CTTĐT - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai hiệu quả các chính sách, nguồn lực từ Trung ương, huy động mọi nguồn lực của địa phương để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Mô hình trồng rau của người dân ở xã Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các địa phương tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội đang thực hiện trên địa bàn để nhân dân nắm bắt. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, phản ánh các hoạt động phát triển sản xuất; mô hình kinh tế hiệu quả; phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; duy trì và thành lập mới các hợp tác xã... trên các phương tiện thông tin đại chúng để triển khai nhân rộng.
Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Các chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi, y tế, nhà ở, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tiền điện, giáo dục - đào tạo... đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Các chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; đời sống của người nghèo, cận nghèo từng bước được cải thiện. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, trong năm 2022, tổng số hộ dân cư tại thời điểm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh là 220.063 hộ. Tổng số hộ nghèo sau rà soát là 28.443 hộ, tương ứng với tỷ lệ hộ nghèo 12,92%; giảm 11.278 hộ nghèo tương ứng với giảm tỷ lệ hộ nghèo 5,15% so với năm 2021.
Để đạt được kết quả trên, trong năm qua, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay các nguồn tín dụng chính sách đối với 24.720 hộ gia đình với tổng doanh số cho vay trên 1.230,457 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó, số khách hàng vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 9.689 hộ với tổng số vốn cho vay là 683,921 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã tập trung giải quyết cơ bản các thiếu hụt về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin, truyền thông cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm học sau đều tăng so với năm học trước. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu; chất lượng một số dịch vụ kỹ thuật cao từng bước được nâng lên. Cụ thể, tỉnh Yên Bái đã thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, học sinh thuộc các cơ sở giáo dục tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, học sinh là người khuyết tật cho tổng số 115.708 lượt học sinh với tổng kinh phí thực hiện trên 353,030 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã huy động các nguồn kinh phí xã hội hoá để khởi công xây dựng 594 căn nhà cho hộ nghèo (bao gồm cả 65 căn nhà do các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ theo Kế hoạch 62-KH/TU giúp đỡ xây dựng) với tổng kinh phí xây dựng: 68,30 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí 8 hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hảo tâm: 18,33 tỷ đồng; huy động từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư địa phương: 49,97 tỷ đồng. Đến nay, đã hoàn thành 515 căn, đang thi công 796 căn. Đến hết năm 2022 hoàn thành toàn bộ 594 căn.
Cùng với đó, người dân ở vùng khó khăn được hưởng chính sách về bảo hiểm y tế, chính sách về tiền điện. Toàn tỉnh đã đóng hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho 392.894 đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn…với tổng kinh phí hỗ trợ là 314,4 tỷ đồng. Các địa phương đã lập, thẩm định danh sách và chi trả trợ cấp tiền điện cho 44.082 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí khoảng 29,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, người dân ở vùng khó khăn còn được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã tiếp nhận, thẩm định và giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho 10.519 đối tượng. Đến thời điểm tháng 12/2022, toàn tỉnh hiện có 31.613 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tổng kinh phí chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng năm 2022 ước đạt 185,34 tỷ đồng. Cũng trong năm qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ khẩn cấp cho 88 cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn rủi ro bất khả kháng với tổng kinh phí 1.180 triệu đồng. Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh đã quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, tận tình 147 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể đảm bảo cuộc sống tại cộng đồng.
Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đưa ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước là 3,5%; Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm so với năm trước 1,22%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và địa phương về giảm nghèo bền vững, đa chiều. Tập trung thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo; ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; tạo điều kiện để người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao vai trò, phát huy tính chủ động của địa phương, hạn 23 chế tính ỷ lại, huy động được các nguồn lực tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, tự trọng, chủ động vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo; thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tổ chức thực hiện hiệu quả, đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội; chú trọng công tác chăm sóc, phát huy người cao tuổi; công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật; thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm cho mọi người dân bị thiệt hại về do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro bất khả kháng đều được trợ giúp đột xuất kịp thời; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức trợ giúp dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng yếu thế vượt qua hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
2546 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai hiệu quả các chính sách, nguồn lực từ Trung ương, huy động mọi nguồn lực của địa phương để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các địa phương tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội đang thực hiện trên địa bàn để nhân dân nắm bắt. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, phản ánh các hoạt động phát triển sản xuất; mô hình kinh tế hiệu quả; phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; duy trì và thành lập mới các hợp tác xã... trên các phương tiện thông tin đại chúng để triển khai nhân rộng.
Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Các chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi, y tế, nhà ở, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tiền điện, giáo dục - đào tạo... đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Các chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; đời sống của người nghèo, cận nghèo từng bước được cải thiện. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, trong năm 2022, tổng số hộ dân cư tại thời điểm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh là 220.063 hộ. Tổng số hộ nghèo sau rà soát là 28.443 hộ, tương ứng với tỷ lệ hộ nghèo 12,92%; giảm 11.278 hộ nghèo tương ứng với giảm tỷ lệ hộ nghèo 5,15% so với năm 2021.
Để đạt được kết quả trên, trong năm qua, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay các nguồn tín dụng chính sách đối với 24.720 hộ gia đình với tổng doanh số cho vay trên 1.230,457 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó, số khách hàng vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 9.689 hộ với tổng số vốn cho vay là 683,921 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã tập trung giải quyết cơ bản các thiếu hụt về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin, truyền thông cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm học sau đều tăng so với năm học trước. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu; chất lượng một số dịch vụ kỹ thuật cao từng bước được nâng lên. Cụ thể, tỉnh Yên Bái đã thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, học sinh thuộc các cơ sở giáo dục tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, học sinh là người khuyết tật cho tổng số 115.708 lượt học sinh với tổng kinh phí thực hiện trên 353,030 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã huy động các nguồn kinh phí xã hội hoá để khởi công xây dựng 594 căn nhà cho hộ nghèo (bao gồm cả 65 căn nhà do các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ theo Kế hoạch 62-KH/TU giúp đỡ xây dựng) với tổng kinh phí xây dựng: 68,30 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí 8 hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hảo tâm: 18,33 tỷ đồng; huy động từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư địa phương: 49,97 tỷ đồng. Đến nay, đã hoàn thành 515 căn, đang thi công 796 căn. Đến hết năm 2022 hoàn thành toàn bộ 594 căn.
Cùng với đó, người dân ở vùng khó khăn được hưởng chính sách về bảo hiểm y tế, chính sách về tiền điện. Toàn tỉnh đã đóng hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho 392.894 đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn…với tổng kinh phí hỗ trợ là 314,4 tỷ đồng. Các địa phương đã lập, thẩm định danh sách và chi trả trợ cấp tiền điện cho 44.082 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí khoảng 29,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, người dân ở vùng khó khăn còn được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã tiếp nhận, thẩm định và giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho 10.519 đối tượng. Đến thời điểm tháng 12/2022, toàn tỉnh hiện có 31.613 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tổng kinh phí chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng năm 2022 ước đạt 185,34 tỷ đồng. Cũng trong năm qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ khẩn cấp cho 88 cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn rủi ro bất khả kháng với tổng kinh phí 1.180 triệu đồng. Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh đã quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, tận tình 147 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể đảm bảo cuộc sống tại cộng đồng.
Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đưa ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước là 3,5%; Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm so với năm trước 1,22%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và địa phương về giảm nghèo bền vững, đa chiều. Tập trung thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo; ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; tạo điều kiện để người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao vai trò, phát huy tính chủ động của địa phương, hạn 23 chế tính ỷ lại, huy động được các nguồn lực tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, tự trọng, chủ động vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo; thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tổ chức thực hiện hiệu quả, đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội; chú trọng công tác chăm sóc, phát huy người cao tuổi; công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật; thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm cho mọi người dân bị thiệt hại về do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro bất khả kháng đều được trợ giúp đột xuất kịp thời; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức trợ giúp dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng yếu thế vượt qua hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập cộng đồng.