CTTĐT - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ là hoạt động khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Xuân Canh Tý năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào toàn dân tham gia “Tết trồng cây”. Kể từ đó đến nay, Tết trồng cây đã trở thành ngày hội truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tổ chức vào dịp đầu xuân. Hưởng ứng “Tết trồng cây”, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người, mọi nhà, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh lại cùng nhau tham gia phong trào trồng cây thực hiện lời Bác dạy. Trong năm 2022, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 15.861 ha, đạt 102,3% kế hoạch giao và trồng 5,77 triệu cây xanh phân tán; tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định 63%, đứng thứ 6 toàn quốc về độ che phủ của rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 146.463,0 triệu đồng.
Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Quý Mão năm 2023 được tổ chức vào ngày 27/01/2023 (tức mùng 06 tháng Giêng năm Quý Mão) tại thôn Thanh Tú, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn. Trong Lễ phát động, tỉnh Yên Bái tiến hành trồng 3,5 ha cây keo giống. Phấn đấu trong ngày đầu ra quân, tỉnh Yên Bái sẽ trồng được 650 ha, góp phần hoàn thành mục tiêu trồng được 15.500 ha rừng trong năm 2023.
Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng Tết trồng cây
Chủ động xây dựng kế hoạch hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” gắn với ra quân trồng rừng vụ Xuân năm 2023; chuẩn bị đầy đủ cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng đảm bảo chất lượng. Phát động phong trào toàn dân tham gia trồng cây xanh, vận động mỗi người dân trồng từ 01 đến 02 cây xanh trở lên; mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trồng ít nhất 10 cây xanh.
Cùng với đó, triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,… theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án trọng điểm khác của lĩnh vực lâm nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý rừng, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp. Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận hữu cơ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo một cách có hiệu quả.
"Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" là một trong những hoạt động thường niên có ý nghĩa, được tỉnh Yên Bái tích cực tham gia thực hiện mỗi dịp Tết đến, xuân về. Việc làm này góp phần cải tạo môi trường sống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và tạo khí thế thi đua sôi nổi trong những ngày đầu xuân mới.
4240 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Xuân Canh Tý năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào toàn dân tham gia “Tết trồng cây”. Kể từ đó đến nay, Tết trồng cây đã trở thành ngày hội truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tổ chức vào dịp đầu xuân. Hưởng ứng “Tết trồng cây”, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người, mọi nhà, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh lại cùng nhau tham gia phong trào trồng cây thực hiện lời Bác dạy. Trong năm 2022, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 15.861 ha, đạt 102,3% kế hoạch giao và trồng 5,77 triệu cây xanh phân tán; tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định 63%, đứng thứ 6 toàn quốc về độ che phủ của rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 146.463,0 triệu đồng.
Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Quý Mão năm 2023 được tổ chức vào ngày 27/01/2023 (tức mùng 06 tháng Giêng năm Quý Mão) tại thôn Thanh Tú, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn. Trong Lễ phát động, tỉnh Yên Bái tiến hành trồng 3,5 ha cây keo giống. Phấn đấu trong ngày đầu ra quân, tỉnh Yên Bái sẽ trồng được 650 ha, góp phần hoàn thành mục tiêu trồng được 15.500 ha rừng trong năm 2023.
Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng Tết trồng cây
Chủ động xây dựng kế hoạch hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” gắn với ra quân trồng rừng vụ Xuân năm 2023; chuẩn bị đầy đủ cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng đảm bảo chất lượng. Phát động phong trào toàn dân tham gia trồng cây xanh, vận động mỗi người dân trồng từ 01 đến 02 cây xanh trở lên; mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trồng ít nhất 10 cây xanh.
Cùng với đó, triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,… theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án trọng điểm khác của lĩnh vực lâm nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý rừng, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp. Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận hữu cơ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo một cách có hiệu quả.
"Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" là một trong những hoạt động thường niên có ý nghĩa, được tỉnh Yên Bái tích cực tham gia thực hiện mỗi dịp Tết đến, xuân về. Việc làm này góp phần cải tạo môi trường sống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và tạo khí thế thi đua sôi nổi trong những ngày đầu xuân mới.