CTTĐT - Những ngày này, bà con đồng bào vùng cao ở xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải đang tập trung thu hoạch rau mầm đá bán ra thị trường với hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp gần Tết Nguyên đán.
Bà con nông dân thu hoạch rau mầm đá ở Nậm Khắt
Mầm đá là một loại rau họ thuộc họ rau cải, ưa khí hậu lạnh, nhất là thời tiết rét đậm, có sương muối, có khả năng chống chịu khí hậu rét đậm, rét hại rất tốt. Trước đây, loại cây này chỉ trồng tại Sa Pa (Lào Cai). Nhận thấy thời tiết, khí hậu của Mù Cang Chải có những nét khá tương đồng với Sa Pa nên từ năm 2021, một số hộ dân trên địa bàn xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư vào loại cây này. Loại rau mầm đá khi ăn sẽ mang lại cảm giác vừa giòn, vừa ngọt, vừa mềm, vô cùng ngon miệng. Đặc biệt, loại rau mầm đá có đặc điểm thời tiết càng lạnh thì rau càng ngon. Mùa sinh trưởng của cây rau mầm đá thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 3 hằng năm. Trung bình mỗi cây rau mầm đá có trọng lượng 1 - 2 kg.
Từ tháng 10/2021, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đã đưa cây mầm đá vào trồng thử nghiệm tại xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải. Sau khi thử nghiệm, toàn bộ diện tích cây trồng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy đây là mô hình cần được nhân rộng nên trong năm 2022, hợp tác xã đã đưa vào trồng 4 ha rau mầm đá.
Anh Hoàng Văn Nối - Thành viên hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết: Ở đây chúng tôi vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm. Qua một năm đưa vào thử nghiệm, đến nay, hợp tác xã đã nắm chắc quy trình kỹ thuật trồng loại rau này, từ đó chúng tôi mới liên kết với người dân địa phương mở rộng diện tích trồng. Năm nay sản lượng thu hoạch rau mầm đá rất tốt, mỗi vụ đạt 30 tấn/ha. Hiện nay cây trồng này chủ yếu xuất bán cho các tỉnh lân cận như: Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội... với giá bán 20 - 30 nghìn đồng/kg. Để thực hiện được dự án trồng cây mầm đá tại Nậm Khắt, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của nhân dân trong việc thuê đất trồng lúa với giá 40 triệu đồng/ha/năm.
Sản phẩm rau mầm đá thường cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán nên tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao. Hợp tác xã sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cũng đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng cây theo tiêu chuẩn quy định, có sự đánh giá của các cơ quan chuyên môn nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng và quy chuẩn. Năm nay doanh thu đạt được từ trồng rau mầm đá là 3,5 tỷ đồng. Từ khi cây rau mầm đá được trồng trên mảnh đất này đã góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào vùng cao. Loại cây này đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; thay đổi nhận thức, phong tục, thói quen, tập quán sản xuất, chuyển đổi canh tác từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang loại có giá trị kinh tế cao hơn.
Mỗi cây mầm đá có trọng lượng trung bình từ 1 đến 2 kg
Chị Giàng Thị Dở - công nhân làm ở hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết: Trước đây gia đình mình chỉ trồng lúa, nhưng thời điểm lúa gặt rồi chẳng có việc làm. Bây giờ hợp tác xã tạo điều kiện cho mình được vào làm, mình phấn khởi lắm. Vào làm ở đây có thu nhập ổn định để nuôi cả nhà. Mong rằng chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm để mở rộng thêm cây trồng, tạo việc làm cho đồng bào vùng cao.
Hiện nay rau mầm đá được người dân thu hoạch để bán cho các địa phương lân cận
Đến nay, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải tạo việc làm ổn định cho 20 lao động ở địa phương với thu nhập bình quân khoảng 4 đến 6,5 triệu đồng/tháng. Hiện Hợp tác xã đang tiếp tục trồng thêm 120 nghìn bịch nấm hương và nấm dược liệu. Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng, tăng thêm thu nhập để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao.
Đồng chí Thào A Dê - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết: Từ ngày Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cho khoảng 20 lao động làm việc với thu nhập ổn định. Trước đây khi chưa có Hợp tác xã, bà con trong xã phải rời quê hương đi làm ăn xa ở tận Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Nhưng giờ có Hợp tác xã, bà con có việc làm thường xuyên với mức thu nhập bình quân ổn định. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, huyện và tỉnh sẽ tạo điều kiện về chính sách để hợp tác xã tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây, tăng thêm thu nhập để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao.
Món rau mầm đá ở Nậm Khắt - Mù Cang Chải được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà
Những năm gần đây, rau mầm đá thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Khi du lịch ở Mù Cang Chải ngày càng phát triển, du khách biết đến cảnh đẹp ở Mù Cang Chải, món rau mầm đá ở Nậm Khắt - Mù Cang Chải cũng được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà. Đây được coi là cách làm có hiệu quả trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái.
