CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát huy vai trò phòng hộ của rừng, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện Chỉ thị số 8733/CT-BNN-TCLN ngày 23/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.
Năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, biến động phức tạp của thị trường thế giới tác động đến sản xuất nông lâm nghiệp và xuất khẩu lâm sản, nhưng các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 15.861 ha, đạt 102,3% kế hoạch giao và trồng 5,77 triệu cây xanh phân tán; tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định 63%, đứng thứ 6 toàn quốc về độ che phủ của rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 146.463,0 triệu đồng.
Nhằm phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, đồng thời chủ động chuẩn bị tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,… theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án trọng điểm khác của lĩnh vực lâm nghiệp.
Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây và ra quân trồng rừng vào ngày 27/01/2023 (Tức ngày mồng 06 tháng giêng năm Quý Mão).
Giao Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa điểm, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 trên địa bàn huyện đảm bảo thiết thực và tiết kiệm; mời các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tham dự.
Việc tổ chức phát động Tết trồng cây và ra quân trồng rừng cần phải thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. Quan tâm trồng cây xanh phân tán ở cả khu vực đô thị và nông thôn, tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh, sạch đẹp.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và các quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Quản lý chặt chẽ theo đúng quy định về quản lý rừng đối với diện tích quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và diện tích rừng của các dự án/công trình có chuyển mục đích sử dụng rừng đã được điều chỉnh trong Quy hoạch 3 loại rừng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận hữu cơ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy giá trị đa dạng của rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính.
Kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích tại các Ban quản lý rừng, Công ty, Doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; kiên quyết xử lý vi phạm, thu hồi và buộc khắc phục hậu quả, trồng lại rừng theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh quá trình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng theo quy định, đóng mốc ranh giới để tránh xảy ra lấn chiếm, tranh chấp. Tập trung xử lý dứt điểm diện tích rừng chồng lấn giữa các Ban quản lý rừng, Công ty, các chủ rừng khác và người dân. Chỉ đạo việc cập nhật theo dõi diễn biến rừng kịp thời, sát thực tế. Kiểm tra, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định. Tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã được lực lượng chức năng phát hiện và các cơ quan truyền thông phản ánh.
Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo một cách có hiệu quả.
Trước và sau khi tổ chức thực hiện Tết trồng cây, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình có cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo; kịp thời báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện Tết trồng cây, kết quả tuần đầu, tháng đầu ra quân thực hiện trồng rừng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp báo cáo theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm: Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, xây dựng và tổ chức triển khai các phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo đúng các quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh (Công an, Quân đội, Quản lý thị trường) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn; thường xuyên kiểm tra, điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Rà soát, tổng hợp, đề xuất để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đôn đốc thu đủ tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 và chi trả cho chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ rừng trước dịp Tết Nguyên đán, góp phần khuyến khích, nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, phát huy hiệu quả và lợi ích của dịch vụ môi trường rừng.
Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh tăng cường nội dung, thời lượng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong thực hiện phong trào Tết trồng cây, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phổ biến, vận động các thành viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Chỉ thị này và làm tốt vai trò giám sát của mình.
2740 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát huy vai trò phòng hộ của rừng, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện Chỉ thị số 8733/CT-BNN-TCLN ngày 23/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.
Năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, biến động phức tạp của thị trường thế giới tác động đến sản xuất nông lâm nghiệp và xuất khẩu lâm sản, nhưng các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 15.861 ha, đạt 102,3% kế hoạch giao và trồng 5,77 triệu cây xanh phân tán; tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định 63%, đứng thứ 6 toàn quốc về độ che phủ của rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 146.463,0 triệu đồng.
Nhằm phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, đồng thời chủ động chuẩn bị tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,… theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án trọng điểm khác của lĩnh vực lâm nghiệp.
Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây và ra quân trồng rừng vào ngày 27/01/2023 (Tức ngày mồng 06 tháng giêng năm Quý Mão).
Giao Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa điểm, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 trên địa bàn huyện đảm bảo thiết thực và tiết kiệm; mời các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tham dự.
Việc tổ chức phát động Tết trồng cây và ra quân trồng rừng cần phải thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. Quan tâm trồng cây xanh phân tán ở cả khu vực đô thị và nông thôn, tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh, sạch đẹp.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và các quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Quản lý chặt chẽ theo đúng quy định về quản lý rừng đối với diện tích quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và diện tích rừng của các dự án/công trình có chuyển mục đích sử dụng rừng đã được điều chỉnh trong Quy hoạch 3 loại rừng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận hữu cơ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy giá trị đa dạng của rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính.
Kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích tại các Ban quản lý rừng, Công ty, Doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; kiên quyết xử lý vi phạm, thu hồi và buộc khắc phục hậu quả, trồng lại rừng theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh quá trình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng theo quy định, đóng mốc ranh giới để tránh xảy ra lấn chiếm, tranh chấp. Tập trung xử lý dứt điểm diện tích rừng chồng lấn giữa các Ban quản lý rừng, Công ty, các chủ rừng khác và người dân. Chỉ đạo việc cập nhật theo dõi diễn biến rừng kịp thời, sát thực tế. Kiểm tra, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định. Tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã được lực lượng chức năng phát hiện và các cơ quan truyền thông phản ánh.
Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo một cách có hiệu quả.
Trước và sau khi tổ chức thực hiện Tết trồng cây, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình có cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo; kịp thời báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện Tết trồng cây, kết quả tuần đầu, tháng đầu ra quân thực hiện trồng rừng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp báo cáo theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm: Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, xây dựng và tổ chức triển khai các phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo đúng các quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh (Công an, Quân đội, Quản lý thị trường) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn; thường xuyên kiểm tra, điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Rà soát, tổng hợp, đề xuất để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đôn đốc thu đủ tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 và chi trả cho chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ rừng trước dịp Tết Nguyên đán, góp phần khuyến khích, nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, phát huy hiệu quả và lợi ích của dịch vụ môi trường rừng.
Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh tăng cường nội dung, thời lượng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong thực hiện phong trào Tết trồng cây, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phổ biến, vận động các thành viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Chỉ thị này và làm tốt vai trò giám sát của mình.