; theo dõi đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời có hiệu quả các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tổ đại biểu HĐND cần quan tâm theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết, trả lời của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các ý kiến, kiến nghị tại địa bàn cử tri mà bản thân đại biểu tiếp xúc, trực tiếp tổng hợp. Chất vấn tại kỳ họp các cơ quan, đơn vị thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.