2969 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngày này, bà con đồng bào vùng cao ở xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải đang tập trung thu hoạch rau mầm đá bán ra thị trường với hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp gần Tết Nguyên đán. Mầm đá là một loại rau họ thuộc họ rau cải, ưa khí hậu lạnh, nhất là thời tiết rét đậm, có sương muối, có khả năng chống chịu khí hậu rét đậm, rét hại rất tốt. Trước đây, loại cây này chỉ trồng tại Sa Pa (Lào Cai). Nhận thấy thời tiết, khí hậu của Mù Cang Chải có những nét khá tương đồng với Sa Pa nên từ năm 2021, một số hộ dân trên địa bàn xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư vào loại cây này. Loại rau mầm đá khi ăn sẽ mang lại cảm giác vừa giòn, vừa ngọt, vừa mềm, vô cùng ngon miệng. Đặc biệt, loại rau mầm đá có đặc điểm thời tiết càng lạnh thì rau càng ngon. Mùa sinh trưởng của cây rau mầm đá thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 3 hằng năm. Trung bình mỗi cây rau mầm đá có trọng lượng 1 - 2 kg.
Từ tháng 10/2021, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đã đưa cây mầm đá vào trồng thử nghiệm tại xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải. Sau khi thử nghiệm, toàn bộ diện tích cây trồng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy đây là mô hình cần được nhân rộng nên trong năm 2022, hợp tác xã đã đưa vào trồng 4 ha rau mầm đá.
Anh Hoàng Văn Nối - Thành viên hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết: Ở đây chúng tôi vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm. Qua một năm đưa vào thử nghiệm, đến nay, hợp tác xã đã nắm chắc quy trình kỹ thuật trồng loại rau này, từ đó chúng tôi mới liên kết với người dân địa phương mở rộng diện tích trồng. Năm nay sản lượng thu hoạch rau mầm đá rất tốt, mỗi vụ đạt 30 tấn/ha. Hiện nay cây trồng này chủ yếu xuất bán cho các tỉnh lân cận như: Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội... với giá bán 20 - 30 nghìn đồng/kg. Để thực hiện được dự án trồng cây mầm đá tại Nậm Khắt, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của nhân dân trong việc thuê đất trồng lúa với giá 40 triệu đồng/ha/năm.
Sản phẩm rau mầm đá thường cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán nên tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao. Hợp tác xã sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cũng đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng cây theo tiêu chuẩn quy định, có sự đánh giá của các cơ quan chuyên môn nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng và quy chuẩn. Năm nay doanh thu đạt được từ trồng rau mầm đá là 3,5 tỷ đồng. Từ khi cây rau mầm đá được trồng trên mảnh đất này đã góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào vùng cao. Loại cây này đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; thay đổi nhận thức, phong tục, thói quen, tập quán sản xuất, chuyển đổi canh tác từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang loại có giá trị kinh tế cao hơn.
Mỗi cây mầm đá có trọng lượng trung bình từ 1 đến 2 kg
Chị Giàng Thị Dở - công nhân làm ở hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết: Trước đây gia đình mình chỉ trồng lúa, nhưng thời điểm lúa gặt rồi chẳng có việc làm. Bây giờ hợp tác xã tạo điều kiện cho mình được vào làm, mình phấn khởi lắm. Vào làm ở đây có thu nhập ổn định để nuôi cả nhà. Mong rằng chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm để mở rộng thêm cây trồng, tạo việc làm cho đồng bào vùng cao.
Hiện nay rau mầm đá được người dân thu hoạch để bán cho các địa phương lân cận
Đến nay, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải tạo việc làm ổn định cho 20 lao động ở địa phương với thu nhập bình quân khoảng 4 đến 6,5 triệu đồng/tháng. Hiện Hợp tác xã đang tiếp tục trồng thêm 120 nghìn bịch nấm hương và nấm dược liệu. Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng, tăng thêm thu nhập để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao.
Đồng chí Thào A Dê - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết: Từ ngày Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đi vào hoạt động đã tạo điều kiện cho khoảng 20 lao động làm việc với thu nhập ổn định. Trước đây khi chưa có Hợp tác xã, bà con trong xã phải rời quê hương đi làm ăn xa ở tận Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Nhưng giờ có Hợp tác xã, bà con có việc làm thường xuyên với mức thu nhập bình quân ổn định. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, huyện và tỉnh sẽ tạo điều kiện về chính sách để hợp tác xã tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây, tăng thêm thu nhập để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao.
Món rau mầm đá ở Nậm Khắt - Mù Cang Chải được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà
Những năm gần đây, rau mầm đá thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Khi du lịch ở Mù Cang Chải ngày càng phát triển, du khách biết đến cảnh đẹp ở Mù Cang Chải, món rau mầm đá ở Nậm Khắt - Mù Cang Chải cũng được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà. Đây được coi là cách làm có hiệu quả trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái.
Các bài khác
- Trấn Yên: Thêm 4 xã đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (27/12/2022)
- Trồng hoa mang lại thu nhập cao ở vùng đất khó Mù Cang Chải (27/12/2022)
- Xã An Thịnh, huyện Văn Yên đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 (27/12/2022)
- Văn Yên: Thêm 2 xã đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (23/12/2022)
- Thẩm định xét, công nhận xã Nghĩa Lộ, Thị xã Nghĩa Lộ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 (23/12/2022)
- Xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 (23/12/2022)
- Thẩm định, xét công nhận 2 xã Minh Chuẩn, An Lạc, huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 (21/12/2022)
- Cơ hội cho sản phẩm nông sản, thủy sản Yên Bái vươn xa (20/12/2022)
- Yên Bái thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, giai đoạn 2021 – 2030” (18/12/2022)
- Thêm 2 xã của huyện Văn Chấn đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 (17/12/2022)
Xem thêm »