CTTĐT - Năm 2022 đã đi qua với nhiều sự kiện nổi bật và không ít khó khăn, thách thức. Bằng sự đồng lòng, quyết tâm, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Những kết quả đạt được trong năm qua đã và đang tạo động lực, niềm tin để Yên Bái vững bước vào mùa xuân mới với kỳ vọng gặt hái được thành tựu rực rỡ hơn.
.
Năm 2022 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bước vào thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội. Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng tăng khá so với năm 2021. Kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn đạt 8,62%, xếp thứ 8/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt 5,95%, cao nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Năm 2022, có 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 100% kế hoạch, đứng thứ 02/14 các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; lũy kế, toàn tỉnh có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 66% tổng số xã toàn tỉnh, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong Vùng về xây dựng nông thôn mới. Trong năm công nhận 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bằng 100% kế hoạch, lũy kế toàn tỉnh có 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…
Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là trong các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 ước đạt 15.540 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch, tăng 9,1% so với năm 2021.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi, có mức tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung, tăng 13,0% so với cùng kỳ, đứng thứ 6/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 31,4%; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.600 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 19.201 tỷ đồng, bằng 101,1% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ, xếp thứ 6/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ...
Hoạt động du lịch tiếp tục phục hồi và tăng khá, tỉnh đã triển khai Kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch năm 2022, chương trình kích cầu du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; khởi động các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách; tiếp tục giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc của Yên Bái để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo sinh kế cho người dân địa phương. Đặc biệt, đã tổ chức đón nhận bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xoè Thái” vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại tạo sự lan toả mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc trong nhân dân và du khách, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Số lượt khách du lịch ước đạt 1.588.900 lượt khách, bằng 144,4% kế hoạch, gấp 2,0 lần so với năm 2021; doanh thu du lịch ước đạt 1.100,6 tỷ đồng, bằng 130,2% kế hoạch, gấp 2,2 lần so với năm 2021.
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được nâng lên. Đã huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước giảm 5,05% so với năm 2021, trong đó, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%; huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng; công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, không xảy ra các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người…
Những kết quả đạt được của năm 2022 đã tạo khí thế mới, động lực mới, củng cố thêm niềm tin của dân với Ðảng; là cơ sở quan trọng để tỉnh Yên Bái phấn đấu đạt những mục tiêu cao hơn trong năm mới 2023.
Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái chào đón năm 2023 với nhiều thời cơ, thuận lợi song thách thức, khó khăn cũng rất lớn. Do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; bên cạnh đó một số dịch bệnh mới xuất hiện dự báo sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ và chưa đủ năng lực để tạo sự bứt phá trong năm 2023, các vấn đề về xã hội - môi trường gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội…
Trước tình hình trên đòi hỏi Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn và có những giải pháp quyết liệt, đột phá để vượt qua thách thức; phát huy tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc; tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định để xây dựng Yên Bái ngày càng giàu mạnh.
Tỉnh Yên Bái tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 11 -NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược; tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tập trung cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng chất lượng, giá trị, đồng bộ, hiệu quả; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; tăng cường thực hiện các giải pháp thu ngân sách; huy động,lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng chuyển đôi số, hạ tầng giáo dục, y tế, hạ tầng xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tính thần của nhân dân; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, phòng, chống thiên tai; củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác nội chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; triển khai tốt các hoạt động đối ngoại, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…
Tin tưởng rằng, với khí thế mới, thời cơ mới, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của nhân dân, tỉnh Yên Bái tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu to lớn và toàn diện hơn nữa trong năm 2023.
6653 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022 đã đi qua với nhiều sự kiện nổi bật và không ít khó khăn, thách thức. Bằng sự đồng lòng, quyết tâm, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Những kết quả đạt được trong năm qua đã và đang tạo động lực, niềm tin để Yên Bái vững bước vào mùa xuân mới với kỳ vọng gặt hái được thành tựu rực rỡ hơn.Năm 2022 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bước vào thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội. Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng tăng khá so với năm 2021. Kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn đạt 8,62%, xếp thứ 8/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt 5,95%, cao nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Năm 2022, có 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 100% kế hoạch, đứng thứ 02/14 các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; lũy kế, toàn tỉnh có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 66% tổng số xã toàn tỉnh, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong Vùng về xây dựng nông thôn mới. Trong năm công nhận 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bằng 100% kế hoạch, lũy kế toàn tỉnh có 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…
Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là trong các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 ước đạt 15.540 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch, tăng 9,1% so với năm 2021.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi, có mức tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung, tăng 13,0% so với cùng kỳ, đứng thứ 6/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 31,4%; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.600 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 19.201 tỷ đồng, bằng 101,1% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ, xếp thứ 6/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ...
Hoạt động du lịch tiếp tục phục hồi và tăng khá, tỉnh đã triển khai Kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch năm 2022, chương trình kích cầu du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; khởi động các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách; tiếp tục giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc của Yên Bái để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo sinh kế cho người dân địa phương. Đặc biệt, đã tổ chức đón nhận bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xoè Thái” vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại tạo sự lan toả mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc trong nhân dân và du khách, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Số lượt khách du lịch ước đạt 1.588.900 lượt khách, bằng 144,4% kế hoạch, gấp 2,0 lần so với năm 2021; doanh thu du lịch ước đạt 1.100,6 tỷ đồng, bằng 130,2% kế hoạch, gấp 2,2 lần so với năm 2021.
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được nâng lên. Đã huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước giảm 5,05% so với năm 2021, trong đó, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%; huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng; công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, không xảy ra các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người…
Những kết quả đạt được của năm 2022 đã tạo khí thế mới, động lực mới, củng cố thêm niềm tin của dân với Ðảng; là cơ sở quan trọng để tỉnh Yên Bái phấn đấu đạt những mục tiêu cao hơn trong năm mới 2023.
Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái chào đón năm 2023 với nhiều thời cơ, thuận lợi song thách thức, khó khăn cũng rất lớn. Do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; bên cạnh đó một số dịch bệnh mới xuất hiện dự báo sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ và chưa đủ năng lực để tạo sự bứt phá trong năm 2023, các vấn đề về xã hội - môi trường gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội…
Trước tình hình trên đòi hỏi Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn và có những giải pháp quyết liệt, đột phá để vượt qua thách thức; phát huy tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc; tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định để xây dựng Yên Bái ngày càng giàu mạnh.
Tỉnh Yên Bái tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 11 -NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược; tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tập trung cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng chất lượng, giá trị, đồng bộ, hiệu quả; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; tăng cường thực hiện các giải pháp thu ngân sách; huy động,lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng chuyển đôi số, hạ tầng giáo dục, y tế, hạ tầng xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tính thần của nhân dân; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, phòng, chống thiên tai; củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác nội chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; triển khai tốt các hoạt động đối ngoại, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…
Tin tưởng rằng, với khí thế mới, thời cơ mới, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của nhân dân, tỉnh Yên Bái tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu to lớn và toàn diện hơn nữa trong năm 2023.